“Sản phẩm lỗi” là không thể chấp nhận
Câu chuyện một số học sinh lớp 6 trường THCS – THPT Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) chưa đọc thông viết thạo khiến dư luận hết sức lo ngại.
Nhiều người đặt nghi vấn những trường hợp trên không phải cá biệt; nếu kiểm tra kỹ ở nhiều nơi khác, danh sách trường hợp tương tự có thể còn được… nối dài.
Quả là không thể chấp nhận chuyện học sinh đã học đến bậc THCS mà vẫn chưa “tiêu hóa” được những kiến thức lẽ ra phải hoàn thành từ… lớp 1 khi đã phải trải qua 11 kỳ kiểm tra, thi cử cuối học kỳ, cuối năm và cuối cấp. Còn nhớ thời Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân, tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” bị phanh phui ở một số nơi.
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã có những chỉ đạo rất quyết liệt nhằm sớm xóa bỏ tình trạng này. Thế nhưng đến năm 2016, học sinh lớp 6 ở Sóc Trăng bị trả về lớp 1 vì chưa đọc thông viết thạo lại xuất hiện; năm 2019, trường THCS Đông Phước A, huyện Châu Thành ( Hậu Giang) dù đạt chuẩn quốc gia mà vẫn có đến 5 học sinh học xong lớp 6 nhưng đọc, viết còn kém…
“Sản phẩm lỗi” là không thể chấp nhận. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Học sinh không đạt trình độ tiêu chuẩn vẫn được lên lớp chẳng khác gì sản phẩm kém chất lượng vẫn được bộ phận kiểm tra chất lượng “cho qua” để đưa ra thị trường. Đó là những món hàng giả không hơn không kém. Đặc biệt, khi hàng giả là những con người không có kiến thức nhưng vẫn được cấp bằng này, chứng chỉ nọ để gia nhập thị trường lao động thì sự nguy hại đối với cộng đồng cũng như bản thân các em là rất lớn.
Qua trao đổi với một số giáo viên được biết, nhiều trường hợp học sinh học rất kém nhưng “không được phép ở lại lớp” vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới thành tích của nhà trường, còn bản thân giáo viên có học sinh phải ở lại lớp cũng sẽ bị hạ bậc thi đua, ảnh hưởng đến quyền lợi.
Tình trạng học sinh tiểu học không tiếp thu được những kiến thức cơ bản trên thực tế không quá hiếm. Có nhiều nguyên nhân nhưng 2 nguyên nhân chủ yếu là: Chương trình “đi” quá nhanh, quá nặng khiến nhiều học sinh không theo kịp ngay từ bài học đầu tiên; thứ hai do giáo viên phải phụ trách lớp có đông học sinh, lại hạn chế về phương pháp sư phạm nên không thể bám sát để dìu dắt từng em, khiến một số em bị “rơi lại” phía sau do mất căn bản, càng học càng “đuối”.
Theo một số chuyên gia giáo dục và phụ huynh, một trong những hạn chế của hệ thống giáo dục hiện nay là tình trạng giáo viên cố gắng nhồi nhét kiến thức cho học sinh một cách đại trà mà không quan tâm tới năng lực, tố chất riêng biệt của từng học sinh.
Thực tế, không ít học sinh tiếp thu chậm hay nổi trội, xuất sắc ở môn học này nhưng hạn chế ở một số môn khác. Đó là chuyện bình thường, bởi sự phát triển trí tuệ ở trẻ là không đồng nhất. Thậm chí, một số trẻ có năng khiếu đặc biệt trong một số lĩnh vực nhưng có cá tính, học không giỏi, lại bị giáo viên thành kiến, xếp vào dạng “cá biệt”, khiến năng khiếu bị thui chột…
Cá thể hóa tới từng học sinh được xem như xu thế của giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới nhưng lại là của hiếm trong nền giáo dục công lập ở Việt Nam.
Làm sao để hạn chế những “sản phẩm kém chất lượng” của giáo dục? Đó là câu hỏi khó mà đến giờ ngành vẫn chưa tìm ra giải pháp. Nhưng, dù khó thì vẫn phải nhìn thẳng vào sự thật và phải quyết tâm giải quyết. Bởi sẽ không thể có một nguồn nhân lực mạnh với những “sản phẩm lỗi” như vậy.
Vụ học sinh lớp 6 không đọc thạo chữ: Vì muốn thành tích "đẹp"!
Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp cho rằng một vài ban giám hiệu muốn thành tích trường mình "đẹp" nên không chấp hành chỉ đạo của ngành, tự đưa ra những quy định gây áp lực cho các thầy cô, do đó khi biết học sinh yếu kém vẫn cho lên lớp.
Ngày 13-4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp đánh giá nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan vụ 6 học sinh lớp 6, Trường THCS-THPT Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đọc, viết khó khăn.
Lãnh đạo ngành giáo dục Đồng Tháp đưa ra giải pháp lâu dài cho học sinh có năng lực học tập yếu kém
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Đồng Tháp, ngay khi nhận được thông tin trên, sở đã có công văn khẩn chân chinh tinh trang hoc sinh khong đam bao chuân kiên thưc va ky nang. Ngoài ra, yêu cầu tổ chuyên môn, giáo viên nghiêm túc tìm nguyên nhân học sinh còn yếu, thiếu kiến thức kỹ năng tối thiểu, trong đó tập trung nguyên nhân chủ quan.
Theo ông Nguyễn Thanh Danh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, sở đã chỉ đạo từ lâu, xuyên suốt việc khong giao chi tieu hoc sinh len lơp cho giao vien va khong sư dung tieu chi nay lam điêu kiẹn trong đanh gia, xêp loai va xet thi đua khen thuơng giao vien vao cuôi nam hoc.
Tuy nhiên, một vài ban giám hiệu muốn thành tích trường mình "đẹp" nên không chấp hành chỉ đạo của ngành, tự đưa ra những quy định gây áp lực cho các thầy cô, do đó khi biết học sinh yếu kém vẫn cho lên lớp. Sắp tới, sở sẽ chỉ đạo, rà soát lại yêu cầu thực hiện nghiêm.
"Sự việc vừa rồi thật đáng tiếc, đáng trách và đáng phê bình, ngành giáo dục nhận trách nhiệm. Chúng tôi xem đây là bài học đáng giá về công tác quản lý chuyên môn của ngành, nhất là công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá học sinh ở một số đơn vị. Chúng tôi quyết tâm sửa sai, khắc phục một cách triệt để bằng các giải pháp cụ thể. Đồng thời, tập trung vào những nguyên nhân chủ quan như chất lượng dạy học, việc quản lý kiểm ta, đánh giá học sinh còn hạn chế, việc bồi dưỡng học sinh yếu kém có hiệu quả không. Bắt buộc phải có giải pháp mạnh mẽ trong thời gian sắp tới", ông Danh nói thêm.
Cũng theo Sở GD-ĐT, từ sau vụ việc này, sở yêu cầu các cơ sở giáo dục, trường học thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT, kiên quyết không để học sinh nào không đảm bảo kiến thức, kỹ năng tối thiểu mà được lên lớp. Cần thiết sở sẽ thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra các nội dung liên quan để chấn chỉnh, khắc phục triệt để.
Còn riêng 6 em không đọc được chữ, Phòng GD-ĐT huyện Thanh Bình đã yêu cầu thành lập một nhóm giáo viên có kinh nghiệm ở trường tiểu học kèm cặp riêng cho các em. Các thầy cô THCS gia cố kiến thức cho các em ở các môn học lớp 6 để các em đầy đủ kiến thức, nếu đã cố gắng, nỗ lực mà chưa đạt thì phải để các em ở lại lớp 6.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, chỉ đạo ngành giáo dục cần đặt nặng trách nhiệm nhà trường, hỗ trợ tích cực tốt nhất, nhân văn cho các em có năng lực học yếu, khó lên lớp, ở lại 1-2 năm. Nếu các em học hoài không thể lên lớp thì phải hướng nghiệp cho các em học nghề trung cấp, sơ cấp, sau đó các em có nghề không phải thất nghiệp.
"Chúng ta phải mạnh dạn sàng lọc, có hướng đi phù hợp cho nhóm các em có năng lực học tập yếu, kém. Chúng ta phải thừa nhận thôi, không nên nhắm vào số lượng lớn nhưng thực chất thì có những em không đảm bảo chất lượng", ông Bửu chỉ đạo.
Học sinh lên lớp 6 chưa đọc thông, viết thạo: Sở GD-ĐT nói gì? Đại diện Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho biết đã yêu cầu phòng GD-ĐT huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) rà soát lại trước thông tin học sinh lớp 6 Trường THCS - THPT Tân Mỹ chưa đọc, viết thông thạo. Trước đó, có thông tin một số học sinh Trường THCS - THPT Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đọc viết khó khăn,...