Sáng dậy phụ nữ có 3 biểu hiện này là đang béo lên mà không biết
Kiểm soát cân nặng luôn là 1 trong những mối quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Muốn biết mình có đang béo lên hay không, buổi sáng ngủ dậy là thời điểm tự kiểm tra tốt nhất.
Chị em nào cũng muốn mình có cân nặng ổn định và thân hình như ý. Đó là lý do mà nhiều phụ nữ bỏ rất nhiều thời gian, công sức để ăn kiêng, tập luyện và thậm chí là nhờ đến sự can thiệp của “dao kéo”.
Tuy nhiên, việc duy trì vóc dáng và cân nặng không phải lúc nào cũng dễ dàng, ngay cả sau khi bạn đã giảm cân thành công. Đôi khi cơ thể bạn có thể đang béo lên một cách âm thầm mà không nhận ra. Vì vậy, nếu cơ thể gửi 3 “tín hiệu” này tới bạn sau khi thức dậy vào buổi sáng thì hãy chú ý hơn tới vóc dáng:
1. Phù nề nhiều
Chúng ta ai cũng từng ít nhất một nhận ra cơ thể mình, nhất là khuôn mặt sưng phù lên sau một đêm ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra do tối hôm trước uống quá nhiều nước, do ăn thừa muối, do dị ứng hoặc một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên, nếu đã loại bỏ những yếu tố này hoặc tình trạng kéo dài nhiều ngày, nặng nhất vào buổi sáng sau đó tự thuyên giảm rồi lặp lại vào sáng hôm sau thì tức là bạn đang béo lên âm thầm.
Phụ nữ bị phù nề nhiều sau mỗi đêm thức dậy thường có xu hướng tăng cân (Ảnh minh họa)
Đặc điểm nhận biết phù nề do béo lên dù cân nặng chưa tăng nhiều là sưng nhiều ở mặt, hoặc trên mặt không có phù nề nhưng trên mí mắt bị phù, bàn tay và bàn chân có dấu hiệu sưng nhẹ.
Đó là do phù nề lâu ngày nên phù thũng – tức tình trạng ứ nước và dịch quá mức khoảng gian bào của cơ thể mà không thể thoát ra ngoài được, khiến bộ phận đó sưng to bất thường. Lâu ngày như vậy sẽ tích dần mỡ trong cơ thể, thời gian dài không giải phóng được thì mỡ sẽ tích tụ ngày một nhiều, gây tăng cân và ảnh hưởng xấu tới cả ngoại hình lẫn sức khỏe.
Táo bón rất có hại cho cơ thể con người, táo bón thường xuyên không chỉ gây tổn hại đến hệ thống đường ruột của người phụ nữ mà còn khiến chất độc và rác thải trong cơ thể không được đào thải kịp thời. Bằng cách này, một số chất độc cùng mỡ nội tạng sẽ bị tích tụ trong cơ thể và khiến chị em béo lên, nổi mụn, nhanh lão hóa.
Video đang HOT
Đặc biệt, nếu nữ giới thường xuyên bị táo bón sau khi thức dậy vào buổi sáng thì đó cũng có thể là dấu hiệu báo trước của việc tăng cân. Tức là lúc này trong cơ thể có quá nhiều độc tố và rác thải, hệ tiêu hóa bị suy giảm, trao đổi chất chậm lại. Chưa kể, táo bón buổi sáng được cho là có liên quan tới rối loạn nội tiết tố. Trong khi đó, rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ tăng cân nhanh, tích tụ nhiều mỡ thừa, nhất là ở bụng và mặt.
Tuy nhiên, táo bón buổi sáng cũng có thể liên quan tới chế độ ăn uống, trạng thái tinh thần căng thẳng. Điểm khác biệt là nó không kéo dài và có thể thay đổi nhanh chóng nhờ điều chỉnh lối sống, tâm trạng.
3. Rất khát nước
Buổi sáng thức dậy sau một đêm dài, cơ thể mất nước vì chuyển hóa và mồ hôi thì việc cảm thấy khát nước cũng là dễ hiểu dù không nhất thiết xảy ra với tất cả mọi người. Nhưng tình trạng đó sẽ không đến mức rất khát, khô miệng, cảm giác phải uống nước ngay lập tức. Trừ trường hợp đêm hôm trước bạn uống rất ít nước, thậm chí không uống nước thì đây có thể là dấu hiệu của việc béo lên âm thầm.
Cứ ngủ dậy là khát nước đến mức khó hiểu có thể do bạn đang béo lên (Ảnh minh họa)
Lý do là nếu cơ thể béo lên thì quá trình trao đổi chất và nội tiết trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhất định và chúng sẽ cần nước để hoạt động, còn chất béo được vận chuyển đến cơ thể để từ từ tích tụ. Vì vậy, cơ thể cũng cần và tiêu thụ nhiều nước hơn, nhất là vào ban đêm. Từ đó gây ra tình trạng khát nước, có thể là thật sự khát nước hoặc cảm giác khát nước giả – rối loạn chuyển hóa do tăng cân hoặc rối loạn nội tiết.
Khát nước nhiều vào buổi sáng do tăng cân thường đi kèm cơ thể phù nề, mệt mỏi, khó thức dậy hơn do tuần hoàn máu cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nên tốt nhất khi thấy cơ thể có bất thường như vậy quá 1 tuần hãy tới bệnh viện thăm khám nhé!
Cách trị nghẹt mũi cho người bệnh viêm xoang
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng gây khó chịu ở người bệnh viêm xoang, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc hàng ngày.
1. Tại sao viêm xoang lại gây nghẹt mũi?
Nghẹt mũi là một triệu chứng điển hình của viêm xoang. Khi các xoang bị xâm nhập bởi virus, vi khuẩn, dị nguyên gây viêm xoang, làm cho niêm mạc mũi bị viêm, phù nề. Đồng thời tăng tiết dịch nhầy ở vùng mũi, lâu dần tích tụ cản trở sự lưu thông của đường thở, khiến cho người bệnh nghẹt mũi.
Trên thực tế, nghẹt mũi là dấu hiệu thường gặp và có xu hướng nặng hơn về ban đêm, nhất là với người bị bệnh viêm xoang khi ngủ. Ở tư thế nằm, lưu lượng máu đến vùng mũi tăng cao, dẫn đến các mạch máu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm mũi tăng lên. Bên cạnh đó, dịch nhầy trong khoang mũi sẽ bị tích tụ lại, không thoát ra được gây cản trở đường thở, dẫn tới việc hít thở của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.
Việc sử dụng các thuốc trị nghẹt mũi có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng, dễ thở hơn.
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng của viêm xoang gây khó chịu ở người bệnh.
2.2. Thuốc nhỏ/xịt mũi chứa glucocorticoid
Thuốc nhỏ/xịt mũi chứa glucocorticoid có tác dụng rất tốt cho tình trạng viêm của niêm mạc mũi, do đó, giúp giảm nghẹt mũi. Các thuốc này bao gồm: Beclomethasone, flunisolide, triamcinolone; fluticasone propionate, fluticasone furoate...
Thuốc xịt trị nghẹt mũi chứa glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng chỉ định, dùng kéo dài, liều cao... có thể gây ra các tác dụng phụ như:
Tại chỗ: Gây chậm quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương, kích ứng niêm mạc mũi, khô mũi, chảy máu cam, viêm/loét vách ngăn mũi. Toàn thân: Loãng xương, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, suy thượng thận, tăng huyết áp, Hội chứng Cushing..., thậm chí có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của trẻ.
2.3. Thuốc kháng histamin trị nghẹt mũi
Thuốc kháng histamin trị nghẹt mũi được dùng trong các trường hợp nghẹt mũi do viêm mũi xoang dị ứng. Các thuốc kháng histamin có thể kiểm soát dị ứng, giảm triệu chứng nghẹt mũi.
- Thuốc kháng histamin đường uống: Thường dùng loratadine, cetirizine, fexofenadine... Tuy nhiên khi uống các thuốc này có thể gây buồn ngủ, nên thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc...
- Thuốc kháng histamin tại chỗ: Được chứng minh là ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thuốc kháng histamin đường uống trong việc kiểm soát triệu chứng như nghẹt mũi và ít gây tác dụng toàn thân. Thuốc có thời gian bắt đầu tác dụng từ 15 đến 30 phút và được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Azelastin là thuốc thuộc nhóm này, được dùng hai lần mỗi ngày. Tác dụng phụ phổ biến nhất với azelastine là mùi vị khó chịu trong miệng ngay sau khi sử dụng. Có thể giảm thiểu tác dụng phụ này bằng cách giữ cho đầu nghiêng về phía trước trong khi phun để ngăn thuốc chảy xuống cổ họng.
2.4. Tinh dầu trị nghẹt mũi
Camphor, menthol dạng lọ/ống hít mũi có thể giúp thông mũi, sát trùng đường hô hấp, giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có tác dụng kích ứng rất mạnh hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Khi hít phải các chất này sẽ làm trẻ ngưng thở do suy hô hấp và sau đó là ngưng tim.
Vì vậy, không nên dùng dầu gió, ống hít có chứa tinh dầu cho trẻ sơ sinh, phụ nữ cho con bú.
3. Dùng thuốc trị nghẹt mũi an toàn
Để giảm các triệu chứng nghẹt mũi , người bệnh cần tuân thủ:
- Không tự ý dùng thuốc, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
- Do các thuốc đều có các tác dụng phụ nguy hiểm nên không tự ý tăng liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Trong thời gian dùng thuốc trị nghẹt mũi nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
7 món ăn sáng khiến bạn tăng cân mất kiểm soát Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất cho cơ thể để bắt đầu ngày mới. Tuy nhiên với rất nhiều người do đặc thù công việc, thời gian... Đã chọn các món ăn sáng tuy ăn rất ít nhưng vẫn bị tăng cân. Vậy buổi sáng nên ăn gì để giảm cân? Bữa sáng quan trọng như nào? Các món...