Sáng 2/7, sĩ tử dự thi Đại học các môn năng khiếu
Với môn Vẽ mỹ thuật, các thí sinh sẽ có thời gian làm bài 240 phút.
Sáng 2/7, các sĩ tử dự thi Đại học các môn thuộc khối thi năng khiếu, gồm khối H, K, M, N, R, S, T.
Sĩ tử tập trung từ sớm
Sáng nay (2/7), gần 1000 thí sinh đã có mặt tại điểm thi trường Đại học Kiến trúc Hà Nội để dự thi phần vẽ đầu tượng trong khuôn khổ khối V. Các thí sinh đều có mặt sớm trước giờ tập trung, không xảy ra tình trạng đến muộn. Với các dụng cụ cần thiết đã được chuẩn bị kĩ càng như bảng, chì,…thí sinh tự tin bước vào trường thi.
Tại điểm Đại học Kiến trúc, trong buổi sáng hôm nay có 32 phòng thi được tổ chức, mỗi phòng có 26 – 28 thí sinh. Phần thi vẽ sáng nay kéo dài 210 phút.
Các sĩ tử trước giờ thi vào trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
Các sĩ tử diện trang phục tự do, khá thoải mái.
Thời tiết tại Hà Nội sáng 2/7 khá mát mẻ.
Sáng nay, các sĩ tử tại ĐH Kiến trúc Hà Nội sẽ dự thi môn vẽ Mỹ thuật.
Tình nguyện viên dán những miếng sticker chúc sĩ tử thi tốt.
Phụ huynh vạ vật chờ con
Tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, nhiều phụ huynh đứng bên ngoài chờ con. Không khí khá căng thẳng, nhiều bà mẹ còn kê đầu lên chân, ngủ một giấc ngon lành.
Đưa có đến trường thi từ sớm, nhiều phụ huynh quyết định đánh một giấc trong lúc con em làm bài thi.
Môn thi sáng ở trường ĐH Kiến trúc TP.HCM khá dài, 240 phút, môn vẽ Mỹ thuật.
1. Khối H
Là khối dành cho các bạn đam mê vẽ, thí sinh dự thi sơ tuyển vào các trường này sẽ học tại các trường như: Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Mỹ Thuật Việt Nam. Các tổ hợp môn xét tuyển bao gồm:
- H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
- H01: Toán, Ngữ văn, Vẽ
- H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
- H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
- H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
- H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
- H06: Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật
- H07: Toán, Hình họa, Trang trí
Video đang HOT
- H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
2. Khối K:
Là khối liên thông đại học dành cho những thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Các môn thi khối K gồm Toán, Lý và môn chuyên ngành đã học ở hệ cao đẳng, trung cấp.
Các ngành nghề khối K thiên về kỹ thuật như: Đồ họa, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử, cơ khí… tại các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định…
3. Khối M:
Là khối để tuyển sinh vào các ngành như giáo viên mầm mon, giáo viên thanh nhạc, các ngành truyền hình, điện ảnh truyền hình tại các trường như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Sân khấu Điện ảnh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương… Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng phát triển từ khối M bao gồm:
- M00: Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát
- M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiêu
- M02: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M04: Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát Múa
- M09: Toán, NK Mầm non 1( kể chuyện, đọc, diễn cảm), NK Mầm non 2 (Hát)
- M10: Toán, Tiếng Anh, NK1
- M11: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
- M13: Toán, Sinh học, Năng khiếu
- M14: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán
- M15: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
- M16: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý
- M17: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử
- M18: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán
- M19: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh
- M20: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý
- M21: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử
- M22: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán
- M23: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh
- M24: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý
- M25: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử
4. Khối N:
Là khối tập trung vào năng khiếu âm nhạc, thí sinh dự thi vào khối này có thể xét tuyển vào các trường như: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Sân khấu Điện ảnh…Tổ hợp các môn xét tuyển phát triển khối này bao gồm:
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
- N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
- N03: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
- N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
- N06: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N07: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N08: Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
- N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề- chỉ huy tại chỗ
5. Khối R và khối S:
Là những khối xét tuyển dựa trên năng khiếu vào các chuyên ngành như: Báo chí, nghệ thuật. Các bạn có thể xem chi tiết tổ hợp môn xét tuyển của khối R và khối S dưới đây:
- R00: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí
- R01: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật
- R02: Ngữ văn, Toán, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật
- R03: Ngữ văn, tiếng Anh, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật
- R04: Ngữ văn, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu Kiến thức văn hóa -xã hội – nghệ thuật
- R05: Ngữ văn, tiếng Anh, Năng khiếu kiến thức truyền thông
- S00: Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2
- S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
6. Khối T:
Là khối thi năng khiếu về thể dục thể thao để xét tuyển vào các trường: Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng, Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh… Tổ hợp môn xét tuyển phát triển khối này bao gồm:
- T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT
- T01: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu TDTT
- T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiêu TDTT
- T03: Ngữ văn, Địa, Năng khiêu TDTT
- T04: Toán, Lý, Năng khiếu TDTT
- T05: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu
Khối V:
Cũng tương tự như khối H, khối V dùng để xét tuyển vào các trường mĩ thuật như Kiến trúc. Tổ hợp môn xét tuyển phát triển từ khối V bao gồm:
- V00: Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V02: VẼ MT, Toán, Tiếng Anh
- V03: VẼ MT, Toán, Hóa
- V05: Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật
- V06: Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật
- V07: Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật
- V08: Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật
- V09: Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật
- V10: Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật
- V11: Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật
Theo baodatviet
97% học sinh từ ngôi trường không điện đỗ đại học
Tọa lạc trong thung lũng hẻo lánh, ngôi trường ở Afghanistan không có điện hay máy tính. Thế nhưng, tỷ lệ học sinh đỗ đại học lên đến 97%.
Tọa lạc tại một góc hẻo lánh của quận Yakawlang, Afghanistan, Rustam là trường trung học duy nhất trong khu vực, đào tạo lớp 1 đến lớp 12. Trường có 12 thầy cô giáo, 330 học sinh nữ và 146 học sinh nam.
Đây là con số đáng ngạc nhiên, bởi ở Afghanistan, tỷ lệ nữ sinh tại trường học thường chỉ là 1/3. Trong bộ đồng phục màu xanh phấn và khăn trùm đầu màu trắng, phần lớn các nữ sinh trong độ tuổi từ 7 đến 18, thường phải đi bộ một tiếng hoặc hơn thế nữa để đến trường.
Ngôi trường không điện
Thầy Mohammad Sadiq Nasiri, 49 tuổi, Hiệu trưởng trường Rustam, bắt đầu buổi sáng mỗi ngày bằng lời động viên: "Thi đại học năm nay sẽ khó hơn bao giờ hết, các em sẽ phải làm tốt hơn bao giờ hết".
Hiệu trưởng Mohammad Sadiq Nasiri cùng các học sinh lớp 1 trong lớp học ngoài trời.
Rustam có vẻ là một địa điểm không thích hợp để khuyến khích giấc mơ đại học. Trường chỉ có 7 phòng học làm bằng đá nguyên khối, thêm 6 lều bạt lớn. Vì thế, học sinh chia thành hai ca học sáng và chiều, mỗi ca 4 tiếng.
Trường không có điện, hệ thống sưởi, máy tính. Nhiều tài liệu học tập được giáo viên chép tay.
Dù vậy, lớp tốt nghiệp năm 2017 của trường Rustam có 60/65 học sinh trúng tuyển các trường đại học công lập của Afghanistan, tương ứng với tỷ lệ học sinh đỗ đại học là 92%. 2/3 số đó là nữ sinh. Vài năm trước, tỷ lệ đỗ đại học của trường lên đến 97%.
Nam nữ học chung
Khác với hầu hết trường ở Afghanistan, Rustam cho nam và nữ học chung. Thầy hiệu trưởng cho biết: "Chúng tôi dạy tất cả học sinh không có sự khác biệt nào giữa các em. Khi vào đại học, tất cả sẽ ở cùng môi trường, nên các em cần phải học cách tôn trọng lẫn nhau", Hiệu trưởng Mohammad Sadiq Nasiri cho biết.
Học sinh phải dùng chung sách giáo khoa và học tập trong lớp học từ lều bạt.
Badan Joya, một trong 5 cô giáo của trường, dạy môn Toán. Với miếng bìa carton được sơn đen làm bảng, cô viết trên đó những công thức đại số đơn giản. Cô hỏi các học sinh, hầu hết là nữ, kể tên môn học yêu thích của mình. Các em đồng thanh trả lời "môn Toán".
Câu trả lời này chẳng hề lạ ở trường Rustam. Môn Toán chiếm 40% số câu hỏi trong đề thi đại học, nhiều hơn các môn khác.
"Thật ra, nữ sinh giỏi hơn nam sinh, họ nghiêm túc hơn. Những đứa trẻ này đều hiểu không ai có thể biến người có học thành nô lệ", thầy Nasiri chia sẻ.
Trừ môn Hồi giáo học, hầu hết lớp trưởng là nữ. Amina, sắp 18 tuổi, là nữ sinh đứng đầu trường. Em tâm sự bản thân may mắn vì cha em biết chữ, dù mẹ em không biết. Em thích Toán và mong trở thành bác sĩ.
Shahrbano Hakimi, lớp trưởng lớp Toán khối 11, cũng mơ ước làm bác sĩ. Bố mẹ em chỉ lao động chân tay trên đồng ruộng và cả hai đều mù chữ. Trong 11 anh chị em, một anh trai và hai chị gái của Hakimi đã đi học đại học.
Hakimi còn đứng đầu lớp Tin học, môn mà mới đây các em đã học về hệ điều hành Windows qua sách giấy. Chỉ 1 trong số 60 học sinh trong lớp có máy tính ở nhà.
"Thứ em mong muốn nhất trên đời là một chiếc máy tính xách tay", Hakimi chia sẻ.
Với thu nhập dưới 200 USD/tháng, Hiệu trưởng Nasiri phải nuôi gia đình với 6 người con. Thầy Nasiri chia sẻ chỉ 5% học sinh trong trường có phụ huynh biết chữ. Hầu hết gia đình đều làm nghề nông.
Theo Zing
Đọng mãi những hình ảnh đẹp về tình nguyện tiếp sức mùa thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đã đi qua nhưng những hình ảnh đẹp, thân thương về sinh viên, thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi vẫn còn đọng mãi trong lòng thí sinh với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Sinh viên, thanh niên tình nguyện tham gia tiếp sức mùa thi tại thị xã Bến Cát (tỉnh Bình...