Sân chơi thú vị cho học sinh với “Khi tôi 18″
Ngày 15-3, Trường THPT Việt – Đức, Hà Nội, tổ chức chương trình “Khi tôi 18″ hướng tới chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Một tiết mục tại “Khi tôi 18, Thời 2021″ (Ảnh: Ban tổ chức).
Với chủ đề “Thời,” cuộc thi năm nay nhằm mục đích bồi dưỡng kiến thức, giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng thực hành xã hội và định hướng nghề nghiệp cho lứa tuổi học sinh khi bước vào lứa tuổi 18. Bên cạnh đó, giúp cho học sinh của trường phát huy năng khiếu, bản lĩnh của bản thân, học hỏi nhiều lĩnh vực để trang bị các kỹ năng sống, tự tin bước vào lứa tuổi trưởng thành.
Với sự góp mặt của 49 tập thể lớp chia thành bảy bảng đấu, chương trình giúp các học sinh có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, khả năng sáng tạo và tình yêu với những dấu ấn về văn hóa, lịch sử của đất nước cũng như những nền văn hóa khác trên thế giới.
Em Trịnh Hoàng Anh, học sinh lớp 12, cho hay, với màn thi về Tổ quốc Việt Nam, lớp em đã chọn bối cảnh nhằm tái hiện lại những bộ trang phục truyền thống từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn. Qua đó, giới thiệu cho các bạn học sinh về những nét đẹp văn hóa truyền thống trong trang phục của dân tộc. Từ chương trình, các em đã học hỏi được nhiều điều, từ việc hình thành ý tưởng, nội dung, bối cảnh, trang phục… tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời với lứa tuổi học sinh.
Hiệu trưởng Trường THPT Việt – Đức Nguyễn Bội Quỳnh chia sẻ, “Khi tôi 18, Thời 2021″ mong muốn là một sân chơi ý nghĩa cho lứa tuổi học sinh THPT, qua đó thể hiện tinh thần hợp tác quốc tế, hội nhập với thế giới. Đồng thời, là cơ hội để học sinh của trường có cơ hội khám phá, tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của nhiều quốc gia khác nhau, hướng đến những điều nhân văn trong cuộc sống – những yếu tố quan trọng giúp các em trải nghiệm tinh thần “công dân toàn cầu”, tự tin hội nhập quốc tế.
Những năm qua, Trường THPT Việt Đức đã có nhiều hoạt động sáng tạo, bổ ích cho lứa tuổi học sinh. Các chương trình đã được tổ chức thành công như: “Miss Việt Đức”, “Cán bộ Đoàn tài năng” Chuỗi sự kiện “Chào 95-96-97-98-99-2000-01-02″ “Viet Duc’s Star”, và gần đây nhất là cuộc thi vũ đạo “Hit the dance” kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường.
Học sinh, nhà trường 'ngóng' bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT
Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2021 không chỉ chịu tác động của dịch COVID-19 từ năm 2020 mà còn từ năm lớp 11.
Chia sẻ việc dạy học online không hiệu quả như học trực tiếp, nhiều học sinh, nhà trường đang tận dụng mọi thời gian học sẵn sàng với kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Video ý kiến của học sinh, giáo viên về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021:
Tận dụng thời gian giảng dạy trực tiếp để ôn luyện
Thời điểm này, tại nhiều trường THPT, học sinh đang gấp rút hoàn thiện chương trình lớp 12 song song với việc ôn tập kiến thức chuẩn bị thi tốt nghiệp.
Chúng tôi đến Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào lúc 11h50 khi học sinh khối lớp 12 vừa xong tiết cuối buổi sáng. Nhiều học sinh vội vã về nghỉ trưa để chiều tiếp tục đến trường ôn tập.
Học sinh Nguyễn Minh Hải Hà, lớp 12D2, Trường THPT Việt Đức cho biết: "Bản thân em đã có kế hoạch tự học ở nhà cũng như ở trường. Tuy nhiên, việc học và ôn thi của chúng em khá khó khăn khi dịch COVID-19 làm gián đoạn việc đến trường, đến các lớp học thêm, phụ đạo.
Ngay cả việc học online cũng không hiệu quả như học trực tiếp. Bởi rất nhiều yếu tố như sự tự giác, giáo viên khó kiểm soát. Hình thức này cũng chỉ đạt 50% hiệu quả. Khi được đến trường, em tận dụng mọi thời gian để tiếp thu kiến thức khi thì học nhóm, lúc học thêm...".
Còn học sinh Đoàn Thu Huyền, lớp 12D9, Trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Chúng em đi học chịu sự tác động rất lớn của dịch bệnh COVID-19. Mặc dù, việc học online là giải pháp nhưng cũng không hiệu quả bằng việc đến trường học trực tiếp. Đây là dịp chúng em thi giữa kỳ và tận dụng mọi thời gian có thể để học tập, ôn luyện. Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra bộ đề minh hoạ sớm nhất để chúng em ôn luyện kiến thức, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT".
Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng trong giờ học. Ảnh: Lê Phú.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được nhiều thầy cô xem là lứa học sinh "đặc biệt" bởi có 3 năm đi học thì có tới 2 năm phải giãn đoạn khi đến trường.
Cô Nguyễn Thị Nhâm Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho biết: "Ngay từ đầu năm học 2020 - 2021, thực hiện hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường đã có kế hoạch tổ chức học tập trong bối cảnh "bình thường mới" để cung cấp kiến thức cho học sinh. Nhà trường luôn có phương án để đảm bảo kiến thức cho học sinh. Cụ thể, qua đợt kiểm tra giữa kỳ, nhà trường sẽ rà soát phân nhóm học sinh ôn tập".
Cô Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức chia sẻ: "Để sẵn sàng cho học sinh thi tốt nghiệp THPT, nhà trường đã định hướng chuyên môn cho giáo viên, khu trú, khoanh vùng các kiến thức cần thiết để học sinh ôn tập hàng ngày theo chủ đề, chủ điểm. Kiến thức chủ đề ôn theo tiết, tuần, thậm chí, có phần xác định theo tháng. Nhà trường cũng xây dựng các tiết tự chọn, yêu cầu thầy cô thực hành luyện tập, ôn lại kiến thức giảng dạy trong suốt thời gian dạy online".
Là một trong những trường THPT tiên phong, chủ động về việc dạy trực tuyến tại Ninh Bình khi dịch COVID-19 bùng phát, Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tam Điệp, Ninh Bình) cũng xác định việc dạy trực tuyến không thể hiệu quả bằng dạy trực tiếp. Do đó, khi học sinh đi học trở lại, nhà trường đã tận dụng mọi thời gian để các em ôn tập lại kiến thức, song song với dạy bài mới. Trường THPT Nguyễn Huệ lên lịch cho lớp 12 học chiều chủ nhật mới đảm bảo bù được chương trình.
Mong muốn bộ đề tham khảo sát với chương trình học
Mặc dù vừa ôn tập kiến thức cũ, vừa dạy bài mới nhưng nhiều học sinh, nhà trường đang rất mong ngóng bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học sinh Nguyễn Minh Hải Hà, lớp 12D2, Trường THPT Việt Đức cho biết: "Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm công bố đề thi tham khảo để chúng em sớm có sự chuẩn bị. Bộ đề tham khảo có thể tổng hợp được tất cả các chương trình đã dạy, kể cả phần đã giảm tải. Em mong đề không quá khó như nhiều năm trước nhưng không quá dễ như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Vì như vậy sẽ bất lợi cho chúng em khi làm hồ sơ xét tuyển đại học".
"Em mong dịch bệnh COVID-19 đừng làm cản trở việc tiếp thu kiến thức của chúng em, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không thay đổi gì thêm, việc thi trắc nghiệm ổn định như những năm qua để chúng em yên tâm ôn thi", em Nguyễn Minh Hải Hà đề xuất.
Cô Nguyên Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết: "Chúng tôi rất mong bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì đây là căn cứ để chúng tôi sớm định hướng trọng tâm kiến thức, chủ đề ôn tập cho học sinh. Để từ đó, sẵn sàng bộ đề ôn tập của nhà trường. Đến thời điểm này, Bộ không cần thiết phải lùi năm học nữa".
Chia sẻ về việc năm nay nhà trường khó định hướng ôn tập cho học sinh, cô Đoàn Kim Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tam Điệp, Ninh Bình) cho rằng: "Năm trước chúng tôi tập trung ôn tập cho học sinh kể cả việc online cũng như dạy trực tiếp. Nhưng đến khi đề thi ra quá dễ lại là bất lợi với học sinh khi xét tuyển. Trong khi đó, năm nay các trường tiếp tục sử dụng các bài thi riêng, kỳ thi đánh giá năng lực, phương thức xét tuyển của nhiều trường đại học chưa chính thức công bố. Vì thế, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có bộ đề tham khảo để trường định hướng ôn tập cho học sinh có trọng tâm".
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không chỉ chịu tác động bởi tình hình dịch bệnh từ năm 2020 mà còn chịu ảnh hưởng từ năm học lớp 11, bởi vậy nội dung đề thi phải gắn sát với hoạt động dạy và học trong điều kiện dịch bệnh, đồng thời gắn với chuẩn đầu ra chương trình phổ thông".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị các đơn vị chuyên môn tiếp tục rà soát, hoàn thiện đề thi tham khảo cho phù hợp trước khi công bố.
Dự kiến bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT sẽ được Bộ Ggiáo dục và Đào tạo công bố trong tuần tới và sẽ sát với nội dung chương trình học sinh đi học trong thời điểm dịch COVID-19.
TP.HCM: Mục tiêu đến năm 2030 có 50% học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt đề án Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021 - 2030. Học sinh Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10 tham gia khảo sát về định hướng nghề nghiệp online trong phòng máy. Ảnh minh...