Săn điểm mùa “sale off”
Hãy khám phá xem các chuyên gia “kiếm điểm” tận dụng mùa “sale off” điểm số như thế nào nhé!
“Săn điểm” đầu năm
Đầu năm mới là khoảng thời gian thuận lợi cho hoạt động của các chuyên gia săn “điểm rẻ” tuổi teen, hơn ai hết, các bạn nắm rất rõ về thói quen và thời điểm “sale off” của từng thầy cô. M.A (THPT Q.T) rất am hiểu: “Cô dạy Lý thì thường hay cho bài tập về nhà nên chỉ cần chăm chỉ làm tốt bài, hôm sau cô gọi lên bảng thì vác nguyên vở lên chép là được rồi, làm đúng là điểm 10 ngon ơ ngay. Còn thầy dạy Sinh thì rất thích việc phát biểu trong giờ, chăm đọc sách trước, trả lời trơn tru câu hỏi của thầy, điểm 9,10 cũng chẳng khó khăn gì”.
Còn T.T (THPT M.C) – 1 chuyên gia “săn điểm” thâm niên thì chia sẻ: “Đầu năm học các thầy cô khá dễ tính khi mở hàng sổ điểm, nếu bạn xung phong lên bảng thì cột điểm miệng sẽ tỏa sáng lấp lánh ngay. Không chỉ có dịp khai giảng, ngày 20/11, 8/3 các thầy cô cũng sẽ linh động cho đám học trò điểm cao”. T dẫn chứng đầy hùng hồn: “Đợt khai giảng, kiến thức mới đầu năm thì dễ, lớp tớ đua nhau giơ tay kiểm tra miệng, các thầy cô mừng lắm, dễ tính hẳn, thế là sổ điểm toàn 9,10.”
M.H ( THPT LQĐ) thì lại cho rằng, cuối mỗi kì mới là “giờ vàng” để kiếm thêm chút “phẩy”. Thời điểm chuẩn bị khóa sổ, ai thiếu điểm ở bất kì cột nào, hay điểm chưa đẹp, đều được các thầy cô hết sức tạo điều kiện cho gỡ. Cốt làm sao cho điểm số của học sinh mình tốt hơn. Có khi cuối kì thiếu điểm, các thầy cô chiếu cố bằng cách chấm vở, nếu vở sạch, chép đủ bài thì 9 điểm còn nếu vở đẹp, viết bút xanh đỏ rõ ràng thì điểm 10 nằm gọn trong tay luôn rồi!
“Điểm rẻ” vẫn ế
Một đợt cô giáo cho bài vẽ bản dồ Việt Nam, H.A (THPT TP) bỏ ra nhiều công ngồi tỉ mẩn, vẽ xong còn cẩn thận chú thích và đánh dấu đẹp không thua kém gì bản đồ thật. Bài của A đẹp đến mức cô giáo giữ lại làm tài liệu cho khóa sau. Nhưng cuối cùng, điểm của A cũng chỉ bằng những bạn vẽ bình thường bằng bút chì. Từ đó, H.A luôn làm ở mức “tầm tầm” cho đủ bài.
Video đang HOT
Chắc chắn rằng, những bạn chăm chỉ học hành – học thật sẽ không bao giờ thích điểm số bị “sale off” như vậy. Nhưng rất nhiều teen nhà ta không tẩy chay điểm rẻ bởi lẽ: “Đi trước bao giờ cũng dễ hơn đi sau, mình chủ động, học tủ lên bảng thế là xong, điểm đẹp ngay, chứ đợi thầy cô gọi nhằm đúng hôm không học thì chết chắc. Mà có ai giỏi toàn diện được đâu, điểm rẻ là cứu cánh cho những môn mình còn yếu.”
“Điểm rẻ” nhưng chất
Các thầy cô thường có tâm lý thương học sinh, nhất là học sinh cuối cấp: Môn này học khô khó vào, đứa kia thiếu ít điểm để thành HS Giỏi. Đặc biệt lớp cuối cấp, “vớt” được bao nhiêu học sinh giỏi, các thầy cô đều cố gắng “vớt”. Nhưng trái lại với tấm lòng của các thầy cô, nhiều teen nhà ta đang biến tướng mùa “điểm rẻ” thành mùa “học đối phó”, học rồi lên trả bài, thế là yên tâm ta thoát thân, mà lại gây dựng được hình ảnh đẹp, chắc chắn thầy cô sẽ nghĩ rằng mình cũng chăm chỉ học, chẳng bao giờ sờ đến đâu. Cứ như vậy, trả bài xong, teen thoải mái thả phanh cho đến khi chạm trán kì thi mới giật mình bởi kiến thức bấy lâu sao hổng nhiều quá.
Ai cũng muốn sổ điểm của mình đẹp lung linh, dù chỉ là con số, nó cũng thể hiện cho nỗ lực và cố gắng của bạn trong một thời gian dài và điểm đẹp sẽ giúp chủ nhân của nó tự tin hơn trong học tập. Nhưng điểm số cao sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn giành được bằng chính lực học của mình, ở bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào chứ không chỉ mùa “sale off” đâu nhé! Hãy cùng nhau học thật tốt và kiếm thật nhiều điểm đẹp nhân dịp năm học mới teen nhé.
Theo PLXH
Mùa tựu trường, ngược dòng miền gian khó
Trường Tiểu học Mường Xén một ngày đầu tháng 8, các thầy cô giáo đang ra sức san gạt bùn đất để lấy sân chơi cho học sinh.
Phòng học Trường Mầm non và Tiểu học xã Mường Típ bị ngập bởi lớp bùn đất dày trên 2 mét
Trong trận lũ quét lịch sử cuối tháng 6, ngành giáo dục Kỳ Sơn (Nghệ An) chịu khá nhiều tổn thất. Một số trường học, nhà công vụ ở thị trấn Mường Xén và các xã Mường Típ, Mường Ải, Bắc Lý, Chiêu Lưu, Tà Cạ bị ngập sâu trong bùn đất và bị sạt lở, đổ sập hoặc bị cuốn trôi. Cùng với đó là các loại hồ sơ, tài liệu, sách giáo khoa và đồ dùng học tập bị cuốn theo dòng nước lũ hoặc bị vùi sâu trong đống bùn đất và hư hỏng hoàn toàn. Đó là chưa kể không ít gia đình rơi vào cảnh trắng tay nên cơ hội tiếp tục đến trường của nhiều học sinh có thể nói là rất mong manh.
Trận lũ vừa qua, trường bị thiệt hại khá nặng nề. Nhà công vụ và nhà ăn bị sạt lở và cuốn trôi hoàn toàn, hiện nay các hạng mục này đang được khẩn trương thi công để kịp đưa vào sử dụng từ đầu năm học mới.
Các phòng học ngập sâu chừng hơn 3 mét, sách vở, tài liệu, bàn ghế bị trôi. Ông Trần Văn Khánh, Trưởng phòng Giáo dục cho biết, Ban Giám hiệu nhà trường đã phải chi 85 triệu đồng để thuê người và các phương tiện khác đến nạo vét bùn đất trong các phòng học và ở sân trường. Ở bên cạnh, Trường mầm non Mường Xén cũng chịu số phận tương tự.
Thầy cô giáo Trường Tiểu học Mường Xén ra sức giải phóng bùn đất, lấy lại sân chơi cho trẻ
Tiếp tục vượt chặng đường gần 30 km ven bờ sông Nậm Mộ đang bị sạt lở nghiêm trọng, chúng tôi tìm đến trung tâm xã Mường Típ.
Tại đây, nhà công vụ của trường mầm non và tiểu học bị đổ sập, hiện chưa có phương án khắc phục. Phòng học và sân trường đang bị ngập bởi lớp bùn đất dày khoảng 2,5 mét.
Giữa sân, mấy em học sinh đang đào xới cạnh đống sách vở đã mục nát, hư hỏng. Hỏi chuyện, chúng tôi được biết các em đang xới trong đống bùn đất để tìm đồ dùng học học tập, may ra còn một ít thứ chưa bị hư hỏng để có thể dùng trong năm học mới.
Một số thầy cô giáo từ dưới xuôi lên đang giọn dẹp, giải phóng bùn đất trong các phòng học nhưng xem ra công sức của các thầy cô chẳng thấm vào đâu so với khối lượng bùn đất khổng lồ.
Thầy Đàm Huy Quang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Típ cho biết: "Khối lượng công việc quá lớn, chúng tôi không thể làm xuể.
Cũng không thể huy động học sinh, vì công việc nặng nề, học sinh tiểu học không đủ sức. UBND xã vừa phân chia cho từng bản theo khu vực để giải phóng bùn đất, kịp cho năm học mới".
Sau Thị trấn Mường Xén, xã Mường Típ là một trong những địa phương chịu thiệt nặng trong trận lũ quét.
Đây cũng là một trong những xã nghèo nhất huyện Kỳ Sơn, chủ yếu là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Khơ mú. Vì thế, việc vận động học sinh tiếp tục đến lớp trong năm học mới là một nỗi lo lớn đối với các thầy cô giáo.
Học sinh xã Mường Típ bới trong đống bùn đất tìm đồ dùng học tập
Ông Trần Văn Khánh cho biết: "Các trường có các hạng mục bị sạt lở, đổ sập hoàn hoàn như Mường Típ, Mường Ải, Bắc Lý dù có đủ tiền cũng không thể xây dựng lại kịp, vì năm học mới đã cận kề. Vì thế, chúng tôi có ý định phối hợp với chính quyền địa phương huy động nhân dân dựng nhà tạm bằng tre nứa để có thể sử dụng ít nhất trong vòng một năm". Đồng thời, để đảm bảo thời gian, kế hoạch và chương trình năm học mới, ngành giáo dục Kỳ Sơn cần khoảng 600 triệu đồng để đóng mới bàn ghế và khoảng 1,1 tỷ đồng để hỗ trợ mua sắm sách giáo khoa, đồ dùng và phương tiện phục vụ dạy học.
Hôm sau, trở lại thị trấn Mường Xén, các em học sinh nơi đây đã bắt đầu đến trường. Những trận mưa rào đầu mùa đã bắt đầu bao phủ vùng đất rẻo cao biên giới làm cho con đường đến trường của các em càng thêm gian nan, vất vả. Trong trận lũ vừa qua, chiếc cầu treo bản Phảy nối trung tâm Mường Xén sang khu vực Trường THCS và THPT DTNT huyện bị cuốn trôi, nên gần 4.000 học sinh phải đi ngược lên theo sông Nậm Mộ rồi qua khe Huồi Lội, rồi lại vòng xuống nên chặng đường đi học xa thêm chừng 5 km.
Điều đáng nói là cầu Huồi Lội hiện đang thi công, tuyến đường hai đầu cầu còn nham nhở nên vào ngày mưa việc đi lại hết sức khó khăn, nhiều em phải quay về. Một số em qua suối bằng cách vượt cầu tràn nhưng mùa này nước suối dâng cao và chảy xiết nên rất nguy hiểm.
Cầu treo bị cuốn trôi, con đường đến lớp của học sinh khu vực Mường Xén và các xã lân cận trở nên khó khăn và nguy hiểm
Ông Bùi Trầm, Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Hiện tại, cầu vượt đang được thi công gần vị trí chiếc cầu treo bị trôi, dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành. Từ bây giờ đến khi hoàn thành cầu vượt, chúng tôi dự định mượn phà tự hành của Quân khu 4 để đưa các em qua sông đến trường. Đồng thời, yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Huồi Lội để giảm tải cho phà tự hành, đảm bảo tất cả các em học sinh khu vực Mường Xén và các xã lan cận đều được đến trường".
Theo VNN
Trường quê cụ Trạng có 4 thủ khoa Nói giọng Hải Phòng, hàng xóm ca tôi "hơi bị" giàu. Anh làu khoán xây dựng, nhìn tiền nh thấy cát sỏi. Thế nhng, ông tri chẳng cho ai c tất cả. Anh chị li buồn ng con cái - thích ngi ến thu tiền cá ộ hơn thầy cô giáo ở trng. Bốn th khoa (từ trái sang: Trng, Quân, Hoà, Hng)...