Sắp đến ngày lâm bồn, mẹ chồng lên chăm cháu nhưng yêu cầu 1 điều khiến con dâu nghẹn đắng
Ngày dự sinh cận kề, mẹ chồng tôi tất tả ở quê lên chăm con dâu, chăm cháu nội. Thế nhưng yêu cầu của bà đằng sau đó khiến tôi không biết nên ứng xử thế nào cho đúng.
Mong mỏi mãi cuối cùng vợ chồng tôi cũng sắp đón một em Rồng chào đời. Trước khi sinh, tôi cứ lo lắng mãi chẳng biết nếu chồng đi làm, một mình tôi ở nhà chăm con sẽ xoay sở ra sao. Thế nhưng tối hôm trước, mẹ chồng gọi điện lên nói: “Đợt này đi chợ bán hàng kém lắm, chẳng có người mua, mẹ rảnh nên mẹ lên chăm con cho chúng mày”. Tôi mừng quýnh lên, dù trong thâm tâm trước nay tôi chưa từng nghĩ đến việc sẽ nhờ vả, làm phiền đến hai bên nội ngoại.
Hai hôm sau, mẹ chồng tôi đùm dúm đủ thứ từ quê lên phố. Bà mang bao nhiêu rau sạch, trứng gà cho con dâu tẩm bổ. Việc chẳng có gì đáng nói nếu không có một đêm, chồng tôi đi tăng ca về muộn, bà sang ngủ với con dâu. Khi bà buột miệng hỏi han về số của hồi môn lúc cưới nhau, tôi cũng thành thật: “Bố mẹ con có cho 5 chỉ vàng với cả tiền các cô, các bác cho nữa, chắc cũng được gần 100 triệu. Con cứ để trong két, lúc cần thì dùng đến”.
Mẹ chồng tôi nghe chăm chú lắm, bà cũng không nói gì thêm. Hôm sau, trong lúc vừa nấu ăn, vừa dọn dẹp, mẹ tôi bảo: “Mẹ đi chợ có nói chuyện với mấy bà giúp việc hàng xóm cạnh nhà con đấy, người ta lên chăm trẻ con lương tháng toàn 7 triệu cả. Nghĩ mà ham, mẹ ở quê đi bán hàng ngồi cả chiều cũng chỉ nhõn 2 triệu một tháng, đủ tiền rau dưa 2 ông bà già sống qua ngày thôi”.
Thấy mẹ chồng nói vậy, tôi cũng nghĩ ngợi liền bảo: “Mẹ lên chăm con, chăm cháu con yên tâm quá. Mỗi tháng con gửi biếu bố mẹ một ít, mẹ ở đây là giúp chúng con nhiều rồi”. Mẹ chồng tôi liền xua tay: “Thôi tiền nong gì, bà nội ở nhà chơi không chăm được cháu mẹ áy náy lắm. Lên với các con cho yên tâm. Ai lại tính toán với con cháu mình hả con”.
Tôi cười đáp lại, thế nhưng trong suy nghĩ, tôi cũng muốn rạch ròi. Ông bà ở quê tiêu nhiều, thu nhập thì ít, tôi không có dư dả nhưng sẽ gom góp mỗi tháng gửi mẹ chồng 5 triệu để phụ tiền đám hiếu hỉ, chi tiêu ở quê cho ông bà. Thế nhưng câu chuyện trong bữa cơm trưa nay, nghe yêu cầu của bà mà tôi nghẹn đắng họng.
Nhân tiện lúc nhà chỉ có 2 mẹ con, mẹ chồng tôi bảo: “Tiền trông cháu thì mẹ không tính toán, nhưng bố mẹ ở quê cũng muốn sửa sang lại cái bếp cho thoải mái, các con về cũng có chỗ quây quần sạch sẽ. Nhưng đợt này bố mày ốm đau rồi thuốc thang nên chẳng dư được đồng nào. Mẹ lên chăm cháu rồi thì con đỡ gánh nặng kinh tế, nên con đưa mẹ tiền hồi môn để lo việc này. Sáng nay mẹ nói với bố con rồi, chắc ngày mai thợ đến làm ngay”.
Tôi ngớ người, yêu cầu này của mẹ chồng chưa bao giờ tôi ngờ tới. Hóa ra đây là mục đích chính mẹ tôi quyết định lên chăm con, chăm cháu. Bà nhất định không nhận tiền tôi đưa một tháng để “đánh một mẻ” cả tiền hồi môn. Tôi không trả lời luôn, liền bảo với mẹ: “Con sẽ bàn lại với chồng con, dù sao đây cũng là tiền của bên nhà ngoại cho con khi con lấy chồng nữa”.
Video đang HOT
Bà liền đáp ngay như thể sợ tôi sẽ chối: “Con lấy chồng là dâu con nhà này, phân biệt gì nội với ngoại. Bố mẹ cũng đang khó nên mới hỏi vợ chồng con. Tiền này các con cũng là tiết kiệm, đâu phải tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Ở quê nhiều nhà con dâu lấy về gửi hết tiền, vàng cho mẹ chồng. Con thì mẹ để tự giữ, khi bố mẹ cần mới hỏi”.
Tôi lặng người với suy nghĩ của bà. Tôi hiểu ông bà đang khó khăn, cần một khoản để sửa lại nhà. Thế nhưng nếu bà ngỏ ý một cách khác, có lẽ tôi đã thấy thoải mái hơn và bàn với chồng biếu ông bà một ít. Tôi không thích kiểu bà “đánh úp” như thế này, càng không ít cách suy nghĩ quái gở “cái gì của con dâu cũng là của nhà chồng” như thế.
Tôi sắp sinh rồi mà tự dưng mẹ chồng lên lại xảy ra chuyện này làm tôi khó nghĩ quá.
Những dấu hiệu thông báo mẹ bầu sắp sinh
Nếu gần đến ngày dự sinh, khi thấy những dấu hiệu này mẹ nên chuẩn bị để đón bé yêu chào đời.
Sa bụng, bụng bầu tụt xuống: Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi bạn chuyển dạ thực sự. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so (con đầu) dễ nhận thấy nhất.
Các cơn gò tử cung: Các cơn co thắt là dấu hiệu bạn sắp chuyển dạ. Tần suất các cơn co thắt diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.
Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi: Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm cho thai nhi. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho bé yêu chào đời.
Cổ tử cung giãn nở: Cổ tử cung sẽ bắt đầu mở, giãn ra và mỏng đi trong vài ngày hoặc một vài tuần trước khi bạn chuyển dạ nhằm “thông đường” cho bé yêu ra đời.
Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Thực tế là khi sắp sinh em bé, nhiều mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau mỏi vùng lưng hoặc hai bên háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, các dấu hiệu này có thể sẽ rõ ràng hơn.
Vỡ ối: Một trong những biểu hiện sắp sinh dễ nhận biết là vỡ nước ối. Tùy mỗi người mà lượng nước ối có thể chảy ra nhiều hay ít, chảy thành dòng hay nhỏ từng giọt (rỉ ối).
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, sắp sinh, điều quan trọng là mẹ nên chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ trước đó. Đồng thời, trong khoảng thời gian này nên có chồng hoặc người thân ở cùng mẹ bầu để xử trí các vấn đề nhanh nhất.
Mẹ chồng chia cho mảnh đất tiền tỷ để xây nhà, con dâu chỉ muốn ly hôn khi tìm ra một bí mật
Tôi không thể ngờ, mẹ chồng và chồng tôi đã âm thầm làm một chuyện khiến tôi sốc nặng.
Sau vài lời khen ngợi, mẹ chồng cũ bỗng đưa ra lời đề nghị làm một việc làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều.
Từ lúc kết hôn đến nay tôi ở nhà chồng, thấm thoát cũng đã được 6 năm. Trong khoảng thời gian ở nhà chồng, tôi luôn tròn bổn phận người con dâu, người vợ, người mẹ chăm chỉ, vun vén cho gia đình. Mẹ chồng mới đầu không ưa, nhưng về sau bà đã bình thường, tạo điều kiện cho tôi rất nhiều.
Sống ở nhà chồng tuy gó bó, nhưng đổi lại tôi đỡ phải lo lắng về chuyện chỗ ở khi vừa mới kết hôn. Dù sao có mẹ chồng, tôi cũng biết thêm được nhiều thứ mà một người làm dâu như tôi phải có. Tôi luôn tôn trọng mẹ chồng, nhà chồng để được đón nhận và sống yên ổn ở nhà chồng.
Sau những năm tháng toàn tâm toàn ý cho nhà chồng, cuối cùng tôi đã được đền đáp. Mẹ chồng chia đất để vợ chồng xây nhà, tôi có thể thực hiện mong ước ở riêng. Mảnh đất bạc tỷ mà mẹ chồng cho, quả là mơ ước, không biết bao giờ vợ chồng tôi mới có thể mua được. Vậy nên, tôi rất biết ơn mẹ chồng vì bà đã có một việc làm khiến ai cũng tấm tắc khen ngợi.
Suốt 6 năm qua, tôi luôn mong một ngày có thể ra ở riêng, nhất là bây giờ. Ra ở riêng, tôi có thể chăm sóc cho chồng con tốt hơn, sống cuộc sống tự do, chín chắn và trách nhiệm nhiều hơn. Vậy nên những tháng ngày qua tôi không có mua sắm gì cho riêng mình, tiết kiệm từng đồng để thực hiện mục tiêu mua nhà.
Mẹ chồng cho đất xây nhà nhưng lại nhập nhằng chuyện sang tên đất. Ảnh minh họa
Khi mà được mẹ chồng cho đất, tôi đã rút tiền tiết kiệm, cộng với vay mượn thêm tiền bố mẹ đẻ để xây nhà. Mỗi ngày nhìn thấy ngôi nhà của mình càng một hoàn thiện, tôi vui mừng lắm, ngày tân gia sẽ là ngày hạnh phúc của vợ chồng tôi. Đúng là có ngôi nhà đầu tiên có khác, hai vợ chồng rảnh là bàn bạc xem mua sắm cái này, cái kia cho nhà mới...
Nhưng không ngờ, giữa lúc tôi háo hức nhất về ngôi nhà riêng trong mơ của mình thì hụt hẫng phát hiện ra sự thật. Mẹ chồng và chồng đã bí mật với nhau tìm mọi cách để sang tên mảnh đất cho riêng chồng tôi, đồng nghĩa tôi không có chút quyền lợi nào.
Biết điều này tôi rất sốc, qua lời họ hàng nhà chồng kể lại, mẹ chồng tôi đã nói với họ rằng mảnh đất đó chỉ cho hai vợ chồng tôi xây nhà, chưa chuyển tên sở hữu cho vợ chồng tôi. Bà chỉ sang tên trong trường hợp chỉ cho con trai riêng, không phải là cho hai vợ chồng. Vì sợ rằng nếu cho hai vợ chồng, chẳng may ly hôn thì tài sản đó sẽ phải chia đôi.
Mẹ chồng tôi tính toán như vậy khiến tôi ấm ức, bất bình. Nhà thì xây sắp xong, tôi bỏ ra bao nhiêu tiền để xây dựng, còn đi vay mượn bên ngoại. Nếu mẹ chồng không sang tên cho hai vợ chồng thì coi như tôi quá dại dột, mẹ chồng tôi đã "nắm đằng chuôi" như vậy, đúng là có việc gì xảy ra tôi mất trắng tiền bạc, công sức đã bỏ ra. Bản thân chồng tôi cũng nói dối vợ, khẳng định là mẹ cho hai vợ chồng, cứ xây nhà đi rồi sang tên đất sau.
Khi tôi yêu cầu chồng làm rõ việc sang tên đất, chồng tôi bực tức mắng vợ: " Mẹ cho thì cứ về xây nhà và ở đi, nghĩ ngợi làm gì nhiều. Cô cứ sống ngoan ngoãn, tử tế thì chẳng bao giờ có chuyện ly hôn cả. Hay là cô tính toán thiệt hơn với nhà tôi. Nói cho cô biết nhé, không thể qua mặt được tôi và mẹ tôi đâu nhé. Sống không biết điều có ngày bị đuổi ra khỏi nhà, lúc đấy tự trách mình chứ đừng trách tôi không nói trước nhé".
Hụt hẫng sau câu nói của chồng, tôi trách bản thân mình quá dại dột để bây giờ nợ nần thì mình gánh, còn tương lai phụ thuộc vào người khác. Suốt cả tuần nay, tâm trạng của tôi không được tốt, nghĩ nhiều đến tương lai, thậm chí là đặt ra tình huống ly hôn... Tôi phải làm gì để lấy lại số tiền đã dùng để xây nhà để trả lại cho bố mẹ đẻ của tôi? Tôi có nên yêu cầu mẹ chồng họp gia đình để nói rõ về chuyện sang tên mảnh đất đó không? Hãy cho tôi lời khuyên!
Biếu mẹ chồng 3 triệu làm quà 8/3, lời đề nghị của bà khiến con dâu đau đầu suy nghĩ Tôi giờ ở kẹt ở giữa, một bên là mẹ chồng, một bên là bố chồng, không biết phải làm thế nào cho hợp lý. 4 năm về làm dâu nhà chồng, chưa khi nào tôi thấy khó nghĩ như bây giờ. Tôi và mẹ chồng không sống chung (mẹ chồng ở quê còn vợ chồng tôi thuê nhà trên thành phố) nên...