Sân chơi nào cho trẻ em? – Bài 1: Nghỉ hè, đi học, về quê
(Tấm Gương) – Học sinh bước vào kỳ nghỉ hè, nhiều phụ huynh lo thấp thỏm, không biết cho con mình vui chơi ở đâu vì sân chơi cho trẻ đang quá thiếu và yếu. Trong khi đó, các điểm vui chơi công cộng lại bị lấn chiếm vô tội vạ, các khu chung cư ngột ngạt thiếu khu vui chơi, công viên đầy chó dữ, “cảnh nóng”…
TPHCM hiện có gần 2 triệu trẻ em dưới 16 tuổi. Số trẻ này đang bước vào kỳ nghỉ hè nên việc có một chỗ chơi hợp lý giữa lòng thành phố không phải là chuyện dễ dàng.
Sân chơi “dã chiến”
Đầu trần, chân đất, một nhóm học sinh nam từ 7-14 tuổi đá bóng trên đường Trần Trọng Cung, phường Tân Thuận Đông, quận 7. Bất chấp xe cộ qua lại, còi bóp inh tai, 6 học sinh vẫn chơi đùa. Trái bóng bật vào bánh chiếc xe máy, chị Trần Thị Diệu ở trong khu dân cư này loạng choạng tay lái, dừng xe la ó. Bọn chúng cười và lờ đi.
Thiếu sân chơi dịp hè, nhiều trẻ chỉ biết vào tiệm internet chơi game, chát chít. Ảnh: Nguyễn Dũng.
Cả đoạn đường được bình yên trở lại nhưng khoảng 10 phút sau, không còn nơi nào để thỏa mãn được thú vui chạy nhảy đá bóng, cả nhóm lại đổ ra đường chơi tiếp. Nằm trên con đường này là Nhà thiếu nhi quận 7 nhưng dường như không có khoảng sân nào để các học sinh có thể đá bóng, vì thế đoạn đường mới mở rộng này trở thành sân bóng “dã chiến” vào mỗi buổi chiều.
Em Trần Ngọc Hoàng, học sinh lớp 5 Trường tiểu học Trần Quốc Toản cho biết, vừa mới nghỉ hè được 5 ngày và thấy rất buồn vì xa các bạn. “Bố mẹ bảo con chơi mấy hôm nữa rồi chuẩn bị học hè, sang năm lên học lớp 6 rồi phải lo học. Từ ngày nghỉ đến nay, chiều nào con cũng ra đây đá bóng vì đi chơi ở siêu thị chỉ có mấy trò bắn súng, đua xe và xếp hình con không thích”, Hoàng chia sẻ.
“Giải thoát” khỏi trường học để chơi hè là niềm ao ước của các học sinh nhỏ tuổi nhưng sân chơi cho trẻ lại quá khiêm tốn. Trên vỉa hè rộng chừng 2m2 của đường Huỳnh Tịnh Của, quận 3, hai bạn trẻ Minh Long và Hải Bằng, học lớp 8 Trường Nguyễn Thái Sơn, quận 3 vô tư đánh cầu lông.
Video đang HOT
Thi thoảng cầu bay xuống đường, Long và Bằng ào ra lấy mà không biết xe cộ đang ào ào từ sau lao tới. “Mấy đứa nhóc muốn chết hả. Đi chỗ khác mà đánh, xe tông ráng chịu đó”, một thanh niên bất ngờ đạp phanh khi thấy Bằng nhớm chạy ra đường lấy cầu rơi, mắng tới tấp. Hai học sinh lẳng lặng xếp vợt vào giỏ rồi đi.
Từ ngày nghỉ hè, Hoàng Minh, học sinh trường THCS Huỳnh Tấn Phát, quận 7 được chơi thỏa thích món game. Bố mẹ không có thời gian để cho Minh đi trung tâm thương mại hay khu với chơi ở siêu thị, thế là thời gian vắng bố mẹ, cậu học sinh lớp 7 cứ chúi mũi vào tiệm nét ở gần nhà.
“Hôm trước, tụi con dọn dẹp chỗ đất trống gần nhà để đá bóng nhưng mấy hôm sau thì người ta xây nhà nên hết chỗ chơi. Tụi con vào khu đất ở siêu thị Nam Long gần đó chơi thì bảo vệ không cho, thế là đi chơi game”, Minh kể.
Nhiều trẻ em, nhảy cầu tắm sông. (Ảnh chụp tại cầu bộ hành trên kênh Nhiêu Lộc). Ảnh: Hữu Huy.
Không chỉ chơi đá bóng, cầu lông… ngay trên vỉa hè, tràn xuống cả lề đường, ảnh hưởng tới an toàn cho chính các em nhỏ và người tham gia giao thông, nhiều em sống tại những khu vực các bờ kênh, thường ra các bờ kè để vui chơi, vớt cá; thậm chí là tắm kênh mà không có sự quản lý, giám sát của gia đình.
Đi học và về quê
Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh (36 tuổi, ngụ quận 5) băn khoăn khi kỳ nghỉ hè đã tới mà chưa tìm được chỗ chơi phù hợp cho cậu con trai đang học tiểu học. “Mình biết là dịp hè nên để con nghỉ ngơi và xả stress nhưng hiện chưa biết nên cho bé đi chơi ở đâu. Những năm trước gia đình có tổ chức cho con đi du lịch một tuần. Sau đó cho con đi học thêm”, chị Quỳnh Anh cho biết.
Dù biết dịp hè là thời gian để con cái nghỉ ngơi, nhưng anh Nguyễn Hoàng Tuấn (ngụ quận 10) thừa nhận cả hai vợ chồng bù đầu với công việc nên không cho con đi chơi được.
“Mỗi dịp hè nhu cầu được vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống của trẻ cao. Tuy nhiên, do điều kiện làm việc, cả hai vợ chồng mình đều bận rộn, nên thời gian đưa con đi tham gia các hoạt động cũng hạn chế. Chỉ khi được rảnh rỗi vào ngày nghỉ, mình mới có dịp đưa con đi chơi”, anh Tuấn nói.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhung, quận Bình Tân đều làm việc ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, hầu như tuần nào cũng tăng ca vài buổi nên không có thời gian ở với con. “Con tôi năm nay vào lớp một. Nhà trường mới thông báo nghỉ hè, tôi vẫn loay hoay tìm chỗ gửi con mà chưa ra”, chị Nhung lo lắng.
Theo chị Nhung, chắc phải đăng ký cho con học hè cả ngày ở trường mầm non tư nhân. Anh Trần Văn Hà, ngụ quận 7, có con năm nay vào lớp 1 và vừa nghỉ hè sau kỳ học mầm non. Vợ chồng anh Hà đi làm suốt ngày nên quyết định cho con học tiếp lớp mẫu giáo mùa hè cùng các bạn nhỏ hơn tuổi. “Nói học hè để chuẩn bị vào lớp 1 nhưng chẳng qua là tìm chỗ giữ con chứ để cháu ở nhà không biết ở với ai”, anh Hà nói.
Vừa nghỉ hè, chị Trần Thanh Phương, ngụ quận Gò Vấp đã cho 2 cậu con trai về quê thăm ông bà nội, ngoại và nghỉ hè ở quê. Không có người thân ở Sài Gòn, cứ dịp hè là vợ chồng chị Phương cho con về Hà Tĩnh nghỉ hè.
“Lúc con còn nhỏ thì đỡ vất vả hơn vì mùa hè mình thuê người giúp việc về ở nhà chăm con, giờ lớn rồi nên hai cậu con trai khó tính, không thích chơi với người lạ nữa. Vì vậy, hai năm nay cứ dịp hè là vợ chồng mình cho cháu về quê chơi khi nào gần hết hè vào lại”, chị Phương kể.
Tương tự, chị Ngọc Anh ngụ quận Tân Bình cũng lên kế hoạch cho con về quê. Tuy nhiên, thời gian về quê của con chị ngắn hơn, tầm hơn 10 ngày rồi phải trở về TPHCM để học thêm. Con chị Anh năm nay học lớp 7, dù chưa đến lúc phải học thêm để tăng tốc thi lớp 10 như các anh chị lớp 9 nhưng theo chị Anh việc học thêm giúp vợ chồng chị an tâm hơn khi suốt ngày con ở nhà.
Theo tấm gương
Học sinh bị đình chỉ vì bỏ biểu diễn văn nghệ đã đi học lại
Liên quan đến học sinh bỏ diễn văn nghệ bị đình chỉ học, sáng nay (21/1) lãnh đạo trường THPT Phạm Ngũ Lão đã có buổi làm việc với gia đình học sinh và có giải thích cụ thể.
Bà Lê Thị Thanh Nguyệt, hiệu trưởng - người ra quyết định cho biết em Nguyễn Thị Tuyết Linh đã bỏ biểu diễn văn nghệ lần thứ hai chứ không phải một lần.
Cụ thể, trước đó, để hưởng ứng ngày học sinh, sinh viên (9/1), nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ. Em Tuyết Linh là một trong những học sinh múa nòng cốt của lớp 11A đã tham gia tập suốt 2 tháng, nhưng trong buổi biểu diễn em lại đã bỏ ngang, gây ảnh hưởng đến thành tích của cả lớp.
Bà Lê Thị Thanh Nguyệt giải thích về quyết định lạ.
Sau sự việc này, giáo viên chủ nhiệm đã góp ý với Tuyết Linh và em đồng ý tham gia biểu diễn vào ngày tổ chức sơ kết học kỳ (18/1). Nhưng đến ngày biểu diễn em lại bỏ, dù đã được hiệu trưởng và giáo viên giảng giải.
Trong khi đó, về việc kí quyết định, bà Nguyệt cho biết: "Nếu xem xét kỹ quyết định này là thấy có vấn đề vì tôi không ghi rõ số, ngày quyết định có hiệu lực. Vì đây chỉ là một động tác để nhà trường giáo dục học sinh. Sau đó, chỉ cần phụ huynh lên gặp gỡ nhà trường vấn đề sẽ được giải quyết. Nhưng rất tiếc ngày hôm qua, khi tôi ký xong giao quyết định này lại cho cô chủ nhiệm rồi ra ngoài. Cô chủ nhiệm vì muốn răn đe em nên hẹn ngày mai. Sau đó Tuyết Linh lại tải quyết định này lên Facebook nên càng làm sự việc thêm rối rắm".
"Theo quy định của nhà trường, trong ngày sơ kết học kỳ I, tất cả học sinh buộc phải có mặt để tham gia, em Tuyết Linh vắng mặt đã vi phạm kỷ luật. Hơn nữa, em Linh còn là học sinh tiên tiến và được nhà trường khen thưởng mà tự ý bỏ là không trân trọng quyết định khen thưởng của nhà trường" - bà Nguyệt cho biết.
Về chi tiết thu hồi giấy khen, theo bà hiệu trưởng, nguyên tắc của nhà trường là 100% học sinh phải có mặt để dự lễ sơ kết. Những em đạt học sinh tiên tiến, giỏi nếu vắng mặt không có lý do chính đáng sẽ không được phát giấy khen và bị phê bình vì vô kỷ luật, không xứng đáng là học sinh khá giỏi.
Vì vậy, nhà trường sẽ giữ lại giấy khen này, đến cuối học kỳ 2, nếu em học sinh có tiến bộ sẽ được khen và trả lại giấy khen. Riêng việc hạnh kiểm yếu của Linh cũng được treo đến cuối năm. Nếu từ nay đến cuối năm em phấn đấu và có hạnh kiểm tốt thì trong học bạ vẫn ghi hạnh kiểm tốt. Nhưng em Linh phải làm bản kiểm điểm, cam kết không vi phạm các quy định của nhà trường.
Trước thắc mắc việc ra quyết định này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, bà Nguyệt cho biết thêm việc này sẽ có tác động ít nhiều đến tâm lý học sinh nhưng chắc chắn sẽ có hiệu quả giáo dục. Trường học phải kết hợp song song giữa dạy và dỗ, nếu chỉ dạy mà không dỗ thì cũng không tốt mà ngược lại cũng không có hiệu quả.
Sau buổi làm việc sáng nay, em Nguyễn Thị Tuyết Linh đã đến lớp học bình thường.
Theo Lê Huyền/Báo Vietnamnet
Truyện vui 5 lý do đi học muộn muôn thuở của học sinh Để ứng phó với lỗi đến lớp không đúng giờ, học sinh thường nghĩ ra không ít lý do được coi là chính đáng như bị ốm, hỏng xe, quên vở bài tập. Thời học sinh, ai cũng từng có ít nhất một lần đi học muộn và luôn có những nguyên nhân quen thuộc cho hành động ấy. Trong đó, ngủ quên...