Sáng kiến chống trộm xe siêu độc của chàng thạc sĩ trẻ
Phát minh chống trộm xe của chàng thạc sĩ IT 24 tuổi đã giúp anh chàng thu về hàng trăm triệu đồng.
Tốt nghiệp Thạc sĩ CNTT tại Pháp, chàng du học sinh sinh năm 1989 Đoàn Thiên Phúc trở về Việt Nam và bắt tay thực hiện dự án Thiết bị chống trộm cho xe máy bằng điện thoại di động để phục vụ cộng đồng sau nhiều năm trời ấp ủ.
Bức xúc từ vấn nạn trộm cắp trong xã hội, Đoàn Thiên Phúc đã cho ra đời ý tưởng này từ khi còn là sinh viên trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP HCM. “Hồi đó, vừa mua được chiếc xe mới vài ngày thì bị kẻ gian lấy mất cái thắng đĩa. Từ đó mình nảy sinh ra ý tưởng phải làm cái gì đó để bảo vệ tài sản của mình. Thế là ý tưởng thiết kế chống trộm ra đời”, Phúc chia sẻ.
Chàng trai Đoàn Thiên Phúc và thiết bị chống trộm siêu độc.
Kế đến, Phúc đem ý tưởng của mình đi dự thi và được giải đặc biệt. Mạnh dạn đầu tư để nghiên cứu, anh chàng cùng với một người bạn thân dùng ý tưởng này làm luận văn tốt nghiệp. Qua đó, Phúc được cộng đồng trong và ngoài nước biết đến là “khắc tinh” của kẻ trộm khi đề tài này đạt rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế/
Nhờ sự ủng hộ từ phía thầy cô, bạn bè, ý tưởng của Phúc dần dần hoàn thiện và cho ra đời sản phẩm đầu tiên. “Lúc đó, thiết bị này chỉ có một tính năng duy nhất là định vị mà thôi chứ chưa nhiều công dụng như bây giờ. Sau khi được mọi người đóng góp ý kiến, những tính năng mới được hoàn thiện dần dần”, Phúc giải thích.
Sản phẩm thử nghiệm đầu tay của Phúc được nhiều người gọi điện hỏi mua và một số đơn vị phòng chống tội phạm tìm đến nhờ hỗ trợ công nghệ điều tra phá án. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đặt mua toàn bộ công nghệ hoặc đầu tư vốn để phát triển sản phẩm nhưng Phúc đã từ chối và quyết định cùng bạn bè khởi nghiệp.
Video đang HOT
Thông tin được hiển thị trên Google Map.
Nhờ khả năng quản lý công việc tốt nên Phúc được mọi người tín nhiệm giao giữ chức vụ giám đốc điều hành. Nguồn lực đã có nhưng khó khăn ban đầu với nhóm khởi nghiệp của nhóm bạn trẻ này chính là vấn đề tài chính. “Với ý tưởng độc đáo, sản phẩm tiện ích, mô hình kinh doanh khả thi, nhóm mình đã thuyết phục được Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đầu tư vốn để thành lập công ty”, Thiên Phúc nhớ lại.
Khi lắp ráp thiết bị này vào xe máy, mọi thông tin sẽ được hiển thị rõ ràng qua điện thoại di động của người dùng. Trong ngày hội do Trung tâm hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (BSSC) tổ chức vừa qua, nhiều người dùng thử sản phẩm của Phúc và tỏ ra rất thích thú.
Hiện giá sản phẩm được bán thử nghiệm ở mức 2,5 triệu đồng/thiết bị. Chỉ trong một tháng, 500 thiết bị chống trộm xe máy đã “cháy” hàng ngoài thị trường và thu về hơn 700 triệu đồng. Ngoài ra, rất nhiều đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới đã liên hệ tìm hiểu và đặt mua sản phẩm.
Sau khi lắp ráp thiết bị S-Bike Pro, mọi thông tin về chiếc xe máy của người dùng sẽ được thể hiện rất cụ thể.
Sau thành công của phiên bản đầu tiên, những sản phẩm mới tiếp tục ra đời với chất lượng và tính năng ngày càng cải tiến tuỳ theo sự phản hồi của khách hàng.
“May mắn là nhóm mình ai cũng đam mê về công nghệ nên luôn tìm kiếm những ý tưởng độc đáo. Ngoài ra, tất cả đều có chung một khát vọng nâng tầm công nghệ Việt. Chúng mình mong muốn tạo ra những sản phẩm công nghệ tiện ích, an toàn, giá cả phù hợp và có khả năng sánh tầm với các thiết bị điện tử trên thế giới”, Thiên Phúc tin tưởng.
Lý lịch trích chéo Đoàn Thiên Phúc
D.O.B : 21/1/1989
Hiện đang là Giám đốc điều hành một công ty giải pháp phần mềm.
Sở thích: tìm hiểu công nghệ mới và các thiết bị điện tử
Thành tích: – Luận văn đạt điểm cao nhất của Hội đồng quốc tế đến từ ĐH Québec à Trois-Rivìeres (Canada), ĐH Bernard Lyon 1 (Pháp) và ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP HCM (Việt Nam). – Xuất hiện trên tạo chí công nghệ TechInAsia (Singapore), trang tin tức TreOnline (Mỹ) và các kênh truyền hình của đài BBC (Anh) – Top 5 doanh nghiệp của Vườn ươm Doanh nghiệp trẻ – Giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2012
Theo VNE
Nam Phi: ĐTDĐ ngăn nạn trộm cắp bia mộ
Một thiết bị vi mạch sẽ được cấy vào bia mộ. Nếu các bia mộ bị đục phá bất hợp pháp, vi mạch sẽ kích hoạt một loạt báo động và gửi tin nhắn SMS đến máy ĐTDĐ của các thành viên gia đình người thân của ngôi mộ và các công ty an ninh".
Do nạn trộm cắp bia mộ diễn ra quá tràn làn tại các nghĩa trang ở Johannesburg (Nam Phi), một công ty cho biết họ đã nghiên cứu và phát triển giải pháp công nghệ cao để ngăn chặn tình trạng này. Đó là cung cấp các vi mạch (microchip) cho những người thân. Những vi mạch này có thể được chèn vào trong bia mộ, và chúng sẽ phát ra âm thanh cảnh báo, đồng thời gửi tin nhắn đến ĐTDĐ của người thân nếu chúng bị quấy nhiễu, phá phách.
Chính quyền thành phố Johannesburg cũng đã cho phép gắn vi mạch vào các bia mộ để giúp các gia đình định vị được nơi an nghỉ cuối cùng của người thân yêu trong những khu nghĩa trang rộng lớn và nhiều cây cỏ. Giờ đây, với việc bọn trộm cắp thường xuyên thực hiện hành vi lấy trộm bia mộ vào ban đêm, và những tảng đá cẩm thạch hoặc đá granite dùng để xây bia mộ thường xuyên bị lấy cắp và rơi vào tay những người thợ xấu tính, cơ quan chức năng đang áp dụng công nghệ để ngăn chặn tình trạng này.
Theo Alan Buff, người quản lí các lò thiêu và Công viên Nghĩa trang Thành phố Johannesburg, loại vi mạch mới gắn trong bia mộ do một công ty địa phương phát triển sẽ được đưa vào sử dụng vào đầu năm tới, như một phần của các sáng kiến "thông minh" của thành phố.
Mỗi tháng có gần 20 tấm bia mộ bằng đá cẩm thạch tại 36 khu nghĩa trang công cộng của thành phố bị lấy cắp, mặc dù nghĩa trang luôn có bộ phận an ninh nghiêm ngặt, thậm chí cả cảm biến bao quanh nghĩa trang. Hiện nay, Buff nói thành phố đã cho phép triển hai dự án thí điểm tại hai khu nghĩa trang Avalon và Westpark, và sẽ ứng dụng công nghệ để phát hiện liệu có kẻ gian và cạy phá và lấy cắp bia mộ hoặc các đồ vật giá trị.
"Đây là việc làm mang lại sự an tâm cho các gia đình", Buff nói. "Bia mộ không chỉ là tài sản của các gia đình, nó không chỉ mang ý nghĩa về giá trị vật chất mà còn mang giá trị tâm linh, tinh thần của mọi người dân trong thành phố. Bằng cách gắn vi mạch, hi vọng nạn trộm cắp bia mộ sẽ được xử lí triệt để".
Mark Pringle, giám đốc của công ty địa phương Chaldean Trading 9 Ltd phát triển vi mạch cho biết hệ thống vi mạch này được gọi là Memorial Alert.
"Chúng tôi đặt một thiết bị vi mạch vào bia mộ. Mọi người không thể nhìn hay sờ đến được vi mạch này. Nếu các bia mộ bị đục phá bất hợp pháp, vi mạch sẽ kích hoạt một loạt báo động", ông nói. "Đó là những cảnh báo đầu tiên đối với bọn trộm. Khi âm thanh báo động tắt, một tin nhắn sẽ được gửi đến máy ĐTDĐ của các thành viên gia đình người thân của ngôi mộ và các công ty an ninh".
Công nghệ này có tùy chọn đặt thêm thiết bị theo dõi bên trong, nhưng Pringle cho biết trong đợt lắp đặt đầu tiên, họ sẽ không đưa thiết bị theo dõi vào vì nó làm giảm thời lượng pin và giá cả sẽ trở nên quá đắt đỏ với các gia đình. Nếu các tấm đá bia mộ nặng bị di chuyển sẽ kích hoạt chuông báo động và quan trọng hơn là thiết bị sẽ gửi tin nhắn để thông báo cho gia đình, cơ quan an ninh biết. Pringle nói điều đó là đủ để khiến bọn trộm không dám thực hiện hành vi xấu.
Hệ thống Memorial Alert đã được Nam Phi cấp bản quyền và sẽ chính thức đưa vào sử dụng trong tháng 1/2014. Ngoài ra, Pringle nói hệ thống này cũng đã đăng kí bản quyền ở nước Anh, như vậy ông hi vọng công nghệ sẽ mở rộng ra ngoài Nam Phi, bởi nạn trộm cắp bia mộ là một vấn đề của toàn cầu.
Hiện nay giá của vi mạch và các chi phí liên quan đến hệ thống này chưa được tiết lộ.
Theo ICTnews/Dailymail
Facebook thêm nút "Quyên góp" cho các tổ chức phi lợi nhuận Facebook vừa ra mắt nút "Donate Now" (quyên góp ngay) để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các tổ chức phi lợi nhuận đóng góp từ thiện. Nút này sẽ thu thập các số thẻ tín dụng và các thông tin thanh toán khác để Facebook có thể hỗ trợ các sáng kiến thương mại điện tử. Theo Tech Crunch, 19 đối...