Sản lượng chất bán dẫn của Trung Quốc giảm, báo hiệu sự tắc nghẽn toàn cầu
Chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã ảnh hưởng đến việc tăng năng lực sản xuất tại các xưởng gia công trên khắp Trung Quốc, bao gồm cả các dự án mới từ hãng chip lớn nhất nước này là SMIC.
South China Morning Post dẫn dữ liệu mới nhất của chính phủ Trung Quốc vừa được công bố cho biết, sản lượng vi mạch tích hợp (IC) của Trung Quốc đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 10.2021, do tắc nghẽn nguồn cung xuất hiện trong bối cảnh thiếu năng lực sản xuất chip toàn cầu.
Sự sụt giảm vi mạch của Trung Quốc trong hai tháng qua phản ánh tác động từ tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng vi mạch đã giảm từ 30,4 tỉ đơn vị trong tháng 9.2021 xuống còn 30,1 tỉ trong tháng 10.2021. Mức cao kỷ lục từng ghi nhận được là 32,1 tỉ vào tháng 8.2021. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết thêm là sản lượng chip đã tăng 22,2% trong tháng.
Video đang HOT
Mặc dù số liệu thống kê vi mạch của Trung Quốc không cung cấp thông tin phân tích chi tiết về các danh mục sản phẩm, nhưng tổng sản lượng đã cho thấy phép đo sơ bộ về những nỗ lực của nước này nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn độc lập trong nước, vốn đã trở thành ưu tiên quốc gia theo kế hoạch thúc đẩy tự cung công nghệ của Bắc Kinh.
Theo các nhà phân tích, sự sụt giảm trong hai tháng qua phản ánh tác động từ tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Một lưu ý gần đây từ công ty nghiên cứu ICWise có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, thời gian đối với thiết bị chế tạo chip, liên quan đến thời gian từ khi đặt hàng đến khi thiết bị đến nhà máy, đã kéo dài tới 12 tháng. Mức độ chậm trễ trung bình đã tăng lên đến 6 tháng, cản trở kế hoạch mở rộng tại các xưởng sản xuất bán dẫn của Trung Quốc.
Các xưởng sản xuất gia công bán dẫn lớn ở đại lục, bao gồm Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), đã hoạt động gần hết công suất trong năm nay để đáp ứng nhu cầu cao trong thời kỳ thiếu hụt. Tuần trước, SMIC cho biết kế hoạch mở rộng công suất phải đối mặt với nhiều hạn chế do gián đoạn hậu cần, thời gian giao hàng kéo dài và các yêu cầu cấp phép của Mỹ. Theo đồng Giám đốc điều hành SMIC Zhao Haijun, công suất tổng thể của công ty đã tăng lên 594.000 tấm wafer 8 inch trong quý kết thúc vào tháng 9.2021, nhiều hơn 32.000 so với quý trước đó.
Tính đến cuối tháng 9.2021, Trung Quốc có 33 dây chuyền sản xuất, bao gồm cả dây chuyền đã lên kế hoạch và dây chuyền đang được xây dựng, để thực hiện tấm wafer 8 inch, và 41 dây chuyền cho tấm wafer 12 inch, về lý thuyết có thể sản xuất 1,13 triệu tấm wafer 12 inch tương đương mỗi tháng, dựa trên ghi chú của công ty nghiên cứu ICWise.
Các chính phủ trên khắp thế giới đã và đang tìm cách giúp giảm bớt khó khăn về tình trạng thiếu chip, chủ yếu thông qua việc tài trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn. Tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng cũng là mối quan tâm lớn khác trong ngành. Nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC) là đơn vị được hưởng lợi chính từ chính sách khuyến khích của chính phủ để xây dựng các cơ sở sản xuất tại nước đầu tư, dẫn đến việc một xưởng gia công mới được xây dựng ở Mỹ và một nhà máy chip liên doanh với Sony được lên kế hoạch cho Nhật Bản.
SMIC cũng có kế hoạch mở rộng, với động lực bao gồm hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương. Hãng này đang xây dựng xưởng sản xuất ở Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải. Mỗi xưởng tập trung vào nút công nghệ 28 nanomet, dự kiến có tổng công suất hằng tháng là 240.000 tấm wafer. Ông Zhao cho biết nhà máy Thâm Quyến dự kiến sẽ đi vào sản xuất nửa cuối năm sau, đồng thời tiết lộ công suất của nhà máy đã được đặt hàng trước.
Samsung, Renesas, SK Hynix đồng loạt từ chối tiết lộ thông tin khách hàng cho Mỹ
Nhiều nhà sản xuất chip châu Á tham gia cùng Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) trong việc giữ kín thông tin chi tiết khách hàng.
Theo Nikkei, Samsung Electronics, SK Hynix hôm 8.11 đã đồng ý cung cấp dữ liệu chuỗi cung ứng theo yêu cầu từ phía Mỹ. Tuy nhiên, giống như TSMC, cả hai hãng chip nhớ Hàn Quốc đều giữ lại thông tin chi tiết liên quan đến khách hàng.
Nhiều công ty từ chối tiết lộ chi tiết dữ liệu khách hàng cho phía Mỹ
Nhà sản xuất chip Renesas Electronics và Kioxia Holdings của Nhật Bản đã tuân thủ lời kêu gọi của chính phủ Mỹ về việc tự nguyện cung cấp dữ liệu, nhằm giúp xác định các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng cả hai công ty cũng từ chối tiết lộ chi tiết dữ liệu khách hàng.
"Trong vài tuần qua, tôi đã nói chuyện với giám đốc điều hành (CEO) của một số công ty bán dẫn, bao gồm cả TSMC, để yêu cầu họ tuân thủ lời kêu gọi. Tất cả CEO mà tôi đã đối thoại đều nói rằng đó là một ý kiến hay", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói trong cuộc họp báo hôm 9.11. Trước cáo buộc của Trung Quốc cho rằng chính phủ Mỹ đang ép buộc các công ty công nghệ tiết lộ thông tin mật, bà Raimondo đáp lại "thật nực cười khi cho rằng đó là sự ép buộc vì nó là tự nguyện".
Cuối tháng 9.2021, Bộ Thương mại Mỹ đã yêu cầu các công ty bán dẫn tiết lộ dữ liệu trong 14 lĩnh vực bao gồm sản phẩm, đơn đặt hàng và hàng tồn kho. Thời hạn để trả lời là ngày 8.11. Chính quyền Washington coi việc trao đổi thông tin không đầy đủ giữa các nhà sản xuất chip và người mua chip là nguyên nhân làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chất bán dẫn trên toàn cầu.
Theo Nikkei, General Motors và BMW đã tiết lộ thông tin mua bán và các thông tin khác cho Bộ Thương mại Mỹ. Trong khi đó, TSMC và những hãng khác tỏ thái độ phản đối tiết lộ bí mật công ty, cho rằng việc này có thể gây hại cho họ trong khi đàm phán hợp đồng.
Truyền thông Trung Quốc nói gì khi TSMC cung cấp dữ liệu cho Mỹ? Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 9.11 tiếp tục đưa tin phản đối TSMC chuyển giao thông tin chuỗi cung ứng chip cho chính phủ Mỹ, đổ lỗi cho Đài Bắc đã mềm mỏng với Washington. Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) và các công ty lớn khác tham gia trực tiếp...