Sập bẫy lừa qua điện thoại, 2 cụ bà mất hơn 12 tỉ đồng
Bị kẻ giả danh CA gọi điện thoại dọa, 2 cụ bà ở TP HCM nhiều lần chuyển tiền cho các đối tượng tổng cộng hơn 12 tỉ đồng.
Một băng tội phạm lừa đảo qua điện thoại bị Công an TP HCM triệt phá
Ngày 5-11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TP HCM cho biết đang phối hợp với Công an tỉnh Lạng Sơn điều tra một đường dây giả danh công an lừa đảo qua điện thoại.
Theo thông tin ban đầu, trưa 13-10, cụ bà Đ.T.T. (80 tuổi, ngụ quận 1) đến phòng giao dịch ngân hàng trên đường Võ Văn Tần (TP.HCM), nộp 1 tỉ đồng vào tài khoản mang tên Lộc Thị Tâm mở tại Lạng Sơn.
Video đang HOT
Nghi ngờ cụ bà nộp tiền cho tội phạm lừa đảo công nghệ cao nên nhân viên ngân hàng cảnh báo nhưng bà cụ vẫn không tin, mang tiền đến một phòng giao dịch khác tiếp tục nộp vào tài khoản trên.
Sau đó, nhân viên ngân hàng đã gọi điện thông báo đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Tham nhũng (PC46) – Công an TP HCM về vụ việc.
Ngay khi nhận được tin báo, các điều tra viên của Đội 8 Phòng PC46 – Công an TP HCM nhanh chóng kết hợp với ngân hàng phong tỏa đầu ra của tài khoản mang tên Lộc Thị Tâm, đồng thời tìm cụ bà T. để xác minh vụ việc.
Cụ T. cho biết trước đó có đối tượng gọi vào số điện thoại bàn nhà cụ, tự xưng là cán bộ Công an TP Hà Nội nói rằng cụ liên quan trong một vụ án đang bị điều tra, yêu cầu cụ chuyển tiền vào những tài khoản được chỉ định để kiểm tra nguồn gốc tiền của cụ, và dọa rằng nếu cụ không nộp sẽ bị bắt giam.
Bản thân là cán bộ nghỉ hưu, con cái cũng là viên chức nhà nước, vì vậy dù không làm gì sai nhưng nghe nói liên quan đến pháp luật, cụ T. ngại ảnh hưởng đến người thân nên đã nhiều lần chuyển tiền tổng cộng 6 tỉ đồng theo yêu cầu.
Cụ bà N.N.T. (79 tuổi, ngụ quận 5, TP HCM) cũng bị mắc bẫy lừa tương tự. Chiều 19-10, qua điện thoại, một người tự xưng là thiếu úy Trần Quốc Tuấn và trung tá Nguyễn Văn Nhật của Công an TP Hà Nội thông báo cụ liên quan một đường dây lừa đảo đang bị cơ quan công an điều tra, yêu cầu cụ chuyển tiền vào tài khoản theo sự chỉ định để xác minh tiền của cụ có liên quan đường dây lừa đảo hay không. Lớn tuổi lại nghe liên quan đến pháp luật, sợ liên lụy con cái nên từ ngày 19-10 đến 21-10, cụ T. đã chuyển 6,6 tỉ đồng theo yêu cầu.
Công an TP HCM đề nghị những người bị lừa với thủ đoạn tương tự đến cơ quan công an gần nhất trình báo trình báo để được giải quyết.
Theo Phạm Dũng (Người lao động)
Mất 500 triệu sau khi nghe cuộc gọi nặc danh
Qua điện thoại, anh P. bị cho liên quan đến đường dây buôn bán ma túy. Lo sợ liên quan đến pháp luật, anh N.V.P đã chuyển 500 triệu đồng vào tài khoản của một người không quen biết. Đến khi phát hiện bị lừa đảo thì số tiền của anh P. chuyển khoản cũng đã biến mất.
ảnh minh họa
Ngày 17.10, Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã tiếp nhận tiếp nhận đơn tố cáo và tiến hành điều tra vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài xảy ra trên địa bàn.
Anh N.V.P (44 tuổi), ngụ tại ấp Nguyễn Huệ 2, xã Quang Trung (Thống Nhất) trình báo với cơ quan điều tra, khoảng 9h, ngày 8/10 anh P. tiếp nhận 1 cuộc điện thoại từ số máy điện thoại bàn của gia đình. Anh P nghe tiếng còi hụ xe cảnh sát đổ liên hồi cùng đó là một giọng đàn ông xưng là cán bộ điều tra của Bộ Công an đang thụ lý điều tra một vụ buôn bán ma túy.
Các đối tượng bị bắt khai anh P là người có liên can và đã chuyển cho anh P một số tiền lớn. Anh P khẳng định không liên quan gì đến sự việc này. Người xưng là công an cầu anh P phải chuyển 500 triệu đồng vào tài khoản của đối tượng này đưa ra và cho biết kết quả điều tra nếu anh P không phạm tội thì sẽ nhận lại toàn bộ số tiền. Nếu anh P không thực hiện thì sẽ bị công an sẽ bắt giam ngay
Lo sợ, anh P đã rút tiền trong ngân hàng và mượn thêm của người thân đủ 500 triệu đồng và chuyển vào tài khoản của đối tượng xưng là công an.
Đến chiều cùng ngày, anh P kể lại sự việc cho người thân thì mới phát hiện bị lừa. Anh yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản đã chuyển tiền vào thì được biết tiền đã bị rút hết.
Theo Đức Minh (Tiền Phong)
Thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo qua điện thoại Thủ đoạn giả danh các cơ quan pháp luật gọi điện thoại đe dọa, lừa đảo người dân chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt không phải là mới, song các đối tượng chủ mưu thay đổi phương thức chiếm đoạt tiền nhằm đối phó với việc điều tra, bắt giữ của cơ quan công an... Kẻ chủ mưu "điều khiển từ...