Sẵn sàng cho ngày tựu trường
Chỉ còn gần 1 tuần nữa, ngày khai giảng năm học mới 2020-2021 sẽ diễn ra. Hiện, các trường học trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất… để sẵn sàng cho ngày tựu trường.
Giáo viên Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long lau dọn lớp học chuẩn bị cho ngày tựu trường.
Tới Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long những ngày cuối tháng 8, chúng tôi nhận thấy, cơ sở vật chất trường học nơi đây đều cơ bản đã sạch sẽ, khang trang. Với các thầy cô, đa số đều mang trong mình tâm trạng hân hoan, phấn khởi vì sắp được đón học trò trở lại trường.
Cô giáo Lê Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long chia sẻ: Trường đã huy động các thầy cô dọn dẹp 100% phòng học, bảo dưỡng trang thiết bị dạy học từ ngày 20/8. Việc dọn dẹp trường lớp sẽ phải hoàn thành trước ngày 1/9. Ngày 3/9, Trường sẽ đón học sinh quay trở lại Trường. Dự kiến, năm nay, Trường đón trên 1.900 học sinh, trong đó có 352 học sinh khối lớp 1.
Giáo viên Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long sắp xếp lại sách trong phòng thư viện, chuẩn bị cho năm học mới.
Cũng theo cô giáo Hương, năm nay, nhà trường rất vui mừng vì có thêm 1 dãy nhà học mới gồm 12 phòng học. Theo đó, Trường sử dụng làm 7 phòng học, còn lại bố trí các phòng y tế, thư viện, giáo dục trẻ khuyết tật. Với cơ sở vật chất được đầu tư, mở rộng, từ năm học này, 100% học sinh toàn Trường sẽ được học 2 buổi/ngày.
Video đang HOT
Trong khi những năm trước, do thiếu phòng học, Trường chỉ có thể tổ chức dạy 2 buổi/ngày với học sinh khối 3, 4, 5. Với khối 1, 2, các em chỉ có thể học 6-7 buổi/tuần. Nhiều phụ huynh rất vất vả trong việc đưa đón con.
Cùng với sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, để năm học mới diễn ra thuận lợi, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo còn chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ. Giáo viên trong Trường đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, trao đổi, thảo luận chương trình, sách giáo khoa mới.
Không giống như nhiều trường khác chỉ lựa chọn duy nhất một bộ sách giáo khoa, giáo viên Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo đã đọc rất kỹ từng bộ sách, từ đó, lựa chọn linh hoạt các môn trong các đầu sách khác nhau.
Đơn cử: Môn tiếng Việt, nhóm tác giả Bùi Mạnh Hùng – Sách Kết nối tri thức với cuộc sống; môn Mỹ thuật, nhóm tác giả Phạm Văn Tuyến – Sách Cánh diều; môn Toán, nhóm tác giả Trần Diên Hiển, Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục…
Học sinh Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm dọn dẹp phòng họp của nhà trường.
Còn tại Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long, tới thời điểm này, công tác chuẩn bị cho ngày tựu trường cơ bản đã sẵn sàng. Toàn bộ trường lớp học đều đã được dọn dẹp sạch sẽ, tạo cảnh quan khang trang cho học sinh khi đến Trường. Với ngày khai giảng năm học mới, Trường sẽ tổ chức ngắn gọn, trang trọng, theo đúng chỉ đạo của Sở, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Theo hướng dẫn số 2229/SGDĐT-VP ngày 25/8/2020 của Sở GD&ĐT, lễ khai giảng năm học mới sẽ diễn ra đồng loạt vào 7 giờ 30 phút, ngày 5/9. Nội dung chính của lễ khai giảng gồm: Đón học sinh đầu cấp, giới thiệu đại biểu, đọc thư Chủ tịch nuớc, đọc diễn văn, đánh trống khai trường. Sở đã yêu cầu các cơ sở giáo dục trong tỉnh không tổ chức tập dượt khai giảng, rút ngắn thời gian tổ chức khai giảng khi thời tiết nắng nóng để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Đáng chú ý, Sở chỉ đạo rõ: Thời gian khai giảng không phụ thuộc vào thời gian đại biểu đến dự, không thả bóng bay, không tổ chức các hình thức hoạt động khác làm ảnh hưởng đến môi trường.
Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi như dông, bão, mưa to hoặc có ngập lụt, sạt lở, không tổ chức khai giảng, không đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường dự khai giảng, Thủ trưởng các đơn vị chủ động cho học sinh nghỉ và báo cáo trực tiếp với Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên.
Tin tưởng, với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các trường học trong tỉnh, sự chỉ đạo nghiêm túc, sát sao của ngành Giáo dục, lễ khai giảng năm học mới sẽ diễn ra trang trọng, ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho học sinh. Từ đó, tạo thuận lợi để thầy và trò Quảng Ninh bước vào năm học mới thuận lợi.
Đi học thời... Covid-19
Còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày tựu trường, nhưng cái cảm giác chuẩn bị cho năm học mới lần này đã không còn giống như mọi khi.
Lũ trẻ có đến trường với bạn bè sau ngày khai giảng hay không thì vẫn chưa thể xác định, bởi việc khống chế dịch bệnh còn chưa biết kết quả thế nào.
Các em học sinh đeo khẩu trang ngồi học để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: LAM THANH
Nhà tôi có 3 đứa trẻ trong độ tuổi trung học phổ thông. Trước thềm năm học mới, bên cạnh việc chuẩn bị "sách mới, áo hoa" thì điều quan trọng hơn là phải đảm bảo mỗi đứa có một cái smartphone hoạt động tốt, tăng dung lượng thuê bao Internet cho việc học online.
Học online được coi là một giải pháp tình thế hữu hiệu khi dịch bệnh bùng phát vào nửa cuối của năm học trước. Nhưng, giải pháp tình thế vẫn chỉ là tình thế. Tôi không nghĩ nó sẽ là một giải pháp hữu hiệu lâu dài cho năm học mới này. Sắm thêm vài cái smartphone cho lũ trẻ học bài là một khoản đầu tư không nhỏ đối với rất nhiều người. Nhưng, dẫu sao, điều này còn có thể miễn cưỡng để đầu tư. Vấn đề đau đầu hơn là chúng sẽ sử dụng cái smartphone đó như thế nào?
Các trường học từng áp dụng nhiều biện pháp giãn cách học sinh để phòng chống dịch Covid-19
Cô bạn tôi là phụ huynh của học sinh tiểu học. Mỗi buổi học online của con cũng là buổi học của mẹ. Mọi thao tác học qua điện thoại đều là điều khó khăn với đứa nhỏ còn chưa thuộc mặt chữ. Với phụ huynh của học sinh trung học cơ sở thì câu chuyện còn đau đầu hơn. Mọi nỗ lực hạn chế lũ trẻ sử dụng smartphone trong bao năm qua đều không còn ý nghĩa. Lũ trẻ nhà tôi đã thuộc lòng lời thoại trong các Vlog, có đêm chúng nói mơ bằng khẩu quyết trong games. Không ai có thể kiểm soát hậu quả của Internet đối với bọn trẻ khi đó là phương tiện bắt buộc thay cho việc đến trường, nhất là khi bố mẹ phải đi làm cả ngày. Những hệ lụy này không phải là không thể giải quyết, nhưng điều kiện cần là sự chủ động. Tuy nhiên, đến lúc này, đến trường hay online vẫn luôn là nỗi niềm phấp phỏng.
"Trẻ cần phải được đến trường, hoặc chấp nhận một năm học "bình thường mới". Nhưng dù lựa chọn thế nào thì cũng nên có một quyết định rõ ràng và lâu dài. Sự phấp phỏng, không chắc chắn chính là điều vô cùng tai hại đối với công tác giáo dục trẻ em".
Nhà báo Phạm Trung Tuyến
Năm học mới cận kề. Mọi năm, trước mùa tựu trường, câu chuyện thời sự lớn nhất là các khoản đóng góp. Nhưng năm nay, nỗi niềm của phụ huynh là cơ hội đến trường của lũ trẻ trong hoang mang dịch bệnh. Đợt sóng thứ nhất qua đi, đợt sóng thứ hai đã đến, và còn biết bao nhiêu đợt sóng nữa vẫn còn trực chờ? Kinh tế sa sút, dù khó, nhưng dường như vẫn là điều có thể đánh đổi với sự an toàn. Nhưng quyền được đến trường để học hành một cách tử tế của lũ trẻ thì sao? Điều này có thể đánh đổi được hay không?
Nhà báo Phạm Trung Tuyến
Trẻ cần phải được đến trường, hoặc chấp nhận một năm học "bình thường mới". Nhưng dù lựa chọn thế nào thì cũng nên có một quyết định rõ ràng và lâu dài. Sự phấp phỏng, không chắc chắn chính là điều vô cùng tai hại đối với công tác giáo dục trẻ em. Chỉ hơn tuần nữa thôi, năm học mới đã bắt đầu rồi, đến trường hay không, đã đến lúc cần có một kế hoạch ứng phó dài hạn cho lũ trẻ của chúng ta.
Năm học mới tại trường vùng cao ở Nghệ An: Không để học sinh thiệt thòi Dù thời gian nghỉ hè ngắn nhưng trường học vùng cao Nghệ An đã tích cực chuẩn bị cho năm học mới, để ngày tựu trường 1/9, học sinh có đủ điều kiện học tập và sinh hoạt bán trú. Đặc biệt, nhiều trường tiểu học đẩy mạnh việc sáp nhập điểm lẻ, tổ chức bán trú cho học sinh lớp 3, 4,...