Sao có chuyện hiệu trưởng giảng bài giờ chào cờ để lấy tiền?
“ Giảng bài trong giờ chào cờ để lấy tiền”, ai đọc thông tin này chắc đều sốc cả. Là nhà giáo trong ngành có lẽ càng bức xúc hơn, vì những việc làm kỳ quặc của một vị hiệu trưởng.
Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần là quy định đã có từ lâu, tại thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT – BNV, ngày 23/8/2006. Với lại, hiệu trưởng có dạy mới nắm tình hình học sinh sâu sắc, thấu hiểu được công việc giáo viên mình đang làm, những khó khăn họ đang đối mặt…
Đừng biện bạch vì bất kỳ lý do nào, hiệu trưởng mà không đứng lớp thì không nên làm hiệu trưởng.
Giờ chào cờ của học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt. Trường chỉ tổ chức chào cờ 1 buổi/tháng, nhiều thời gian dành cho hiệu trưởng… giảng bài. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhìn học sinh trong giờ chào cờ tại Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), có thể thấy các em còn khó khăn. Ấy vậy mà thầy hiệu trưởng Thuận lại đặt ra nhiều khoản thu quá.
Cái sai của thầy hiệu trưởng Thuận thì đã rõ, nhưng sao lại để những chuyện thế này xảy ra trong nhiều năm học? Sự thanh tra, kiểm tra của cấp ủy, chính quyền địa phương, Sở GD&ĐT phải chăng đã không kịp thời?
Nếu nghiêm khắc, chấn chỉnh kịp thời thì chắc đã không xảy ra tình hình như hiện nay tại trường THPT Võ Văn Kiệt.
Thiết nghĩ cũng cần phân tích thêm, thầy hiệu trưởng Thuận khai khống giờ đứng lớp thì ai duyệt cho thầy? Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, kế toán sao không căn cứ vào những quy định hiện hành trước khi ký duyệt?
Tin chắc, nếu trường thẳng thắn đấu tranh thì thầy hiệu trưởng Thuận không thể tự tung tự tác được. Thiếu kiên quyết đấu tranh, không dám chỉ ra những sai trái, không dám ngăn chặn những hành vi không đúng đó, rõ ràng là có trách nhiệm của những người giúp việc cho thầy hiệu trưởng Thuận.
Lại nữa, có quy định nào mà học sinh chậm đóng tiền thì bị cắt danh hiệu học sinh tiên tiến? Việc khen thưởng được quy định rõ ràng tại thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12-12-2011 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Thông tư này chắc chắn không chỉ hiệu trưởng biết mà tất cả giáo viên đều biết. Vậy tại sao lại để xảy ra chuyện nói trên?
Buồn cho thầy hiệu trưởng Thuận, và chắc chắn đây cũng là sự xấu hổ không chỉ của tập thể thầy cô trường THPT Võ Văn Kiệt, mà cả cho ngành giáo dục phổ thông nữa. Phụ huynh, học sinh sẽ nghĩ gì về hình ảnh người thầy? Một sự vào cuộc thẳng thắn, đồng lòng của tập thể thầy cô giáo, tin chắc không hiệu trưởng nào dám làm sai.
Việc cần làm ngay lúc này là, với những sai phạm đã rõ, cần tạm thời đình chỉ công tác của thầy hiệu trưởng Thuận, giúp thầy có thời gian kiểm điểm sâu sắc trách nhiệm của mình.
Hiệu trưởng là công chức, thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GD&ĐT, vì vậy buổi họp đề xuất hình thức kỷ luật với thầy hiệu trưởng Thuận phải được cấp phó điều hành và có quyết định của Sở GD&ĐT.
Song song với việc này, cần trao đổi rõ tình hình với phụ huynh, học sinh. Nhà trường nhận lỗi và nêu hướng khắc phục. Những khoản thu sai phải hoàn trả ngay cho phụ huynh học sinh. Biết là số tiền này cũng lớn nhưng danh dự, uy tín của nhà trường, của thầy cô còn lớn hơn.
Cần khẩn trương khắc phục những hậu quả do việc làm sai trái của thầy hiệu trưởng Thuận gây ra, tính toán tiếp theo về công tác cán bộ tại nhà trường.
Và hơn thế, là việc ổn định tâm thế, tư tưởng của đội ngũ giáo viên, nhân viên tại trường THPT Võ Văn Kiệt. Đội ngũ này có yên tâm thì mới nói chuyện dạy tốt, học tốt được.
Theo Hà Giang/Tuổi Trẻ
Hiệu trưởng giảng bài trong giờ chào cờ để lấy tiền
Thanh tra Sở GD&ĐT Gia Lai xác định, với cương vị người đứng đầu Trường THPT Võ Văn Kiệt, ông Thuận có hàng loạt sai phạm về công tác thu chi tài chính.
Ông Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai - cho biết đã yêu cầu Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) họp đề xuất hình thức kỷ luật đối với ông Trần Văn Thuận - Hiệu trưởng nhà trường - và các cá nhân liên quan nhiều sai phạm tại trường này.
Thanh tra Sở GD&ĐT Gia Lai xác định với cương vị là người đứng đầu nhà trường, ông Thuận đã có hàng loạt sai phạm về công tác thu chi tài chính, lạm quyền tự ý đưa người bên ngoài vào làm việc rồi chi trả lương sai quy định, không đứng lớp nhưng vẫn kê khống để nhận tiền phụ cấp, cắt danh hiệu học sinh tiên tiến đối với học sinh vì chậm đóng học phí...
Trước đó, nhiều cán bộ giáo viên trường này đã làm đơn tố cáo về các sai phạm của hiệu trưởng Trần Văn Thuận.
Không dạy đủ vẫn nhận tiền
Nhiều giáo viên tại Trường THPT Võ Văn Kiệt bức xúc trước việc ông Thuận dù là người đứng đầu nhà trường nhưng lại làm hồ sơ nhận hơn 36 triệu đồng tiền đứng lớp, phụ cấp ưu đãi dành cho nhà giáo.
Giờ chào cờ của học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt. Trường chỉ tổ chức chào cờ 1 buổi/tháng, nhiều thời gian dành cho hiệu trưởng... giảng bài. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Qua kiểm tra Sở GD&ĐT Gia Lai xác định từ năm 2013 - 2015 ông Thuận không đứng lớp đủ số tiết theo quy định.
Cụ thể: năm học 2013 - 2014 ông Trần Văn Thuận không tham gia giảng dạy các môn theo quy định dành cho người quản lý mà lại phân công cho giáo viên khác phụ trách, nhiều môn học ông Thuận không đứng trực tiếp trên lớp để giảng mà tổ chức... giảng tại buổi chào cờ chung toàn trường.
Mỗi buổi chào cờ ông Thuận giảng 40 phút, ngoài việc giảng dạy chuyên môn hiệu trưởng này còn hối thúc giáo viên, học sinh về các khoản thu, yêu cầu đóng đầy đủ. Tuy nhiên lịch trình chào cờ tại Trường THPT Võ Văn Kiệt cũng chỉ được tổ chức 1 lần/tháng, không đúng theo quy định chung.
Năm học 2014 - 2015 ông Thuận được phân công dạy các lớp 12, mỗi tháng dạy năm tiết nhưng số giờ lên lớp của vị hiệu trưởng này cũng không đủ. Dù vậy, cuối các năm học hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt vẫn làm hồ sơ để nhận tiền phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, tổng số tiền ông đã nhận là 36,5 triệu đồng.
Ngoài việc kê khống giờ đứng lớp, nhiều cán bộ giáo viên bức xúc và góp ý về việc Trường THPT Võ Văn Kiệt đưa nhân viên phục vụ vào dạy chuyên môn trong khi nhiều giáo viên của trường lại thiếu tiết.
Trong hai năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015, ông Thuận nhiều lần ra quyết định tiếp nhận ông B.T.S. - là nhân viên phục vụ hợp đồng của nhà trường - vào dạy thể dục 4 tiết/tuần trong khi trường đang có hai giáo viên thể dục.
Giáo viên nhiều lần lên tiếng nhưng không có kết quả. Không dừng lại ở đây, năm học 2014 - 2015 ông Thuận còn tự ý ký hợp đồng giảng dạy trái quy định để tiếp nhận theo dạng hợp đồng đối với sáu giáo viên vào làm việc trong trường.
Thu tiền phụ huynh sai quy định
"Các sai phạm của ông Trần Văn Thuận hết sức nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian dài, sở đã chỉ đạo trường họp đề xuất mức kỷ luật để trình lên sở xem xét, sở sẽ xử lý nghiêm".
Ông Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai
Theo thanh tra Sở GD&ĐT Gia Lai, qua thanh tra đã phát hiện nhiều khoản thu chi bất minh dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng Trần Văn Thuận.
Trong nhiều năm học, Trường THPT Võ Văn Kiệt đã đưa ra các khoản thu như thuê quét dọn vệ sinh nhà trường, chi phí giấy mực in ấn phục vụ thi cử, tiền nước uống của học sinh, tiền "hội phí" phụ huynh thấp nhất là 100.000 đồng/em.
Tuy nhiên các giấy tờ chứng từ liên quan đến công tác thu chi này không rõ ràng, nhiều chứng từ được làm khống, tẩy xóa...
Tất cả được bộ phận kế toán, hiệu trưởng ký duyệt. Trường THPT Võ Văn Kiệt nằm ở địa bàn khó khăn, số lượng con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn nên các khoản thu mà nhà trường áp đặt đã tạo gánh nặng lên các gia đình có con em theo học.
Ngoài các khoản thu trên, Trường THPT Võ Văn Kiệt còn yêu cầu học sinh đóng tiền "hỗ trợ xây dựng cảnh quan", xây hòn non bộ trên 20 triệu đồng trong khuôn viên nhà trường, học sinh khối 12 còn phải đóng tiền "hỗ trợ thi tốt nghiệp" - được nhiều phụ huynh nói hài hước rằng đó là "tiền chống trượt" 100.000 đồng/em.
Sự việc gây bức xúc cho giáo viên đỉnh điểm là học kỳ 1 năm học 2014 - 2015, hai học sinh lớp 10A3 là Nay Wing và Nay Quang chậm đóng tiền đã bị hiệu trưởng chỉ đạo cắt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Theo Thái Bá Dũng/Tuổi Tr
Bạn trai xúi tôi bán dâm lấy tiền tiêu xài Bị phá sản, bạn trai xúi giục tôi bán dâm để giúp đỡ anh vượt qua khó khăn. Sinh ra trong một gia đình khó khăn về kinh tế. Bố tôi quanh năm đau yếu, mẹ thì không có công việc ổn định, tôi thấm thía cảnh nghèo khổ hơn bao giờ hết. Thoát khỏi sự nghèo khổ luôn là khao khát của...