Sao lễ tri ân của các con lại trở thành bộ phim buồn tẻ?
Con gái tôi học lớp 12 và chuẩn bị dự lễ tri ân. Hôm qua con thỏ thẻ: “Con chỉ mong lễ tri ân của mình không buồn tẻ như anh trai mấy năm trước, mẹ ạ”.
Nhớ mấy năm trước con trai đi dự lễ tri ân về, tôi hỏi: “Vui chứ con? Con kể mẹ nghe nào”. Mặt con nhăn nhó: “Chán lắm mẹ ạ”.
Rồi con than: “Chúng con phải ngồi chờ đại biểu hàng tiếng đồng hồ để rồi cuối cùng chỉ nhận được những bài diễn văn dài dòng. Tri ân gì mà chúng con chẳng được quan tâm, nhà trường chỉ quan tâm đến thành phần đại biểu đến dự thôi ạ”.
Con kể ngồi ở dưới đứa nào cũng làm việc riêng, nói chuyện, cười thả ga mặc kệ thầy cô phát biểu, rồi lấy điện thoại ra chụp hình, rồi ký tên lên áo của nhau để làm kỷ niệm.
Ngay ở hàng ghế đại biểu, cả thầy cô giáo, nhiều người vẫn vô tư nghe điện thoại, nhắn tin tí tách, thậm chí đọc báo, lướt Facebook và chơi điện tử.
Tôi nghe mà băn khoăn, tại sao lại như vậy? Nhân vật chính của buổi lễ là học sinh mà, các em đang muốn được tri ân thầy cô, cha mẹ, nhưng sao người lớn buộc các em phải vào vai những con rối múa theo “chỉ đạo”, biến thành những nhân vật phụ họa cho buổi lễ?
Các em được gì ở buổi lễ tri ân khi mà các em chỉ được nhắc đến ngắn gọn trong bảng thành tích của trường, của lớp, rằng có bao nhiêu em giỏi, khá, bao nhiêu danh hiệu của thành phố, quốc gia mà các em mang về?
Tại sao không kể với các em những câu chuyện ý nghĩa, trả lời các em những điều các em tò mò? Để cho các em được nói lên suy nghĩ, tình cảm, tấm lòng của mình với những người mà các em muốn tri ân, đó có thể là thầy cô, là cha mẹ, bạn bè, cũng có thể là bác bảo vệ, là cô tạp vụ trong trường?
“Con chỉ mong lễ tri ân của mình không trở thành bộ phim buồn tẻ như anh trai mấy năm trước”. Nỗi lòng của con gái cũng là nỗi lòng của người mẹ như tôi, nhưng làm sao để thay đổi?
Video đang HOT
Các con chỉ muốn một lễ tri ân diễn ra đơn giản, chân thành mà sao khó quá?
Theo tuoitre.vn
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Trước khi rời xa mái trường, để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, học sinh lớp 12 cúi đầu quỳ gối nói lời tri ân đấng sinh thành.
Ngày 12/5, hơn 300 học sinh khối 12 trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú, TP HCM) làm lễ tri ân, trưởng thành trước khi rời xa mái trường. Buổi lễ bắt đầu với lời chức sinh nhật và cắt bánh kem mừng các em bước vào tuổi 18 - mốc quan trọng bước vào đời.
Tham dự lễ tri ân trưởng thành, mỗi học sinh tự tay mua hoặc làm một món quà tặng cha mẹ. "Trong suốt một tuần, mỗi khi học xong bài em đều viết để nhớ lại kỷ niệm gia đình. Có những khi không nghe lời, cảm xúc khó nói thành lời đều được viết ra hết trong tập tri ân này. Hôm nay em sẽ gửi lại cho mẹ", Đinh Quốc Hải chia sẻ.
Những bức thư cảm động học sinh viết về đấng sinh thành được đọc vang khắp sân trường. Không giấu nổi xúc động, bà Nguyễn Thị Minh Khánh (Đồng Nai) chạy lên sân khấu ôm chặt lấy con trai.
"Hiếu là đứa con thứ hai, từ nhỏ cháu khó nuôi, có người khuyên nên cho đi nhưng tôi không nghe theo. Để dễ nuôi, tôi đành cho cháu gọi cha mẹ là cậu - mợ. Suốt 18 năm qua cháu chưa từng được gọi ba mẹ cho đến hôm nay...", bà Khánh bồi hồi.
"Ba mẹ em vì cuộc sống khốn khó nên phải đi làm ăn xa, cứ mỗi dịp cuối tuần lại bắt xe đi 500 cây số đến trường thăm em rồi chiều chủ nhật lại lên xe về để đi làm. Chỉ điều đó thôi mà em thấy thương cha mẹ vô cùng", nữ sinh Trần Thị Hiếu Ngân xúc động kể.
Lần lượt từng học sinh xếp hàng ngang, quỳ gối trên sân khấu và gửi đến bậc sinh thành món quà cùng lời tri ân sâu sắc.
Gần 350 phụ huynh, có những người đến từ Hà Nội, Quãng Ngãi, Cà Mau... không quản ngại đường xa để gặp và chứng kiến giây phút trưởng thành của con.
Những món quà, tiếng nói cảm ơn, lời xin lỗi... tưởng chừng khó nói được học sinh gửi đến cha mẹ.
"Đây là năm thứ 8 nhà trường tổ chức lễ tri ân bằng hành động con cái quỳ trước mặt cha mẹ. Nhờ đó các em thấm thía hơn về lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục và có trách nhiệm, đề cao chữ lễ nghĩa hơn", thầy Nguyễn Đình Độ (Hiệu trưởng) chia sẻ.
"Em biết mình có lỗi khiến cha mẹ buồn nhưng em chưa từng nghĩ đến việc sẽ quỳ xuống xin tha thứ. Điều này em khiến em không cầm được nước mắt", một nữ sinh bộc bạch.
Ông Trần Văn Hào (Đăk Nông) rơi nước mắt ôm chặt lấy cậu con trai. "Nhìn con quỳ trước mặt, nói lời cảm ơn, xin lỗi tôi rất hạnh phúc. Lúc trước con tôi ham chơi lắm nhưng hôm nay tôi thật sự tin nó đã lớn khôn", người cha chia sẻ.
Sau buổi lễ này, các bậc phụ huynh lại về quê còn học sinh thì ở lại tiếp tục ôn luyện cho kỳ thi đại học quan trọng sắp tới.
"Món quà này thật ý nghĩa khi chính tay con trai tôi tự làm. Hy vọng, con sẽ có thêm sự tự lập, học hỏi được nhiều điều bổ ích cho hành trang vào đời, bên cạnh những tấm bằng", bà Võ Thanh Kiều (Tiền Giang) cho biết.
Quỳnh Trần
Theo vnexpress.net
Xúc động lễ tri ân và trưởng thành của học sinh lớp 12 "Cha mẹ cho các con một hình hài. Thầy cô cho các con cả một kho tàng kiến thức. Chỉ còn thời gian ngắn, các con sẽ bước vào đời. Phía trước của các con là một thế giới mới, rộng lớn hơn, đầy triển vọng hơn nhưng cũng không kém phần khó khăn, vất vả." Thầy và trò trường THPT Mỹ Xuyên...