Sáng 17/1: Hơn 5.100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; 33 tỉnh, thành là vùng xanh – cấp độ 1 về dịch
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 1,72 triệu bệnh nhân COVID-19 khỏi, trong số các ca đang điều trị có hơn 5.100 bệnh nhân nặng; Theo thống kê của Bộ Y tế đến nay có 33 tỉnh, thành là vùng xanh- cấp độ 1 về dịch COVID-19…
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.023.546 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.506 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.017.268 ca, trong đó có 1.724.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.257), Bình Dương (292.084), Đồng Nai (99.284), Hà Nội (88.227), Tây Ninh (85.416).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.727.290 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.113 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.553 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 791 ca; Thở máy không xâm lấn: 99 ca; Thở máy xâm lấn: 650 ca; ECMO: 20 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 184 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.609 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.397.354 mẫu tương đương 76.176.966 lượt người, tăng 110.482 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 168.003.163 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.595.722 liều, tiêm mũi 2 là 72.319.574 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 17.087.867 liều.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 17/1 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 328.495.699 ca COVID-19, trong đó có 5.557.246 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.836.388 và 3.801 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 267.371.226 người, 55.567.227 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 95.975 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 278.129 ca; Ấn Độ đứng thứ hai với 257.063 ca; tiếp theo là Mỹ (216.881 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 686 người chết trong ngày; tiếp theo là Ấn Độ (388 ca) và Mỹ (271 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 66.881.164 người, trong đó có 873.420 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 37.379.227 ca nhiễm, bao gồm 486,482 ca tử vong. Nước này lại đang trở thành một điểm nóng lây nhiễm do biến thể Omicron sau một thời gian dài lắng dịu khi vượt qua làn sóng chết chóc đầu năm 2021. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 23.000.657 ca bệnh và 621.045 ca tử vong.
Video đang HOT
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 104,2 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 90,32 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 78,5 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 43 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,47 triệu ca và châu Đại Dương gần 1,9 triệu ca nhiễm.
các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 66.349 ca mắc mới COVID-19 và 219 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 15.730.948 trường hợp, và 310.264 ca tử vong. Toàn khối có 14.615.912 bệnh nhân đã bình phục.
Ngày 16/1, Thái Lan đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến chủng Omicron. Ca tử vong là một phụ nữ 86 tuổi, mắc chứng Alzheimer, sống tại tỉnh miền Nam Songkhla. Thái Lan ghi nhận ca mắc đầu tiên nhiễm biến thể Omicron hồi tháng 12/2021, cho tới nay, nước này đã ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm biến chủng Omicron.
Cả nước đã có 33 tỉnh, thành là vùng xanh về dịch COVID-19
Theo thống kê của Bộ Y tế ngày 16/1, cả nước có 33 tỉnh, thành vùng xanh (Cấp độ dịch 1); 23 tỉnh vùng vàng (Cấp dộ dịch 2); 7 tỉnh vùng cam (Cấp độ dịch 3), không có tỉnh vùng đỏ. Trong đó, vùng xanh là vùng có mức độ bình thường mới trong phòng chống dịch COVID-19.
Danh sách cụ thể 33 tỉnh, thành phố vùng xanh, miền Bắc gồm có 18 địa phương là: Bắc Giang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Yên Bái, Thái Bình;
Miền Trung và Tây Nguyên gồm có 7 địa phương: Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận và Kon Tum
Miền Nam và Tây Nguyên gồm có 8 địa phương: TP HCM, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp và Tiền Giang
23 tỉnh, thành phố thuộc vùng vàng gồm: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Nội, Gia Lai, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai
7 tỉnh, thành phố thuộc vùng cam gồm: Bình Phước, Bình Định, TP Hải Phòng, Hậu Giang, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh và Vĩnh Long
Tại TP HCM, trong hai tuần liên tiếp TP duy trì vùng xanh, cấp độ 1. Đây được đánh giá là tín hiệu khả quan, đặc biệt trong bối cảnh số ca mắc mới, chuyển nặng và tử vong mỗi ngày tại TP có chiều hướng giảm sâu (hiện số bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến TP chiếm 10 – 30% công suất giường bệnh).
Để đạt được cấp độ này, TP HCM đã đạt được 3 tiêu chí (tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng, độ phủ vắc xin và khả năng, thu dung điều trị) theo nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế.
Bắc Kạn ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên tử vong là người cao tuổi có bệnh nền
Bệnh nhân là bà Triệu Thị Ch, (SN 1934, trú tại TP. Bắc Kạn). Bà Ch được phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2 và nhập BVĐK Bắc Kạn điều trị từ ngày 6/1/2021.
Lãnh đạo BVĐK tỉnh Bắc Kạn cho biết, khi nhập viện, bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng có triệu chứng ho, khó thở, thể trạng suy kiệt và chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đã mắc COVID-19 mức độ nặng, suy tim, tăng huyết áp và suy kiệt nặng.
Bệnh nhân đã được thở oxy liều cao, sử dụng thuốc điều trị COVID-19, thuốc chống đông, thuốc chống viêm, truyền dịch và dùng các loại thuốc vận mạch, điều trị tăng huyết áp, bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sau 5 ngày bệnh nhân không có chuyển biến tích cực, tiên lượng xấu. BVĐK Bắc Kạn đã liên hệ BV Bệnh nhiệt đới TW để chuyển tuyến. Tuy nhiên, với sự hội chẩn của bác sĩ tuyến trên và gia đình bệnh nhân xin được điều trị tại địa phương nên bà Triệu Thị Ch tiếp tục được các y, bác sĩ BVĐK Bắc Kạn tiếp tục chăm sóc, điều trị với nỗ lực cao nhất.
Từ ngày 12-16/1, sức khỏe bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu. Đến 18h30 ngày 16/1, người bệnh ngừng thở, tim đập rời rạc. Bệnh nhân được xác định tử vong lúc 19h35 ngày 16/1/2022 do ngừng thở, ngừng tim vì nhiễm COVID-19 và bệnh nền.
Tin sáng 3-12: Tăng số ca 1%, tử vong tăng 35%, bắt đầu điều động nhân lực chi viện
Bệnh viện Bạch Mai vừa điều động 9 y bác sĩ đi An Giang, một trong các tỉnh thành có số mắc cao, hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng.
Có 2 bệnh viện ở TP.HCM cũng đang hỗ trợ An Giang. Đây là đợt chi viện đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 tăng lại.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3, TP.HCM) được tiêm vắc xin mũi 2 - Ảnh: DUYÊN PHAN
9 bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai vừa rời Hà Nội lên đường để hỗ trợ An Giang cấp cứu, điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng.
Đây là đợt chi viện đầu tiên kể từ khi dịch gia tăng trở lại, nhưng là đợt thứ 2 sau đoàn chi viện cho Đắk Lắk tháng 11 vừa qua, tính từ khi Bạch Mai bàn giao Bệnh viện dã chiến số 16 cho TP.HCM hôm 15-10.
Số ca mắc và tử vong do COVID-19 vẫn đang trong xu hướng tăng, ngày 2-12 ghi nhận 235 ca tử vong là mức cao nhất kể từ đầu tháng 10 trở lại đây. Hiện các bệnh viện đang điều trị 6.449 bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Tổng số ca tử vong tính từ đầu mùa dịch là 25.780 ca, chiếm 2%/tổng số mắc.
So với trung bình 7 ngày trước, số ca bệnh mới tăng 1%, số ca khỏi bệnh tăng 2,5%, số ca tử vong tăng 35,2%, số ca nặng tăng 6,2%.
Theo báo cáo này, địa phương có số ca đang điều trị cao bao gồm TP.HCM (75.126 ca), Đồng Nai (54.903), Bình Dương (12.390), Cần Thơ (11.108), Sóc Trăng (7.499).
Các địa phương có số ca COVID-19 nặng cao gồm TP.HCM 3.096, Đồng Nai 498, Long An 322, An Giang 306, Tiền Giang 300.
Báo cáo này cũng cho biết toàn quốc đang có 143.810 F0 đang điều trị tại nhà, gần 94.400 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện. Số ca khỏi bệnh tính từ đầu mùa dịch đã xấp xỉ 1 triệu ca.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 kiểm tra thông tin, điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: DUYÊN PHAN
TP.HCM: Số ca mắc COVID-19 nặng, tử vong vẫn có xu hướng tăng
Tại TP.HCM, số ca mắc COVID-19 nhập viện vẫn cao hơn số xuất viện. Số ca mắc COVID-19 nặng, tử vong vẫn đang có xu hướng tăng, đặc biệt tập trung ở nhóm có bệnh lý nền, tuổi trên 50.
TP.HCM hiện có 85.986 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị, cách ly. Trước tình hình số ca COVID-19 vẫn tiếp tục tăng, TP.HCM đã ra văn bản khẩn sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19.
Theo đó, căn cứ thực tế và các kịch bản ứng phó tương ứng với các tình huống diễn tiến của dịch bệnh, Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện trên địa bàn TP tái cấu trúc chức năng bệnh viện để thích ứng với tình hình dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay.
Các cơ sở khám chữa bệnh phải tổ chức phân luồng, sàng lọc những người nghi nhiễm để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo.
Củng cố và chuyển đổi khu cách ly tại các bệnh viện thành đơn vị COVID-19 để sẵn sàng tiếp nhận điều trị người bệnh. Trong đó đảm bảo mỗi đơn vị có số giường tối thiểu bằng 10% tổng số giường của cả bệnh viện (chưa bao gồm số giường của khoa đơn vị hồi sức COVID-19).
Sở Y tế đề nghị tất cả bệnh viện đa khoa, chuyên khoa (không thuộc các bệnh viện chuyển đổi công năng hoặc bệnh viện tách đôi) xây dựng kế hoạch với quy mô giường điều trị và hồi sức COVID-19 (nếu có) để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu điều trị trong tình hình mới.
TP vẫn tiếp tục tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên (bao gồm người từ các tỉnh về TP.HCM sinh sống và làm việc), mũi 2 cho người đến thời hạn tiêm chủng.
Ngoài ra, tổ chức tiêm vét mũi 1, tiêm mũi 2 cho trẻ em 12-17 tuổi đủ thời gian. Đến nay TP đã thực hiện 14.692.894 mũi tiêm vắc xin COVID-19, bao gồm 7.919.632 mũi 1 và 6.773.262 mũi 2, trong đó có 1.299.695 mũi tiêm cho trẻ 12-17 tuổi.
Các bệnh nhân F0 được xét nghiệm lại tại khu cách ly Bệnh viện dã chiến số 8 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Bộ Y tế: Đã có nhiều biện pháp cụ thể để giảm ca tử vong
Phát biểu tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 2-12, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, số ca mắc và ca tử vong đều tăng, qua phân tích, hầu hết các ca tử vong đều ở nhóm người trên 50 tuổi và có bệnh nền.
Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp cụ thể để giảm số ca tử vong, trong đó chú ý đến bệnh nhân ở độ tuổi nguy cơ cao trong chăm sóc và phân tầng điều trị; yêu cầu bệnh viện theo dõi, giám sát bệnh nhân ngay từ khi nhập viện; tiếp tục hỗ trợ nhân lực cho địa phương có số ca chuyển nặng cao; kích hoạt lại trung tâm hỗ trợ từ xa, như Cần Thơ vừa kích hoạt mạng lưới đồng hành với 600 bác sĩ hỗ trợ từ xa...
Người dân quận 12 được nhận hỗ trợ khi đang cách ly tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành
- Hà Nội vừa ghi nhận số ca kỷ lục trong 24 giờ: 509 người mắc COVID-19, trong đó có 233 ca cộng đồng, 198 ca trong khu cách ly và 78 ca trong khu phong tỏa. Trong 5 ngày gần đây, Hà Nội ghi nhận trên 300 ca nhiễm mới và hơn 200 ca cộng đồng mỗi ngày. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 11.575 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 4.672 ca.
- Ngày 2-12, Hải Dương có 39 ca COVID-19; 25 bệnh nhân được ra viện. Tính từ ngày 12-10 đến 16h ngày 2-12, toàn tỉnh đã ghi nhận 788 ca bệnh, trong đó có 98 ca bệnh có yếu tố dịch tễ đi từ các tỉnh có dịch, 27 ca cộng đồng. Toàn tỉnh đã tiêm được gần 1,2 triệu mũi vắc xin COVID-19 với 820.000 người trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi.
- Từ 6h ngày 1-12 đến 6h ngày 2-12, Quảng Bình ghi nhận thêm 13 ca COVID-19 mới trong cộng đồng; từ ngày 7-10 đến 2-11, Quảng Bình ghi nhận 369 ca dương tính là người trở về từ vùng dịch. Tổng số ca toàn tỉnh tới nay là 2.659 ca, trong đó 2.380 ca khỏi, 332 bệnh nhân đang điều trị (có 1 ca nặng), 6 ca tử vong. Có 835.856 người tại Quảng Bình đã tiêm vắc xin COVID-19, trong đó 299.677 người đã tiêm đủ 2 mũi.
- Bình Thuận tính từ ngày 27-4 đến 12h ngày 2-12 ghi nhận 17.403 ca COVID-19, ngày 2-12 ghi nhận 502 ca. Thành phố Phan Thiết hiện có số ca nhiều nhất với 6.735 người. Số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin mũi 1 đạt 97,8%; số người được tiêm mũi 2 đạt 67,4%.
- Từ 18h ngày 1-12 đến 11h ngày 2-12, Bến Tre có 439 ca COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 8.697 ca. Trong đó có 3.996 ca ra viện, 69 ca tử vong. Tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 của Bến Tre đạt 96,21%, trong đó 68,10% tiêm đủ 2 mũi, riêng trẻ từ 12-17 tuổi đạt 78,48% kế hoạch.
- Đến ngày 2-12, Đồng Tháp đã tiêm 2.130.488 liều vắc xin COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó tiêm mũi 1 đạt 98,62% dân số tỉnh, mũi 2 đạt 72,48% dân số tỉnh. Ngày 2-12, Đồng Tháp ghi nhận 606 ca COVID-19, giảm 4 ca so với hôm trước, trong đó có 118 ca trong cộng đồng. Đến nay, Đồng Tháp có 23.298 ca COVID-19, trong đó có 7.247 ca đang điều trị.
- Ninh Thuận trong đợt dịch thứ 4 này (tính đến ngày 1-12), toàn tỉnh có 3.873 ca COVID-19, trong đó có 2.962 ca được điều trị khỏi bệnh và ra viện, 47 bệnh nhân tử vong. Tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm phòng ít nhất 1 mũi đạt trên 102%, mũi 2 đạt gần 80%.
- Tính đến chiều 1-12, tổng số ca COVID-19 trên địa bàn An Giang là 23.527 ca, có 399 người tử vong. Tỉnh cũng đã được cấp hơn 3 triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó đã tiêm hơn 2,8 triệu liều cho người từ 18 tuổi trở lên.
- Bình Phước tổng số ca COVID-19 trên địa bàn đến chiều 2-12 là 9.188 ca, trong đó có 4.839 ca đang điều trị. Những ngày gần đây Bình Phước ghi nhận khoảng 500 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, trong đó phần lớn là các ca cộng đồng.
- Cà Mau ngày 1-12, trong số 507 ca mới, có đến 259 ca cộng đồng. Đây là con số cao nhất so với thời điểm từ khi xảy ra dịch cho đến nay tại địa phương này. Số ca mắc ghi nhận tại tỉnh từ đầu năm đến sáng 2-12 là 9.720 ca.
Sáng 3/12: Có 6.600 bệnh nhân COVID-19 nặng; các địa phương chủ động ứng phó với biến chủng mới Omicron Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1 triệu ca COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 6.600 ca nặng; Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng mới Omicron; TP HCM yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho...