Sẵn sàng áp dụng sách giáo khoa mới
Các cơ sở giáo dục tại Đồng Nai đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, sẽ được áp dụng từ năm học 2020-2021.
Dù đây là lần đầu tiên các trường được quyền tự lựa chọn sách giáo khoa (SGK) nhưng việc lựa chọn đã diễn ra khá chặt chẽ, đồng thời đảm bảo được yêu cầu và tiến độ đề ra.
GS Nguyễn Minh Thuyết (thứ 2 từ phải qua), Tổng chủ biên bộ sách Cánh diều trao đổi với giáo viên tiểu học của Đồng Nai về sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Công Nghĩa
Theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT Võ Ngọc Thạch, việc lựa chọn SGK lớp 1 cho chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng từ năm học sắp tới ban đầu có nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do các NXB có sách được phê duyệt cung cấp cho các trường tham khảo nghiên cứu còn chậm. Tuy nhiên, khi được nhận đủ cả 5 bộ sách, các trường đã rất khẩn trương và nghiêm túc bắt tay tìm hiểu, lựa chọn.
* Sách Cánh diều “thắng” áp đảo
Năm học 2020-2021 tới là năm học đầu tiên, một chương trình giáo dục phổ thông được giảng dạy bằng 5 bộ SGK khác nhau thay vì chỉ có một bộ sách như trước đây. Vì có nhiều bộ sách cho một chương trình nên sau khi phê duyệt được các bộ sách, Bộ GD-ĐT đã trao quyền cho các cơ sở giáo dục được tự tổ chức chọn một trong số 5 bộ sách theo quy trình hướng dẫn. Ngoài các tiêu chí lựa chọn, Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích các địa phương đưa ra những tiêu chí riêng trong lựa chọn sách của địa phương mình.
Theo tổng hợp kết quả lựa chọn SGK được các phòng GD-ĐT gửi về Sở GD-ĐT, trong số 317 trường tiểu học và trường phổ thông nhiều cấp học, có đến 182 trường đã bỏ phiếu lựa chọn bộ sách Cánh diều. Đây được xem là bộ sách có tỷ lệ lựa chọn “áp đảo” nhất (với tỷ lệ 57,4%). Xếp thứ nhì là bộ sách Chân trời sáng tạo với số lượng 81 trường lựa chọn, chiếm tỷ lệ 25%. 3 bộ sách còn lại chiếm tỷ lệ lựa chọn thấp, từ 2,5-8,8%.
Thầy Nguyễn Văn Lăng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Liên Sơn (xã Thanh Sơn, H.Định Quán) cho biết, sau khi nhận đủ cả 5 bộ SGK và các sách ngoại ngữ tự chọn, nhà trường đã giao cho giáo viên nghiên cứu, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của từng bộ, đồng thời so sánh các bộ sách với nhau. Việc lựa chọn bộ sách nào là hoàn toàn tự nhiên, không có chỉ đạo hay áp đặt. Kết quả, có trên 90% thành viên hội đồng lựa chọn sách của trường chọn bộ sách Cánh diều. Đến nay, kết quả lựa chọn sách đã được công khai cho giáo viên và phụ huynh biết, đồng thời giáo viên của trường đã chủ động tìm hiểu kỹ hơn về bộ sách này để chuẩn bị những bài giảng mới trong năm học tới.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Thanh Nhã, Hiệu trưởng Trường tiểu học An Bình (P.An Bình, TP.Biên Hòa) cho hay, giáo viên của trường đã dày công tìm hiểu cả 5 bộ SGK mới được các NXB gửi đến, mỗi bộ đều có những ưu điểm riêng, tuy nhiên bộ sách Cánh diều được chú ý nhiều ngay từ đầu. Phần lớn giáo viên đều chọn bộ sách này vì có nhiều điểm tương đồng với bộ SGK lớp 1 hiện hành và cũng có nhiều điểm mới. Nội dung bộ sách Cánh diều đã bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới, dễ triển khai bài giảng. Hình thức trình bày của bộ sách đẹp mắt, hình ảnh gần gũi và thân thiện. Khi một bộ sách được đánh giá cao về nội dung, hình thức sẽ góp phần nâng cao chất lượng các môn học.
Đồng Nai cần khoảng 60 ngàn bộ SGK mới lớp 1
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang cho biết, năm học 2020-2021, Đồng Nai sẽ cần đến khoảng 60 ngàn bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sở GD-ĐT đã chủ động hoàn thành sớm việc chọn sách và báo cáo số lượng sách sơ bộ cho các NXB chuẩn bị in và phát hành. SGK mới sẽ được cung cấp đầy đủ, đồng thời Sở cũng tham mưu cho UBND tỉnh đưa SGK lớp 1 mới vào danh sách các mặt hàng bình ổn giá để phụ huynh có thể tiếp cận dễ dàng.
* Giá sách mới sẽ như thế nào?
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, sau khi báo cáo kết quả lựa chọn SGK lớp 1 về Bộ GD-ĐT, các bước tiếp theo để học sinh lớp 1 sẽ có SGK mới để sử dụng cho năm học 2020-2021 sẽ được tiến hành khẩn trương hơn. Theo đó, các NXB sẽ dựa vào số lượng đăng ký của từng địa phương để xuất bản và cung cấp sách trước thời gian khai giảng năm học mới 1 tháng. Như vậy, chậm nhất đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới, sách phải được in và chuyển về các địa phương để phụ huynh tiện mua sắm, chuẩn bị cho con em bước vào năm học mới.
Ban giám hiệu Trường tiểu học Nguyễn Du (TP.Biên Hòa) tiến hành lựa chọn sách giáo khoa mới
Một trong những vấn đề mà phụ huynh sắp có con bước vào lớp 1 quan tâm là việc tiếp cận và mua sắm sách sẽ như thế nào, giá mỗi bộ sách là bao nhiêu… Theo tìm hiểu, giá một bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2019-2020 theo chương trình giáo dục hiện hành chỉ 54 ngàn đồng/bộ, nhưng giá một bộ SGK lớp 1 cho chương trình giáo dục phổ thông mới cao gấp 3-4 lần. Việc giá mỗi bộ SGK lớp 1 đều “nhảy vọt” về giá sẽ phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của phụ huynh, nhất là những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn.
Trong 5 bộ SGK mới được đưa vào sử dụng từ năm học sắp tới, có 4 bộ của NXB Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ GD-ĐT, 1 bộ còn lại do công ty tư nhân xuất bản. Các bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam có giá dao động từ 186-189 ngàn đồng/bộ. Cụ thể, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (10 cuốn) có giá 179 ngàn đồng; Chân trời sáng tạo (10 cuốn) giá 186 ngàn đồng; Cùng học để phát triển năng lực (10 cuốn) giá 194 ngàn đồng; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (9 cuốn) giá 189 ngàn đồng.
Đại diện Công ty CP Đầu tư xuất bản thiết bị Giáo dục Việt Nam, đơn vị tư nhân thực hiện bộ sách Cánh diều gồm 9 cuốn cho biết, bộ sách này sẽ có giá bán là 199 ngàn đồng. Ngoài phiên bản giấy, bộ sách Cánh diều còn có phiên bản SGK điện tử để phục vụ quá trình chuyển đổi số SGK trong ngành Giáo dục.
Chị Đặng Thị Hải Anh (ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) là một trong số rất nhiều phụ huynh sẽ có con bước vào lớp 1 sắp tới. Khi nói về SGK, điều chị quan tâm nhất là nội dung sách mới có thực sự hay, hấp dẫn, dễ hiểu hay không. Bên cạnh đó, chị cũng quan tâm tới giá của các bộ sách mới sẽ như thế nào? Chị Hải Anh cho hay: “Phụ huynh ai cũng phải mua sắm SGK cho con, tuy nhiên giá cả cần phù hợp để phụ huynh nào cũng có thể tiếp cận sách một cách dễ dàng, nhất là những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế”.
Trong khi đó, ông Võ An Ninh, Giám đốc Công ty CP Sách thiết bị trường học Đồng Nai cho biết, hiện công ty đang chuẩn bị tốt các điều kiện để phát hành SGK cho năm học mới, đặc biệt là SGK lớp 1.
Toàn tỉnh có 142/317 cơ sở giáo dục chọn tiếng Anh là môn ngoại ngữ tự chọn cho học sinh lớp 1 từ năm học mới 2020-2021 (chiếm tỷ lệ 44,8%). Đối với SGK ngoại ngữ lớp 1, có tất cả 7 cuốn được gửi đến các trường tiến hành lựa chọn. Trong đó, cuốn I-Learn Smart Start của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Quyên chủ biên được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất với 31,9%. Các bộ còn lại đều chiếm tỷ lệ nhỏ, thậm chí có 2 cuốn sách tiếng Anh đã không được trường nào lựa chọn.
Lựa chọn sách giáo khoa: "Chất" hay "thương hiệu"?
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu".
Hiện nay nhiều địa phương chưa tiếp cận được với những cuốn sách giáo khoa mới. Ảnh ĐH.
Nên công khai ý kiến đánh giá từng cuốn sách
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố quyết định phê duyệt 32/38 danh mục theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương vẫn chưa tiếp cận được SGK mới của các nhà xuất bản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc lựa chọn SGK.
Từ đây, GS Thuyết đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên công khai ý kiến đánh giá của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK về từng cuốn sách: "Phụ huynh, giáo viên đọc ý kiến thẩm định sẽ biết hội đồng thẩm định khen gì, chê gì, số phiếu cho từng cuốn sách ra sao. Có những cuốn sách chỉ được 3/4 số phiếu đánh giá "Đạt, không cần sửa chữa" cũng đã đạt, nhưng cũng có những cuốn sách được 100% số phiếu. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ đạo đưa các chế bản SGK lên mạng để người dân tham khảo. Nếu làm được như vậy sẽ vừa đảm bảo công khai, dân chủ lại vừa giảm được chi phí vì hầu hết mọi người đều có điện thoại, máy tính có thể vào mạng. Còn về những lo ngại như sợ làm sách lậu, ăn cắp bản quyền, thì đều có thể giải quyết được bằng công nghệ và pháp luật".
Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn SGK cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu", đến giữa năm học, học sinh học không nổi, giáo viên kêu ca, phụ huynh phàn nàn thì rất dễ xảy ra "vỡ trận" SGK.
Cũng theo GS Thuyết, lần đổi mới này có nhiều NXB cùng tham gia làm SGK, do đó, thông tư hướng dẫn việc chọn SGK cũng cần quy định rõ quyền của các NXB được tiếp thị sách như thế nào để đảm bảo sự minh bạch, công bằng.
Thông tư quy định lựa chọn SGK cần dài hơi
Không chỉ có vậy, hiện dư luận xã hội cũng lo ngại sẽ có sự chỉ đạo ngầm của lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn SGK.
Về vấn đề này GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định, từ trước đến nay, các phòng, sở giáo dục và đào tạo vẫn quen chỉ đạo theo 1 SGK nên dễ xảy ra trường hợp địa phương muốn cả tỉnh chọn 1 bộ SGK nhất định để dễ chỉ đạo. "Cũng không loại trừ khả năng sẽ có những tác động vật chất không tiện nói khiến sự chỉ đạo sai lệch", GS Thuyết nhấn mạnh.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thông tin, trước nay vẫn có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo, đôi khi những chỉ đạo này không cần văn bản. "Báo chí gần đây cũng đã phản ánh hiện tượng Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam chi lương cho các lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh suốt 4 năm liền. Việc lãnh đạo và tất cả các chuyên viên chỉ đạo môn học của Sở nhận lương tháng của nhà xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn SGK", GS Thuyết nhấn mạnh.
Nghị quyết 88 nêu rõ, các trường được quyền tự chọn SGK, song GS Thuyết cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những quy định để thông tư hướng dẫn việc chọn SGK mang tính dài hạn hơn. "Được biết thông tư này chỉ phục vụ cho việc chọn SGK lớp 1 trong năm tới theo Nghị quyết 88. Bộ nên xin ý kiến Quốc hội để hướng dẫn việc lựa chọn SGK vừa phù hợp với Nghị quyết 88, vừa phù hợp với Luật Giáo dục. Luật quy định UBND cấp tỉnh quyết định 'việc chọn SGK', chứ không nói UBND cấp tỉnh 'quyết định chọn SGK'. Vậy thì UBND cấp tỉnh vẫn có thể giao cho các trường chọn theo Nghị quyết 88, nếu thế có thể soạn được thông tư dài hơi cho nhiều lớp và trong nhiều năm khác nhau. Thông tư ấy cũng phải quy định trách nhiệm, quyền của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương. Cụ thể là UBND cấp tỉnh được làm gì và không được làm gì, nhiệm vụ của Sở và các phòng Giáo dục và Đào tạo ra sao", GS Thuyết cho biết.
GS Thuyết cũng cho biết: "Các cơ quan cấp trên phải tôn trọng quyền dân chủ các trường khi chọn SGK, không được chỉ đạo thiên lệch, kể cả chỉ đạo miệng. Tránh trường hợp như đã từng xảy ra chưa lâu đó là, ông giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đứng lên giữa hội nghị ca ngợi hết lời một bộ sách hay nói thẳng là chỉ chọn sách này sách kia. Như vậy thì cấp dưới sao dám chọn sách khác? Và như vậy thì cần gì Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 88 hay Luật Giáo dục nữa?".
Đỗ Hòa
Theo haiquanonline
Chọn sách giáo khoa: Lo cạnh tranh không lành mạnh Hôm nay, 22/11, Bộ GD&ĐT chính thức công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa (SGK) mới. Thông tin được đưa ra "nháp" trước đó là có 5 bộ SGK được hội đồng thẩm định thông qua sau khi đánh giá 2 vòng. Nhiều người lo ngại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sẽ xảy ra khi các địa phương lựa...