Thiết bị kết nối vệ tinh cho tàu cá chưa phát huy hiệu quả
Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại, nhằm hỗ trợ ngư dân trong quá trình hành nghề trên biển.
Thiết bị này không chỉ giúp cơ quan quản lý có thể biết chính xác vị trí tàu của ngư dân trên biển mà còn giúp ngư dân có thể xác định chính xác ngư trường có nhiều hải sản để đánh bắt, nắm bắt các thông tin dự báo thời thiết…
Thế nhưng, sau một thời gian gắn trên tàu cá của ngư dân, thiết bị này vẫn chưa phát huy được hiệu quả.
Ngư dân Bùi Văn Danh, ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, cho biết, thiết bị kết nối vệ tinh Movimar gắn lên tàu của gia đình anh đã được 6 tháng, nhưng thông tin cần thiết lấy được từ thiết bị này cũng không nhiều. Do không thường xuyên sử dụng nên hiện tại, thiết bị kết nối vệ tinh trên tàu của anh đã bị hỏng.
Xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn có 15 chiếc tàu của ngư dân được gắn thiết bị kết nối vệ tinh Movimar. Nhưng theo các ngư dân, phần lớn các thiết bị này chưa đem lại hiệu quả nhiều cho họ. Thông tin thời tiết không được cập nhật thường xuyên, hệ thống lại thường xuyên bị ngắt kết nối nên việc liên lạc rất khó khăn.
Ngư dân Nguyễn Văn Thành, xã Bình Chánh chia sẻ: Nhiều lúc nhắn tin nhưng không biết tổng đài có nhận được tin hay không.
Dự án gắn thiết bị kết nối vệ tinh Movimar cho ngư dân được Chính phủ Pháp tài trợ và triển khai ở Việt Nam từ 2011, với kinh phí 14,5 triệu Euro. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư. Quảng Ngãi đã gắn 250/305 thiết bị được phân bổ.
Theo ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, hiện hệ thống này trong thời gian hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên chưa phát huy được hết tác dụng. Trong quá trình triển khai lắp đặt ở các địa phương, các nội dung thông tin cung cấp cho tàu cá chưa được cập nhật đầy đủ và ngư dân cũng chưa quen nhiều với phương thức này. Trong thời gian tới, trung tâm quan sát tàu cá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục hoàn thiện qui trình công nghệ cũng như cập nhật các thông tin số liệu để cung cấp cho ngư dân.
Trung tâm quan sát tàu cá tại Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đặt ở Hà Nội là đơn vị điều hành, quản lý hệ thống này. Khi hệ thống đi vào hoạt động, đơn vị điều hành sẽ cung cấp thông tin thời tiết, ngư trường và xử lí các trường hợp cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân. Tuy nhiên, để ngư dân có thể khai thác hết hiệu quả của thiết bị kết nối vệ tinh, cơ quan chức năng cần hướng dẫn chi tiết cho ngư dân sử dụng thiết bị.
Video đang HOT
Theo VietNamPlus
Cận cảnh người lính ứng cứu sóng di động trong bão lớn
Trong những cơn bão dồn dập vừa qua tại miền Trung, khi người dân đi sơ tán thì các nhân viên kĩ thuật của Viettel không quản ngại ngày đêm, mưa gió hay ngập nặng với nhiệm vụ "bằng mọi cách giữ sóng" giúp thông tin liên lạc của người dân thông suốt.
Trung bình 1 ngày sau đợt bão số 10 và bão số 11, các chuyên viên kĩ thuật Trung tâm Viettel Huyện Quảng Trạch phải ứng cứu 20 điểm/ngày. Những người lính này đã quen với việc "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" bởi bão lũ về dồn dập không cho phép họ nghỉ ngơi.
Tại điểm ứng cứu ở thôn Phú Dịu, xã Thượng Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình - một trong những xã bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bão lũ và thường xuyên bị cô lập, đội kĩ thuật Trung tâm Viettel huyện Minh Hoá phải để lại hộp đồ đựng thiết bị ứng cứu để thăm dò tìm cách tiếp cận với trạm trong khi mực nước vẫn còn khá cao để khắc phục sự cố đứt cáp.
Trong đội, Nguyễn Hoàng Tú bơi giỏi nhất, thường được cử bơi qua sông để sang trạm. Ở các tỉnh miền Trung, những người làm ứng cứu thông tin thì phải bơi giỏi, đảm bảo an toàn trong lao động.
Bão về toàn bộ khu vực xã Thượng Hoá đều bị ngập. Ở đây chỉ có duy nhất sóng Viettel, nếu không ứng cứu kịp, toàn bộ địa phương sẽ mất liên lạc và không có phương tiện phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn. Vì thế, mỗi khi có sự cố, đội kĩ thuật của Viettel luôn đặt mục tiêu khắc phục nhanh nhất.
Ứng cứu vùng lũ, người thực hiện phải ngâm mình đối diện với những nguy hiểm từ trong nước lũ nhiều ngày. Nhưng "đâu có việc thì ta cứ đi" bởi theo anh Trương Xuân An, đội trưởng đội kĩ thuật ở đây: "Năm nào cũng chứng kiến bà con mình khổ vì bão lũ, nên bao giờ cũng đặt an toàn mạng lưới lên trên hết. Khi làm cũng thấy sợ, lo vì nguy hiểm luôn rình rập. Nhưng không làm thì mất ăn, mất ngủ. Làm xong rồi thấy rất vui, vui lắm..."
Tại bản Rục, bão chồng bão khiến cho đồng bào bị cô lập hoàn toàn. Đường vào thường bị ngập ở đoạn qua Hung Trâu dài khoảng 2 km, nơi sâu nhất chừng 5m (Hung Trâu, nằm trên con đường độc đạo nối 3 bản người Rục gồm Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ với trung tâm xã). Đây là thung lũng, bốn bề núi cao bao bọc, nên nước lũ đọng lại, thoát rất chậm. Từ xưa đến nay, chỉ cần một trận mưa to là nơi đây là bị chia cắt. Để vào trạm QBH 308 nằm trong bản, anh em đội kĩ thuật Minh Hoá phải đi nhờ đò tiếp tế lương thực của UBND xã Thiện Hoá mất hơn 1km, sau đó đi bộ kèm theo mang vác đồ ứng cứu hơn 3 km, rồi lại gối đầu như thế chừng 5km mới đến được điểm trạm. Đảm bảo thông tin nơi đây là giúp bà con có "con đường" khác đi lại, đó là liên lạc.
Nhân viên Trung tâm kĩ thuật huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình đưa xăng vào trạm QBH250 ở xã Ngư Hóa - địa bàn xa nhất, khó nhất của huyện. Để đảm bảo thông tin liên lạc, mỗi trạm thu phát sóng trọng yếu phải được dự phòng khoảng 200 lít xăng để hoạt động liên tục trong thời gian bị bão lũ chia cắt, mất điện lưới. Lực lượng kỹ thuật cũng được ém sẵn tại đây, túc trực 24/24 để đảm bảo duy trì phát sóng liên tục.
QBH250 là trạm phát sóng đầu tiên và duy nhất ở xã Ngư Hoá nên việc duy trì liên lạc cho trạm được đặc biệt chú ý. Mùa mưa bão, nước sông Trổ dâng cao và chảy xiết, nhiều thời điểm nhân viên kỹ thuật Viettel phải chạy đua với cơn bão để kịp đưa hàng hóa, con người vào trạm an toàn.
Rốn lũ Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) sau bão số 11 vẫn còn ngập trong nước lũ, gây chia cắt đường đi, và làm cô lập nhiều thôn, nhiều xã. Để đến được các thôn biệt lập này trong những ngày đầu sau lũ không còn cách nào khác phải dùng ghe, đò để chống đi.
Đội kĩ thuật Trung tâm Viettel huyện Quảng Điền tìm cách đưa máy nổ qua tuyến đường liên xã theo sông Bồ từ xã Quảng Phước đến xã Quảng An vào trạm TTH 163. Có 3 con đường vào đến trạm nhưng sau lũ cả 3 con đường đều bị cô lập.
Để vào điểm trạm ở xã Quảng Vinh, tỉnh TT Huế, các nhân viên Viettel phải thuê ghe nhỏ của người dân chèo vào. Để đưa xăng và máy nổ ứng cứu đến được trạm, nhân viên kỹ thuật phải thành thạo nhiều kỹ năng khác nhau; và chèo thuyền lai dắt là kỹ năng "bắt buộc".
Tại nhiều điểm ngập, những người lính ứng cứu chỉ có một cách duy nhất để tìm điểm ODF (điểm nối của cáp quang) là phải lặn xuống sâu tìm. Cứ lặn xuống một lúc tìm, lại phải bơi ngoi lên để thở. Sau đó cho mối nối lên phao máy nổ - ứng cứu thông tin hàn quang thông tuyến, treo lên cột, khắc phục xong sự cố. Độc lập tác chiến, một mình giữa sông nước, đêm tối để đi cứu trạm... các nhân viên Viettel đã quen với những tình huống này.
Ngay giữa lúc siêu bão Haiyan đang tiến vào biển Đông, nhận được lệnh phải điều chỉnh lại hướng của anten của trạm biển đảo số hiệu ODN 172 nằm trên đèo Hải Vân đề đảm bảo chất lượng phát sóng, đội kỹ thuật Trung tâm Viettel Quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) sau khi kiểm tra điều kiện thời tiết đảm bảo, lập tức cho xe lăn bánh. Các cán bộ, nhân viên kỹ thuật luôn duy trì công tác ứng trực 24/24 giờ, không được phép lơ là do sau bão thường có mưa lớn, dễ gây mất điện diện rộng. Đây chỉ là một trong những hoạt động thường nhật của "lính" Viettel.
Theo TNO
Internet sẽ có mặt trong 9 tỷ thiết bị điện máy thông minh vào năm 2018 Mạng lưới kết nối Internet Of Things đã mở ra một hướng đi mới trong lịch sử của Internet khi nó không chỉ dừng lại ở khả năng kết nối các thiết bị điện toán lại với nhau mà còn mở rộng kết nối với hàng triệu thiết bị thường nhật khác, từ những chiếc máy bán hàng tự động giản đơn cho...