Săn học bổng tiến sĩ ở Mỹ giống thi The Voice
Giống như thi The Voice, cuộc chiến giành học bổng tiến sĩ cũng có vòng giấu mặt, đối đầu… Nhưng bạn không nhất thiết phải là quán quân để có một sự nghiệp thành công.
Tôi rất thích xem Giọng hát Việt (và cả The Voice của Mỹ nữa). Tôi thích chương trình này vì format chương trình rất thú vị. Mở đầu với vòng Giấu mặt, mỗi thí sinh phải bước lên sân khấu và hát bài mình chọn, trong khi 4 huấn luyện viên (giám khảo) phải quay mặt lại và không được nhìn vào thí sinh.
Khi nghe hát, các huấn luyện viên phải quyết định xem có chọn thí sinh đó vào đội của họ không. Nếu được nhiều hơn 1 huấn luyện viên chọn thì đến lượt thí sinh được quyền chọn huấn luyện viên cho mình, sau khi các huấn luyện viên đấu khẩu và giành giật thí sinh với nhau.
Châu Thanh Vũ sinh năm 1992, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ kinh tế, Đại học Harvard, học bổng toàn phần . Ảnh: NVCC.
Tôi thấy format này hấp dẫn vì hai lý do: Giám khảo không nhìn thấy thí sinh, do vậy cái nhìn không quan trọng, mà chỉ có giọng hát là tiêu chí duy nhất; Thực ra, chuyện thí sinh có hát hay hay không, không phải điều quan trọng nhất. Có rất nhiều thí sinh hát hay. Tuy nhiên, cái cần thiết là một giây phút bùng cháy nào đó trên sân khấu mà tạo đủ sức hấp dẫn để khiến các huấn luyện viên muốn chọn ngay lập tức.
Tôi đã thấy nhiều người hát hay đều đều, nhưng không được chọn; trong khi một số hát kém hơn lại được chọn, vì họ có sự đột phá đúng lúc.
Có nhiều điểm chung giữa cuộc thi The Voice và quá trình tuyển sinh tiến sĩ. Trong quá trình tuyển sinh, các chương trình PhD (tiến sĩ) phải chọn 30 người từ khoảng 900 đơn mà không hề biết các thí sinh này là ai. Ban tuyển sinh (BTS) chỉ có thể nhìn thấy điểm số, và đọc được thư giới thiệu của các giáo sư khác. Không có điều gì đảm bảo người được chọn sẽ phù hợp chương trình PhD của trường đó, hay họ có tiếp tục giỏi như thế hay không.
Ngoài ra, đối với các khoa xếp hạng hàng đầu, việc một người có thành tích giỏi đều đều không quan trọng; ngược lại, họ thích những người nổi bật, có một điểm lóe sáng ở đâu đó.
Tuy nhiên, còn nhiều điểm tương đồng hơn giữa hai cuộc thi này. Sau khi một thí sinh tỏa sáng và được nhiều HLV lựa chọn, thí sinh đó sẽ nhận được sự khen ngợi, trầm trồ của các vị HLV; nhận được những lời có cánh rằng giọng hát của thí sinh đó thật tốt, rằng họ sẽ đi đến đích cuối cùng của cuộc thi, vân vân.
Một số người thực sự xứng đáng với các lời khen này. Phần lớn số khác thì không. Tuy nhiên, khi đứng trên sân khấu và được các nghệ sĩ tài năng khen ngợi, một người non kinh nghiệm rất dễ cả tin vào những lời có cánh kia và nghĩ rằng mình giỏi thật.
Ở kỳ tuyển sinh PhD, mọi chuyện cũng xảy ra như thế đối với tôi. Rất nhiều trường, Harvard, MIT, Stanford, Princeton…, những trường mà tôi chỉ biết nằm mơ giờ đây họ lại mời tôi đến với chương trình của họ.
Video đang HOT
Một giáo sư của Harvard, người mà tôi rất kính trọng, gọi điện khi tôi đang đi thăm Stanford để thông báo Harvard sẽ tăng thêm tiền học bổng, cho tôi tham gia nhóm nghiên cứu cùng, rồi chốt lại bằng câu hỏi: “Tôi phải nói gì nữa thì mới thuyết phục được em chọn Harvard?”.
Tôi chết lặng ở câu hỏi ấy. Tất cả những điều này có khiến tôi thấy đặc biệt hay không? Có chứ! Đó là phần thưởng lớn cho nỗ lực của bản thân trong nhiều năm qua của tôi. Nhưng tôi đã có cảm giác là nó hơi quá. Đâu đó ở trong tôi nhận ra rằng mình đáng giá ít hơn những gì họ đang cố gắng trả cho mình, và tôi sẽ phải cố gắng hơn để xứng đáng với cái danh dự mà họ đang cho mình.
Tôi muốn gọi giai đoạn này là “giai đoạn tuần trăng mật” – cho cả cuộc thi The Voice và kỳ tuyển sinh PhD. Mọi thứ quá suôn sẻ, quá tốt đẹp đến nỗi nó có thể thuyết phục bất cứ ai rằng mọi thứ từ này về sau sẽ cực kỳ đơn giản.
Nhưng không – mọi thứ không đơn giản như thế. Ví dụ như trong cuộc thi Giọng hát Việt, một khi đã vào vòng Đối đầu hoặc đi xa hơn, hầu hết mọi người đều sẽ lần lượt bị loại, dù trước kia họ có được ca tụng, được khen ngợi bao nhiêu đi chăng nữa. Một số người được khuyên rằng, nếu chọn đúng HLV, họ có thể thắng toàn bộ cuộc thi. Rồi họ chọn người HLV ấy, chỉ để bị loại bởi chính người HLV đó ở ngay vòng tiếp theo một cách không thương tiếc.
Điều tương tự cũng đúng cho các chương trình tiến sĩ. Đầu tiên, sau khi được nhận và trước khi vào học, bạn sẽ được ca tụng như một thần đồng. Thế rồi, ngay sau khi chọn một trường nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng, có 25 người nữa cũng đặc biệt và thiên tài như kiểu mà các giáo sư đã ca ngợi bạn. Cứ mỗi khoa có khoảng 25 người, tính riêng nội 10 trường top đã đào tạo khoảng chừng 250 tiến sĩ kinh tế mỗi năm.
Cuối cùng, khoảng 10% xuất sắc nhất trong số này sẽ có một sự nghiệp thành công. Như vậy, ở các chương trình tiến sĩ, sau 5 năm, sự loại và đào thải cũng khắc nghiệt như cuộc thi hát The Voice vậy. Chỉ những ai có cả tài năng, sự nỗ lực, bền bỉ, và may mắn mới thành công đường dài.
Tất nhiên, còn có một điểm chung giữa hai cuộc thi nữa là “bạn không nhất thiết phải đứng ở vị trí đầu tiên để thành công”. Thực ra, ngay cả ở The Voice, những người thắng trận chung kết chưa chắc đã thành công và có sự nghiệp tốt hơn những người bị loại trước.
Theo quan điểm của tôi, thành công hay không đòi hỏi một người phải biết đi qua “giai đoạn tuần trăng mật,” tự thức tỉnh bản thân càng sớm càng tốt, phải có một mục đích phấn đấu cụ thể, và làm việc cật lực để đạt được mục đích đó.
Con đường phía trước khá đáng sợ, nhưng nghĩ lại thì việc được ở một trường tốt là khởi đầu khá thuận lợi. Bây giờ, tôi chỉ cần tập trung công việc của mình thay vì sự tự hào, danh dự, hay sự nổi tiếng là được.
Xuất thân từ miền quê nắng gió Ninh Thuận, Châu Thanh Vũ hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ kinh tế tại Đại học Harvard theo học bổng toàn phần 5 năm. Trước đó, Vũ từng nhận học bổng của trường United World College (UWC) và theo học 2 năm trung học tại đây. Kết thúc khoá học tại UWC, Vũ nhận được học bổng tiến sĩ toàn phần của 7 trường ĐH ở Mỹ, gồm: Học viện công nghệ Massachusetts, Princeton, Stanford, Chicago, Yale, Columbia và Minnnesota.
Theo Zing
'Harvard ném phao, sinh viên phải tự bơi hoặc chết chìm'
Tôn Hà Anh - nữ sinh đạt học bổng toàn phần chia sẻ, Đại học Harvard không cho cô danh tiếng, mà mang lại cả thế giới và cơ hội trong lòng bàn tay.
Duệ Quách - Người sáng lập của Calm Clarity là một người Mỹ gốc Việt từng nhận học bổng danh giá tại trường Đại học Harvard. Trong chia sẻ của mình, Diệu Quách nói: "Harvard khi đó (và có thể đến tận bây giờ) là nơi bạn hoặc biết bơi hoặc sẽ chết chìm".
Có chung suy nghĩ này, Tôn Hà Anh (sinh năm 1992, cựu học sinh trường Amsterdam, sinh viên năm cuối ngành Kinh tế Đại học Harvard cũng chia sẻ, sinh viên trong trường luôn nắm tay nhau để không bị "chết chìm". Đó là cách chia sẻ trong học tập. Cô cùng Nguyễn Tuấn Hải - Nhà sáng lập Eton Grammar School đã có buổi trò chuyện "Các câu chuyện giáo dục qua lăng kính Harvard".
Trước đó, Hà Anh từng nhận học bổng toàn phần của 5 trường đại học danh tiếng tại Mỹ Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley.
Những áp lực vô hình của Harvard
Cô sinh viên Việt Nam Tôn Hà Anh kể lại cảm xúc, khi mới vào trường, Hà Anh từng có cảm giác... bực mình, bởi Harvard không có ngành Kế toán hay Báo chí. Harvard quan niệm những ngành đó là hướng nghiệp nên dạy các kỹ năng như tư duy, sáng tạo, tự học, quản lý, đề cao việc tự học và nghiên cứu.
Những giáo sư hàng đầu ở Harvard đều bắt học sinh dành thời gian tìm hiểu, nghĩ ra ý tưởng trước khi được phép làm việc với họ.
Hà Anh chia sẻ về những trải nghiệm ở Harvard. Ảnh: Quyên Quyên.
Hà Anh ví, Harvard đưa cho mỗi sinh viên một chiếc phao, họ phải tự xoay sở. Còn ông Nguyễn Tuấn Hải đưa ra thống kê, có tới 15-20% học sinh đã nhập học Harvard đã bỏ cuộc, có thể không phải vì họ kém cỏi mà do môi trường không phù hợp.
Hà Anh chia sẻ: "Mỗi sinh viên đặt chân vào Harvard đều từng là những người xuất sắc nhất trong môi trường cũ. Cùng học và làm bạn với những người đứng đầu trong môi trường nặng về học thuật, kỳ vọng của người xung quanh... là áp lực vô hình của những sinh viên trường Harvard".
Sinh viên trong trường còn gặp áp lực về thời gian khi có đến hàng trăm sự kiện diễn ra trong liên tiếp. Với sức hút từ những diễn giả lớn trên thế giới, sinh viên có quá nhiều điều làm cùng một lúc mà không thể "phân thân". Vì vậy, ngoài tình yêu với học thuật, người thành công trong môi trường Harvard phải biết sắp xếp thời gian hiệu quả.
Điều đặc biệt, trong một môi trường tự xoay sở, những sinh viên của Harvard phải nắm tay nhau để cùng "sống". Ví dụ, khi Giáo sư yêu cầu mỗi tuần một sinh viên đọc 1.000 trang. Không thể thực hiện, các thành viên trong lớp thường chia thành từng nhóm đọc để tóm tắt, chia sẻ cho nhau. Điều này trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Harvard.
Ngoài ra, ở Harvard còn có áp lực giữa sự chênh lệch của tầng lợp thượng lưu và bình dân, như Diệu Quách - một người gốc Việt ở Mỹ nói: "Với tôi, Harvard là nơi người ta đeo lên mình những khuôn mặt giả tạo chính đáng".
Hà Anh cho biết, trường học luôn tồn tại những nhóm kín là sinh viên quý tộc. Các thành viên khác chỉ có thể vào được bằng thư giới thiệu, đồng thời phải trải qua thử thách. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì đến cô bởi số lượng nhóm này chỉ chiếm 0,01%. Theo Hà Anh, những năm qua, Harvard đã luôn cố gắng thay đổi và mang lại môi trường bình đẳng, đa dạng hơn.
Bài học về người vô gia cư và tính nhân bản trong giáo dục Harvard
Theo nữ sinh người Việt, ở Harvard có tỷ lệ cứ 7 sinh viên thì có một giáo sư, vì vậy khoảng cách giữa họ rất gần gũi. Mỗi tuần, giáo sư phải có 2-3 giờ mở cửa phòng để học sinh tự do đến hỏi những vấn đề còn băn khoăn, luôn có học sinh xếp hàng dài để nói chuyện với thầy.
Nguyễn Tuấn Hải - Nhà sáng lập Eton Grammar School cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm du học. Ảnh: Quyên Quyên.
Ngoài xã hội, những giáo sư có thể là những lãnh đạo cấp cao nhưng trong bài giảng, họ luôn tâm huyết chia sẻ những trải nghiệm của mình.
Cô kể lại câu chuyện bài giảng của một giáo sư, ông đã nói với sinh viên về thắc mắc khi nhìn thấy những người vô gia cư ở Mỹ không có công ăn việc làm. Trong khi đó có những cửa hàng bán quần áo luôn thiếu người. Sau này, khi được học ông mới biết phần đông số người vô gia cư đều mắc bệnh tâm thần, suốt cuộc đời họ không thể có việc làm và không ai thuê họ cả. Bệnh tâm thần phát triển vào lúc 20-40 tuổi, là độ tuổi tinh hoa nhất mà một con người có thể ôm cả thế giới trong lòng bàn tay. Đó là một điều rất đau lòng.
Hà Anh bày tỏ, những kiến thức khô khan đã được chia sẻ thành những câu chuyện rất thật, như một bài giảng in trong tâm trí cô gái.
Nhận xét về những giáo sư của Harvard, cô gái Việt Nam cho rằng: Đa số những người càng giỏi họ càng khiêm tốn. Còn Nguyễn Tuấn Hải nhận định, họ thực sự lôi cuốn như những "ngôi sao". Ở Mỹ luôn có những Giáo sư quyền lực trong xã hội nhưng không quyền lực trong học trò.
Hà Anh phân tích, bên cạnh sự cạnh tranh gắt gao, tính chất nhân bản của giáo dục đã luôn được Harvard thể thiện. Từ khâu tuyển sinh, bên cạnh kỳ thi chuẩn hóa, Havard không chỉ nhìn vào điểm số mà coi trọng thư giới thiệu của thầy cô để biết được nhân cách của sinh viên. Bài luận không nhằm những vấn đề to tát mà kể chuyện bởi chính những chuyện sâu thẳm và cá nhân nhất. Cuộc phỏng vấn để vào trường cũng tìm hiểu rất kỹ con người thực sau khi bước ra khỏi thành tích học tập. Harvard luôn cố gắng xây dựng môi trường đa dạng và lấy "đa dạng" là tôn chỉ để thành công.
Hà Anh kể chuyện, những chiếc bàn trong nhà ăn của Harvard rất to và dài, điều này bắt buộc sinh viên luôn phải ngồi cùng để từ đó nói chuyện với những người không quen biết. Vì vậy, từ một tân sinh viên, Hà Anh đã quen đến nửa trường sau năm học đầu tiên. Ở Harvard không mang sứ mệnh thay đổi thế giới.
Ở Harvard cũng luôn có truyền thống văn hóa đẹp, đó là thế hệ đi trước giúp đỡ thế hệ sau. Harvard không mang sứ mệnh giải cứu các vấn đề của thế giới, mà giúp thay đổi cuộc sống của nhiều người, chú trọng giúp sinh viên giải quyết các vấn đề.
Theo Zing
Lựa chọn gây sốc của 9X giành học bổng 230.000 USD Giành học bổng 230.000 USD của ĐH Bates, Mỹ và có thành tích học tập xuất sắc, nhưng Trung Hiếu từng khủng hoảng và cảm thấy cô đơn bởi lựa chọn gây sốc của bản thân. Nguyễn Trung Hiếu sinh năm 1990 trong gia đình có bố mẹ đều công tác trong ngành Y ở Hà Nội. Hiếu có 4 năm học chuyên...