Sáng sớm thức dậy cha mẹ kinh hoàng tột độ khi thấy con gái mới sinh nằm bất động, vô hồn, mềm oặt trong chiếc cũi
Mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc này người mẹ lại không kìm được nước mắt, bởi cô con gái bé bỏng của mình đã chết bởi một hội chứng vô cùng nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Một người mẹ đã cố ngăn những giọt nước mắt khi cô nhớ lại khoảnh khắc đứa con sơ sinh của mình được thấy đã chết trong một chiếc cũi du lịch, chỉ bốn ngày sau khi bé được đưa từ bệnh viện về nhà.
Lúc đó cô Kelly Hardman đến từ Wigan, Greater Manchester (Anh) và chồng mình, anh Michael O’Donnell thức dậy và thấy cô con gái 19 ngày tuổi Lilly-May nằm trong chiếc cũi bên cạnh không có phản ứng gì. Anh O’Donnell đã cố gắng cứu con mình nhưng cô bé được cho là đã chết một giờ sau đó trong bệnh viện.
Các xét nghiệm cho thấy bé Lilly-May đã chết vì Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), hay còn được gọi là “ cái chết trong nôi”. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác cho tình trạng này.
Tại phiên điều trần ở Bolton, cô Hardman, một bà nội trợ đã có một đứa con năm tuổi, cho biết bé Lilly-May chào đời ở tuần thứ 37 vào ngày 7 tháng 11 năm ngoái và nặng 3kg.
Vợ chồng cô Hardman đã mất đi cô con gái yêu 19 ngày tuổi bởi hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
“Con là một người rất đáng yêu, mặc dù bị vàng da một chút”, cô Hardman cho biết. Cuộc điều tra cũng cho bé Lilly-May đã được xuất viện từ Bệnh viện Hoàng gia Wigan trong ngày sau khi sinh và “bé được cho ăn tốt và thường xuyên nhưng bằng cách nào đó bị giảm cân”.
Cân nặng của bé đã giảm xuống còn 2,69kg và đã được đưa trở lại bệnh viện và bé đã tăng cân trở lại thành 2,77kg và được đưa trở về nhà khi tăng thêm 0,1kg.
Vào ngày 26 tháng 11, bé Lilly-May được đặt lên giường trong một chiếc cũi du lịch còn vợ chồng cô Hardman thì ngủ trên ghế sofa bên cạnh.
Cô Hardman cho biết : “Con được cho ăn sau 2 giờ 30 phút sáng và lúc tôi đặt con trở vào cũi thì bé đã ngủ rồi. Con nằm ngửa và chắc chắn đã ngủ vào lần cuối tôi nhìn thấy con. Sau đó, tôi nằm ngả lưng trên chiếc ghế sofa bên cạnh cũi để tôi cũng có thể ngủ một chút. Michael nằm ở phía đối diện bên cạnh tôi”.
Phiên điều trần cho biết anh O’Donnell thức dậy lúc 6.45 sáng và nhìn vào cũi nhưng không thể thấy bé Lilly-May đang thở. Khi anh cúi xuống chạm vào con, thì thấy bé “vô hồn và mềm oặt người”.
Bé Lilly-May qua đời chỉ 3 ngày sau khi từ viện về nhà
Nhà tư vấn mô bệnh học, bác sĩ Rajeev Shukla, người đã kiểm tra em bé sau khi chết cho biết: “Có rất nhiều sự khác biệt trong cách trẻ sơ sinh tăng và giảm cân. Điều này hoàn toàn bình thường.
Chúng tôi đã kiểm tra nhiễm trùng hoặc vi khuẩn nhưng có gì cả. Khi kiểm tra vi-rút và bé đã dương tính với một loại vi-rút có tên là Virus hô hấp đồng bộ (RSV).
Em bé đã tiếp xúc với vi-rút RSV nhưng điều này không thể được coi là nguyên nhân của cái chết. Có rất nhiều cái chết của em bé mà chúng tôi không tìm thấy gì. Thật không may là một số điều không thể được nhìn thấy hoặc phát hiện theo phương pháp hiện tại”.
Video đang HOT
Vào ngày bé Lilly-May qua đời, một người thân cho biết gia đình đã vô cùng “đau lòng” và nói thêm: “Lilly là cô bé xinh đẹp được cả gia đình yêu thương và bé cũng mang lại tình yêu thương đến cho mọi người. Điều này thực sự khiến Michael và Kelly của chúng tôi tan vỡ”.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?
Thuật ngữ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) được sử dụng để mô tả cái chết đột ngột, không giải thích được của một em bé khỏe mạnh, thường là trong vòng sáu tháng đầu tiên của cuộc đời.
Trẻ sơ sinh sinh non hoặc nhẹ cân có nguy cơ bị hội chứng này cao hơn và SIDS phổ biến hơn ở các bé trai.
SIDS thường xảy ra khi em bé ngủ và còn được gọi là “cái chết trong nôi”.
Dịch vụ y Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết ngoài ra có thể còn do có các yếu tố khác góp phần như cha mẹ hút thuốc, bệnh nhẹ hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Thêm nữa còn có sự liên kết giữa việc ngủ chung và hội chứng SID và NHS khuyên cha mẹ không nên ngủ chung giường với em bé.
Lời khuyên của NHS về cách cha mẹ có thể giảm nguy cơ SIDS:
- Không hút thuốc trong khi mang thai hoặc sau khi sinh em bé.
- Không ngủ trên giường, ghế sofa hoặc ghế bành với em bé.
- Đừng để trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh.
- Đặt em bé nằm ngửa khi ngủ.
- Hãy để con ngủ cùng phòng với cha mẹ trong sáu tháng đầu.
- Sử dụng nệm chắc chắn, bằng phẳng, không thấm nước và trong tình trạng tốt.
- Giữ cho đầu của bé không bị che chắn và chăn của không được đắp cao hơn vai của bé.
- Cho con bú sữa mẹ nếu bạn có thể.
Hãy đưa con đi cấp cứu ngay nếu thấy con có những dấu hiệu sau:
- Bé ngừng thở hoặc chuyển sang màu xanh.
- Bé đang cố gắng để thở.
- Bé trong tình trạng vô thức hoặc dường như không biết chuyện gì đang xảy ra.
- Bé không thức dậy.
Nguồn: Mirror
Trẻ sơ sinh nếu không ngủ đủ thì cả mẹ và con sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe
Trẻ thiếu ngủ không đơn giản là chỉ quấy khóc mà sẽ còn nhiều ảnh hưởng về sau nữa, các mẹ rất nên lưu ý.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, ắt hẳn thiếu ngủ là tình trạng chung với các ông bố bà mẹ và ai cũng chỉ mong có thêm vài phút chợp mắt nghỉ ngơi. Trong khi người lớn cần ngủ đủ từ 7 tiếng đến 9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe, trẻ nhỏ còn cần gấp đôi con số đó để phát triển bình thường.
Trên thực tế, trẻ sơ sinh cần từ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày để ngủ. Thế nhưng làm thế nào để biết rằng bé đang ngủ đủ hay chưa khi mà các bé ngủ chẳng theo giờ giấc quy luật gì hết. Bác sĩ nhi khoa Yang Yiling, công tác tại Trung tâm nhi khoa Thomson khuyên ba mẹ theo dõi và cộng dồn số giờ bé ngủ trong ngày để có được bức tranh toàn cảnh nhất. Khi nhận thấy bé chưa ngủ đủ giấc, hãy dỗ dành cho trẻ ngủ tiếp hoặc cho bé ngủ giấc sau dài hơn để bù lại.
Thiếu ngủ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé và sinh hoạt của gia đình. Hãy tìm hiểu những tác hại của việc thiếu ngủ đến các bé cũng như biện pháp giúp con dễ ngủ hơn.
1. Bé hay mệt
Em bé có thể mệt bởi vì thiếu ngủ. Điều này có nghĩa là bé mệt đến mức không thể ngủ được và kích động. Đừng để tình hình đến mức này bởi những em bé bị mệt sẽ không thể ngủ được, mà kể cả có ngủ thì cũng thức dậy rất nhanh.
2. Hay quấy
Không ngủ đủ có thể khiến bé quấy khóc bởi vì con không ngủ đủ số giờ cần thiết để nạp năng lượng. Bé sẽ hay quấy, khóc, không thích phản ứng với xung quanh.
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Bác sĩ Yang cho hay: "Thói quen ngủ thất thường cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ và do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ".
4. Dễ béo phì
Một em bé thiếu ngủ có nguy cơ mắc béo phì khi chưa đến 3 tuổi. Bác sĩ Yang giải thích nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thiếu ngủ và béo phì. Nguyên nhân đầu tiên là: "Rối loạn nhịp độ sinh học gây ra thay đổi mức hooc môn trong đó có cortisol, leptin và ghrelin - những hooc môn có nhiệm vụ điều tiết năng lượng. Sự mất cân bằng làm tăng năng lượng nạp vào so với lượng năng lượng tiêu hao".
Bác sĩ cho biết thêm, thiếu ngủ cũng được chứng minh là có liên quan đến tăng tình trạng gật gù, không ưa hoạt động và ăn đồ giàu calo ở trẻ.
Nhịp độ sinh học là chu kì sinh học điều tiết thời gian thức và ngủ trong ngày.
5. Nguy cơ sức khỏe lâu dài
Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh mãn tính. Bác sĩ Yang cho biết: "Tỉ lệ béo phì và lượng mỡ cao, đặc biệt là mỡ bụng có liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường".
6. Trầm cảm sau sinh
Khi con không ngủ đủ thì ba mẹ cũng phải thức để trông con, do vậy dễ mệt mỏi và áp lực. Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ khiến tình trạng trầm cảm sau sinh ở các mẹ trầm trọng hơn.
Hệ quả của việc bé thức liên tục đáng sợ như vậy. Vậy thì làm thế nào để giúp con ngủ đủ giấc?
Tập cho con thói quen trước giờ ngủ
Tuân thủ thói quen trước giờ ngủ nhất định giúp con ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thói quen trước giờ ngủ sẽ giúp con nhanh ngủ hơn, vì các con biết được mình sắp nghỉ ngơi để ngủ. Bác sĩ Yang khuyên rằng: "Cố gắng thực hiện thói quen trước giờ ngủ càng thường xuyên càng tốt, và sắp xếp các hoạt động gia đình trước giờ đi ngủ đó".
Cho bé tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp các bé nhanh ngủ hơn đấy các mẹ ạ
Bạn có biết rằng tắm nước ấm giúp con dễ ngủ hơn? Tắm nước ấm giúp bé dễ ngủ là vì nhiệt độ cơ thể hạ xuống dần dần sau khi tắm nước ấm. Đồng thời tắm cho con cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể chơi với con, nghĩa là con đã giải tỏa bớt năng lượng rồi!
Tạo ra môi trường thoải mái nhất
Bé nằm ở đâu cũng ảnh hưởng đến việc bé ngủ nhanh hay chậm. Bác sĩ Yang gợi ý môi trường thoải mái là căn phòng tối,yên tĩnh và nhiệt độ mát mẻ. Bạn có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng (âm thanh với các tần số khác nhau).
Nguồn: Smartparent
Có phải bị thoát vị rốn? Bé nhà tôi mới sinh được 2 tuần tuổi. Mỗi lần bé khóc, tôi thấy rốn bé lại lồi ra. Nhiều người nói bé có thể bị thoát vị rốn. Xin hỏi bác sĩ có đúng như vậy không và nếu bị bệnh này có nguy hiểm gì không? Cảm ơn bác sĩ! Trần Thị Lan (Hà Nội) Thoát vị rốn thường khỏi...