Sắp diễn ra hội trại STEM trực tuyến
Để thích ứng với tình hình Covid-19 phức tạp và duy trì sân chơi trải nghiệm STEM cho học sinh, Hội Trại Sáng tạo STEM 2021 sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Trong 2 ngày 8, 9-1-2022, sẽ diễn ra Hội Trại Sáng tạo STEM 2021 trực tuyến với sự tham gia của 112 em học sinh đến từ các trường Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn TP Hà Nội.
Hội trại Sáng tạo STEM 2021 thuộc dự án “Tăng cường giáo dục Khoa học tại Việt Nam” – tài trợ bởi Boeing – được Kenan Foundation Asia tổ chức thường niên từ năm 2018. Cách thức tổ chức và các hoạt động của Hội trại năm 2021 đã được điều chỉnh để các em học sinh vẫn có được những trải nghiệm tốt nhất trong điều kiện tham gia trực tuyến. Cụ thể, thay vì tổ chức tập trung tất cả 100 em giống như mọi năm, Hội trại tổ chức thành 4 đợt và nguyên học liệu được gửi tới nhà của từng em để các em thực hiện.
Sản phẩm chính tay các bạn học sinh Trường THCS Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) tạo ra và tham gia thi tại Hội trại sáng tạo STEM năm 2020 – Ảnh: thcstulientayho
PGS-TS Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo – chia sẻ: “Việc tổ chức Hội trại sáng tạo STEM 2021 theo hình thức trực tuyến mở ra những hướng đi đơn giản, trực diện và vẫn rất hiệu quả không chỉ trong các trải nghiệm STEM trực tuyến mà trong cả cách tiếp cận với giáo viên và học sinh, trong tình huống bất khả kháng, bối cảnh phải dạy học trực tuyến, không thể cho học sinh đến trường để học tập như đang phải ứng phó với dịch Covid-19″
Hội trại STEM 2021 vẫn giữ nguyên tinh thần của những năm trước, mong muốn tạo ra một sân chơi, ở đó học sinh được trải nghiệm những hoạt động khoa học, kỹ thuật, vừa giúp nâng cao kỹ năng hợp tác, sáng tạo, giao tiếp, phản biện, vừa xây dựng niềm yêu thích khoa học, kỹ thuật ở các em. Đặc biệt, phần thưởng dành cho các em không phải là hiện vật, mà là những câu chuyện về những thiết kế nổi bật của hãng BOEING nhằm khuyến khích khả năng lãnh đạo, hợp tác, sự sáng tạo, cống hiến vì cộng đồng, và sẵn sàng vượt qua các thử thách về công nghệ.
Thêm vào đó, bám sát chủ trương tận dụng từng cơ hội để đưa giáo dục STEM đến gần hơn học sinh các trường Trung học cơ sở, các thầy, cô giáo hiện đang giảng dạy các môn khoa học tại các nhà trường cũng tận dụng cơ hội này để quan sát, thảo luận xoay quanh việc đưa quy trình thiết kế kỹ thuật 5 bước (Xác đinh vấn đề, Nghiên cứu kiến thức nền, Đề xuất và lựa chọn giải pháp, Thiết kế và thử nghiệm, Báo cáo và điều chỉnh) vào bài dạy và hoạt động STEM trải nghiệm trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đơn giản và có chi phí hợp lý, dễ dàng triển khai tại các trường.
Hội trại nằm trong khuôn khổ Dự án 5 năm “Tăng cường Giáo dục Khoa học tại Việt Nam”, thực hiện bởi Kenan, phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, cùng các Phòng Giáo dục các Quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ và 28 trường trung học cơ sở trên địa bàn các quận nói trên.
Tăng cường giáo dục khoa học tại Việt Nam
Dự án “Tăng cường giáo dục khoa học tại Việt Nam” tài trợ bởi Boeing, được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và giao Vụ Giáo dục Trung học phối hợp cùng tổ chức Kenan Foundation Asia triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025. Dự án tập trung phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở trong việc xây dựng các kế hoạch bài dạy STEM (giáo án) thông qua tập huấn và trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia quốc tế đến từ Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan; Tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên bài học; Dạy học trên lớp và rút kinh nghiệm; và Tổ chức Hoạt động trải nghiệm STEM – Hội trại STEM.
Video đang HOT
Kenan Foundation Asia là một tổ chức phi lợi nhuận trong khu vực, hoạt động hướng tới mục tiêu vì một thế giới mà tất cả mọi người đều được cung cấp kiến thức, công nghệ và kỹ năng để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Năm 2014, Kenan Foundation Asia chính thức mở văn phòng tại Việt Nam, và hiện đang triển khai hai dự án: Dự án Xây dựng cộng đồng bền vững và Dự án Tăng cường giáo dục khoa học tại Việt Nam.
Dạy trực tuyến, giáo viên "kiệt sức" vì hàng trăm áp lực bủa vây
Trong quá trình dạy học trực tuyến, không chỉ phụ huynh, học sinh mệt mỏi mà chính các thầy cô cũng cảm thấy kiệt sức vì phải đối diện với vô vàn áp lực từ nhiều phía.
"Chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như hiện tại"
"Thức dậy vào lúc 6h15 sáng, tranh thủ dọn dẹp cửa nhà, "canh" đúng đến 7h25, tôi đánh thức cô con gái 7 tuổi dậy ăn sáng để kịp cho buổi học trực tuyến.
Con "yên vị" ngồi trước bàn học vào lúc 7h50, cũng là lúc tôi quay trở lại với chiếc máy tính và thực hiện công việc của mình - mở lớp, ổn định sĩ số và triển khai dạy online".
Đó là câu chuyện của nhà giáo Hoàng Ngọc M. (giáo viên cấp 2 tại Thanh Xuân, Hà Nội). Mỗi ngày, trung bình cô M. dạy trực tuyến 6 tiết, chia theo khung giờ sáng, chiều. Mặc dù đã được làm quen với việc dạy online từ năm học trước, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, cô giáo này vẫn tâm sự bản thân gặp không ít áp lực và khó khăn.
"Sau hơn 1 tháng kể từ ngày bắt đầu năm học mới, phụ huynh khắp nơi đều than con học online "mệt phờ". Nhưng kỳ thực, giáo viên cũng vất vả và áp lực không kém, nhiều nhất là áp lực về tốc độ bài giảng.
Tôi dạy 3 tiết mỗi buổi, tuy nhiên, thời gian thực khi dạy online kéo dài phải bằng 4-5 tiết trên lớp do nhiều sự cố phát sinh. Chẳng hạn, gọi học sinh trả lời nhưng em không nghe thấy, phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Có khi đường truyền bất ổn, cô nói trò không nghe nên mất thời gian chỉnh sửa. Đáng ra buổi học sẽ kết thúc vào lúc 10h45, nhưng để đảm bảo lượng kiến thức, bất đắc dĩ, giáo viên phải dạy đến 11h hoặc hơn".
Cũng theo cô M., bên cạnh việc "chạy đua" với thời gian, giáo viên còn "lao tâm khổ tứ" chuẩn bị giáo án để phục vụ việc dạy học trực tuyến. Khi học theo hình thức này, nhà giáo sẽ phải mất từ 2-3 tiếng để thực hiện một bài giảng PowerPoint. Việc học chỉ xoay quanh màn hình máy tính, do đó, yêu cầu đặt lên hàng đầu của một bài giảng điện tử chính là hình thức bắt mắt, hiệu ứng hay; đặc biệt phải cô đọng, ngắn gọn để phù hợp với thời gian quy định trong mỗi tiết học.
Với cô giáo Nguyễn Thị Hòa, giáo viên cấp 1 tại TP.HCM, việc chuẩn bị giáo án cũng mất nhiều thời gian hơn bởi các bài giảng đều phải làm mới.
"Mọi thứ đều cần biên soạn, giáo viên không thể "áp" giáo án dạy trực tiếp dạy online bởi dạy online có sự khắt khe về thời gian; kiến thức từ đó cần được tập trung chứ không dàn trải như dạy trên lớp.
Soạn giáo án điện tử đã vất vả, với những thầy cô đã có tuổi, không quá am hiểu công nghệ, sự vất vả còn tăng lên gấp đôi do phải tự "mò mẫm" với vô số phần mềm, ứng dụng", cô Hòa nhấn mạnh.
Ngoài việc giảng dạy môn Toán, cô Hòa còn đóng vai trò là giáo viên chủ nhiệm. Do đó, áp lực cũng lớn hơn khi nhà giáo này phải đảm nhận hàng trăm công việc không tên khác. Từ việc soạn bài, lập danh sách và báo cáo tình hình của học sinh sau mỗi buổi học với Ban giám hiệu, tới việc trả lời thắc mắc liên quan đến nội dung học tập đến từ phía phụ huynh, học sinh...
Không chỉ học sinh, giáo viên cũng kiệt sức khi phải đối diện với nhiều áp lực trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến.
"Gần đây, tôi hay lo âu, thấp thỏm, đầu óc cứ căng như dây đàn Việc chồng việc, ngày nào cũng làm việc từ 7h sáng đến gần 2h đêm. Thậm chí, công việc và âm báo tin nhắn Zalo còn theo tôi vào giấc ngủ, ám ảnh khôn cùng.
Đôi khi, do quá căng thẳng, tôi cáu gắt, quát nạt con nhỏ. Nhiều lúc, con ngồi học trực tuyến ngay bên, tôi dịu dàng với học trò nhưng lại quay ra mắng con ầm ầm.
Gắn bó với nghề giáo 10 năm, chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như hiện tại. Tôi tin rằng, áp lực của việc dạy học online không phải chỉ của riêng tôi mà còn là tâm sự của rất nhiều giáo viên khác".
Áp lực khi "làm dâu trăm họ"
Không cảm thấy nặng về chương trình hay phương pháp dạy học trực tuyến, song với nhà giáo Trịnh Phương Dung (giáo viên tiểu học tại Nam Định), điều khiến cô căng thẳng nhất chính là áp lực "làm dâu trăm họ" trong những giờ học từ xa.
Theo đó, một lớp học có 40 học sinh, nhưng trong mỗi ô camera hiện trên màn hình, thỉnh thoảng lại hiện hữu gương mặt của phụ huynh học sinh. Đó có thể là bố mẹ, anh chị hay ông bà.
"Tôi trân quý sự quan tâm mà gia đình dành cho việc học của các con. Tuy nhiên, điều này cũng gây cho giáo viên chúng tôi áp lực vô cùng lớn.
Thử tưởng tượng bạn đang ngồi trước màn hình, ở đó có hàng trăm đôi mắt, đôi tai quan sát, lắng nghe từng lời giảng. Rồi đôi khi, Ban giám hiệu cũng dự giờ online một cách đột xuất.
Khi đó, lớp học không chỉ có đối tượng duy nhất là học sinh. Vì vậy, ngôn ngữ, phong cách giảng dạy cũng giáo viên cũng buộc phải điều chỉnh linh hoạt, chỉn chu, phù hợp với tất cả thế hệ. Tức là vừa giảng sao cho trẻ hiểu, đồng thời cũng thể hiện thái độ tôn trọng với phụ huynh, khiến họ hài lòng...".
Cô Dung chia sẻ, đôi khi, do quá lo lắng, trong đầu cô liên tục hiện hữu những câu hỏi: "Làm sao để giảng bài một cách đơn giản nhưng vẫn cuốn hút", "Làm sao để giờ học không gặp sự cố"...
"Căng thẳng hệt như đi thi giáo viên giỏi. Mấy hôm đầu mới dạy online, áp lực lắm. Nhiều lúc đang chợp mắt, nghĩ đến việc mai có tiết dạy thì choàng tỉnh, "lật đật" dậy kiểm tra giáo án xem mình soạn đã tốt chưa.
Hiện tại, áp lực vẫn còn đó, nhưng giảm bớt vì đã dần quen, văn phong khi dạy cũng trôi chảy, mạch lạc", nhà giáo này hài hước chia sẻ.
Cũng theo cô Dung, trong quá trình hỗ trợ con học trực tuyến, nhiều cha mẹ vì yêu thương và mong muốn bảo vệ quyền lợi của con nên đã có sự can thiệp hơi sâu. Điều này vô tình tạo áp lực cho người dạy.
Ví dụ, khi học trực tuyến, con có thể giơ tay 3-4 lần nhưng chỉ được thầy cô gọi 1-2 lần cũng khiến bố mẹ sốt sắng, lập tức góp ý, thậm chí phê bình thái độ dạy học của thầy cô. Tuy nhiên, trên thực tế, một tiết học chỉ dao động từ 30-35 phút; trong khi đó, giáo viên cần phải đảm bảo nội dung và giúp học sinh hiểu bài, không thể gọi hết lượt học sinh cũng như gọi một em được nhiều lần.
"Nhiều lúc, đọc những phản hồi tiêu cực đến từ phía phụ huynh, cảm giác buồn tủi lắm. Nhưng nghĩ đến nụ cười của học sinh, rồi hy vọng về một ngày không xa, được đi dạy trực tiếp trở lại, tôi tự nhủ bản thân cần tiếp tục cố gắng. Cô phấn đấu thì trò mới có quyết tâm".
Đứng trước thực tế này, cô Trịnh Phương Dung mong muốn sẽ nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu từ phía phụ huynh, học sinh cũng như Ban giám hiệu nhà trường. Trong bối cảnh dịch bệnh, lịch trình sinh hoạt, học tập, làm việc thay đổi; cha mẹ và các em học sinh chịu nhiều căng thẳng, nỗi lo. Và những nhà giáo cũng không nằm ngoài vòng áp lực ấy. Do đó, sự bao dung và những lời góp ý chân thành trong thời điểm này sẽ giúp tất cả vượt qua muộn phiền.
"Mong bậc làm cha, làm mẹ hiểu được, học trực tuyến chính là phương pháp an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Và các giáo viên, bằng tất cả chuyên môn và sự tâm huyết, đang cố gắng vận hành giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các con" - cô Dung nhắn nhủ.
Từ 27/12, nhiều trường tại Hà Nội lại chuyển sang học trực tuyến Sở GD&ĐT Hà Nội vừa gửi thông báo tới các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; các trường THPT và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc TP. Hà Nội về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch COVID-19 tại địa bàn. Theo Thông báo số 851/TB-UBND ngày 24/12/2021 của UBND...