Sáng nay, thí sinh đi thi môn Địa với tâm lý thoải mái
Hôm nay, thí sinh bước vào ngày thi thứ hai với môn Địa lý. Đã trải qua “cửa” môn Văn và Hóa nên sáng nay thí sinh đến trường thi với tâm trạng không căng thẳng.
Tại TP.HCM, do là ngày đi làm nên từ sáng sớm, lưu lượng xe tham gia giao thông đông phần nào ảnh hưởng tới việc đi thi tốt nghiệp.
Ở hội đồng thi trường THPT Gia Định, từ 6h sân trường đã đông học sinh, các thí sinh tranh thủ ôn lại bài, xem lại atlat trước khi bước vào phòng thi. Đến giờ vào phòng thi, không ghi nhận trường hợp thí sinh nào quên mang CMND, giấy báo thi, hầu hết đều để điện thoại ở nhà, hoặc cất trong cặp. Atlat được kiểm tra kĩ trước khi mang vào phòng thi.
Hầu hết các thí sinh đều cảm thấy thoải mái với môn thi Địa lý. Khảo sát 15 em, tất cả đều không thi khối C, môn Địa không phải sở trường nhưng nhiều bạn tự tin mình sẽ có được 7 điểm với môn thi này.
Em Nguyễn Thị Kiều Duyên, trường THPT Đông Đô cho biết: “Em thi khối D nên đây là môn em ngại nhất, chứ em không lo điểm thấp. Em đã học thuộc lòng nhiều câu, có câu thuộc lòng, có câu thuộc hiểu nhưng em nghĩ mình chắc chắn trên điểm 5″.
Một nhóm học sinh trường THPT Gia Định thừa nhận môn Địa là môn “khó nhằn” nhất với các bạn. Nhưng không ai cảm thấy lo lắng, theo bạn Lê Thị Ngọc thì “hôm thi thử em được 8 điểm. Nhiều bạn lớp em cũng được điểm trên trung bình nên chúng em khá thoải mái. Nếu có lo xíu thì em sợ phần vẽ biểu đồ, lý thuyết em hy vọng ra phần bảy vùng kinh tế”.
Sáng nay, sĩ tử bắt đầu làm bài từ 7h30, thời gian 90 phút. Ngay sau khi kết thúc môn thi, đề thi sẽ được cập nhật và khoảng 1 tiếng sau đó gợi ý đáp án sẽ được đăng tải để thí sinh tham khảo.
Video đang HOT
Một số hình ảnh thí sinh tại TP.HCM trước khi làm bài môn Địa lý sáng nay:
Học sinh trường GDTX Tôn Đức Thắng xem lại bài.
Hai bạn nam vừa đi vừa ôn chung bài.
Sau ngày thi đầu tiên với môn Văn và Hóa, thí sinh có phần nhẹ nhõm.
Một học sinh cất điện thoại vào cặp, nhiều bạn để điện thoại ở nhà.
Giám thị gọi tên thi sinh vào phòng thi và kiểm tra CMND, phiếu dự thi.
Thí sinh điền thông tin vào giấy thi, mỗi bạn đều mang theo Atlat địa lý và máy tình bên cạnh
Môn Địa thí sinh làm bài trong 90 phút.
NHƯ QUỲNH
Theo Infonet
SGK tiếng Việt lớp 1 phải thể hiện tường minh hơn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
NXB Giáo dục Việt Nam đã chính thức có công văn yêu cầu dừng in ngay cuốn sách Tiếng Việt 1 - tập 2 để sửa chữa lỗi in bản đồ Việt Nam. Cụ thể, tại trang 78 cuốn sách này, có bài tập 2: "Điền vần iêt hay uyêt?", dưới đề bài là bức ảnh minh họa bản đồ Việt Nam, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được thể hiện rõ.
Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Ngô Trần Ái cho biết, sự việc đã được kiểm tra và giải thích: "Diện tích của Bản đồ Việt Nam in trong SGK rất nhỏ (3x5cm). Người vẽ bản đồ có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng vì diện tích của bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, chú thích rõ hơn được". Cũng theo ông Ngô Trần Ái, đây chỉ là hình minh họa cho bài tập điền vần trong SGK Tiếng Việt lớp 1, không phải là một bản đồ hành chính được dạy trong môn Địa lý. Tuy nhiên, ông Ngô Trần Ái cũng thừa nhận: "Lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam đã yêu cầu Ban biên tập chỉnh sửa hình bản đồ Việt Nam trong SGK bằng cách nới rộng diện tích chiều ngang đủ để thể hiện chính xác và tường minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công việc đang được tiến hành và sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất".
Theo ANTD
Đưa Trường Sa - Hoàng Sa vào đề thi Địa lý Kết thúc môn cuối cùng của đợt 2, sĩ tử khối B, D làm bài rất tốt vì đề Hóa và tiếng Anh không quá khó. Trong khi chương trình chuẩn môn Địa khối C đề ra liên quan đến đến Trường Sa - Hoàng Sa. Môn Địa lý: Đề thi thú vị Đề thi Địa lý có câu hỏi về các huyện...