Sắp đến thời của thi trên điện thoại, máy tính?
Không chỉ dự kiến thi THPT Quốc gia sau năm 2021, hình thức thi trên máy tính, điện thoại thông minh đã được nhiều nơi áp dụng hiện nay.
Thi online là một xu thế
Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, từ năm 2021 sẽ thí điểm việc thi THPT quốc gia trên máy tính. Phương thức thi này đã được thực hiện tại Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội trong hai năm 2014 và 2015, bên cạnh đó, nhiều trung tâm, hệ thống giáo dục online tổ chức các kỳ thi trên máy tính.
Hiện một số trường THPT đã bắt đầu cho học sinh làm quen với phương thức thi này. Cụ thể là trường THPT Trần Hữu Trang và THPT Nguyễn Du (TP.HCM) đã tổ chức thi kiểm tra trên máy tính, điện thoại thông minh…
Theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội, hình thức thi trên máy tính là một phương thức tốt, nhưng trước khi triển khai cần nghiên cứu kỹ các điều kiện đảm bảo trước khi áp dụng. Cần thí điểm ở một số nơi đủ điều kiện, học sinh đã được làm quen, sau đó tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm, trước khi mở rộng.
Đánh giá về xu thế đào tạo, tổ chức thi theo hình thức online (thi trực tuyến) là một xu thế được nhiều quốc gia áp dụng, bởi khi thi trên máy tính sẽ hạn chế được sự can thiệp theo chiều hướng tiêu cực (sửa bài, nâng điểm) của kỳ thi, TS. Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết: “ Đưa công nghệ vào kỳ thi cần sớm được thực hiện, có sự tham gia của hệ thống ngân hàng câu hỏi, phần mềm quản lý thi có tính bảo mật cao sẽ hạn chế được tiêu cực trong thi cử“.
Video đang HOT
Thi trên máy tính sắp được áp dụng tại kỳ thi THPT Quốc gia sau năm 2021.
Phòng tránh những rủi ro trong tổ chức thi
Đánh giá về hình thức thi online, ông Đặng Quang Hùng – Phó Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, việc tổ chức thi THPT Quốc gia trên máy tính với các đề thi multimedia sẽ giúp đánh giá năng lực thí sinh tốt hơn các đề thi trên giấy. Từ kinh nghiệm tổ chức kỳ thi online trên phạm vi cả nước trong suốt hơn 10 năm qua của chúng tôi có thể thấy, trong giai đoạn đầu quá trình triển khai đã gặp không ít các vấn đề rủi ro từ hệ thống kĩ thuật như: quá tải, tắc nghẽn mạng do lượng lớn thí sinh dự thi cùng thời điểm… bởi mỗi kì thi thử có khoảng 10.000 đến 20.000 thí sinh tham gia.
Tuy nhiên, đối với kì thi như THPT Quốc gia, nếu có sự chuẩn bị tốt, các yếu tố rủi ro hoặc trở ngại có thể kiểm soát được. Do đó, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, cần phải đảm bảo tốt các yếu tố sau: Tính sẵn sàng của thiết bị phù hợp với quy mô và kế hoạch dự kiến; Quy trình và các phương án bảo mật dữ liệu số, trong quy trình tổ chức thi cần phải đảm bảo tính bảo mật xuyên suốt; Các phương án sao lưu, bảo vệ dữ liệu để luôn đảm bảo sự an toàn và toàn vẹn dữ liệu trong mọi tình huống.
“ Theo tôi, khó nhất đó là việc chuẩn bị, chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi sao cho có thể đảm bảo tính công bằng cho từng thí sinh. Cần phải có một ngân hàng đủ lớn để giảm thiểu tính lặp cũng như đề thi có các câu hỏi tương đương nhau đòi hỏi một sự chuẩn bị rất công phu; Cuối cùng, hệ thống thi phải được thiết kế thực sự thân thiện, để mọi học sinh đều có thể dễ dàng sử dụng. Về tổ chức, ban đầu có thể thí điểm trong một số địa bàn hoặc cho phép thí sinh lựa chọn hình thức thi (online hoặc giấy)” – ông Hùng cho biết.
Hiện nay, một số trường THPT triển khai, thí điểm để học sinh làm bài kiểm tra qua điện thoại thông minh, máy tính, theo ông Đặng Quang Hùng, hiện nay, việc sử dụng smartphone, laptop là nhu cầu hiện hữu và thiết thực của mỗi cá nhân, chỉ cần dùng máy tính, điện thoại di động có kết nối với internet thì học sinh hoàn toàn có thể tham gia các khóa học online cũng như khai thác học liệu trên mạng một cách hiệu quả và tích cực.
Do đó, việc học sinh tiếp xúc, sử dụng máy tính hoặc các thiết bị di động phục vụ cho việc học hành đã hình thành từ nhiều năm nay và vẫn tiếp tục gia tăng. Đây cũng là một trong những cách giúp nhà trường và học sinh có thể làm quen và hoàn thiện các kỹ năng kiểm tra, thi cử trên công nghệ.
Theo giadinh.net
Học sinh làm bài khảo sát định hướng nghề nghiệp trên máy tính
Sáng ngày 1/10, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) đã có buổi khảo sát năng lực để định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua phần mềm trên máy tính.
Học sinh khối 10 Trường THPT Nguyễn Du tham gia khảo sát năng lực để định hướng nghề nghiệp
Theo đó, các em sẽ làm một bài trắc nghiệp trong vòng 20 phút trên máy tính. Sau khi làm bài khảo sát, học sinh cho biết, các câu hỏi trắc nghiệm khá đơn giản liên quan đến sở trường, sở thích, thế mạnh về các môn học, thậm chí là sở đoản, ngành nghề yêu thích, mong muốn môi trường làm việc ra sao... và cả câu hỏi về tâm lý.
Học sinh khối 10 được sắp xếp lịch làm bài khảo sát theo từng lớp
Hoàn thành bài trắc nghiệm, phần mềm sẽ cho ra kết quả và có những định hướng về nghề nghiệp phù hợp với mong muốn, sở trường... mà học sinh đã trả lời. Theo các em, việc làm bài khảo sát năng lực trên máy tính rất nhanh gọn, cho ra kết quả ngay lập tức.
Học sinh khối 10 tham gia bài khảo sát năng lực để định hướng nghề nghiệp
Trong năm học trước, nhà trường cũng đã tiến hành khảo sát năng lực học sinh khối 11, khối 12 trên máy tính. Kết quả của bài khảo sát này là một trong những căn cứ để học sinh, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tham khảo nhằm có những tư vấn, hướng nghiệp cho các em lựa chọn ngành, nghề phù hợp trong tương lai.
Hồng Đăng
Theo GDTĐ
Đổi mới thi THPT quốc gia: Học sinh cần được làm quen với máy tính Đề xuất đổi mới thi THPT quốc gia sau năm 2020 của Bộ GDĐT mới đây, trong đó có việc tổ chức thi trên máy tính nhận được nhiều ủng hộ từ dư luận, đồng thời cũng đang đứng trước không ít thách thức. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, việc áp dụng công nghệ thông tin vào kỳ thi là chủ...