Samsung Trung Quốc bẽ bàng vì hợp tác với thương hiệu ‘nhái’
Tổ chức ký kết và hợp tác với thương hiệu thời trang Supreme, tuy nhiên Samsung Trung Quốc bị cộng đồng mạng ‘bóc mẽ’ hóa ra đây chỉ là một thương hiệu ‘nhái’, và những ông chủ người Mỹ thì chẳng hề hay biết về việc này.
Sự kiện hợp tác giữa Samsung Trung Quốc và thương hiệu thời trang Supreme bị cư dân mạng “bóc mẽ”.
Nhằm đẩy mạnh các hoạt động xung quanh sự kiện ra mắt sản phẩm Galaxy A8s, Samsung Trung Quốc mới đây tổ chức một lễ ký kết giữa họ và thương hiệu thời trang nổi tiếng Supreme vào ngày 11/12.
Trên mạng xã hội Weibo, rất nhiều người hâm mộ Trung Quốc đã theo dõi sự kiện này. Họ chứng kiến hai “vị CEO” người châu Á của Supreme bước lên sân khấu cùng với logo trên ngực áo, nói về kế hoạch lớn của công ty trong năm tới về việc sẽ mở một cửa hiệu thời trang flag-ship, cũng như tổ chức một buổi trình diễn thời trang hoành tráng tại thành phố Thượng Hải.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tất cả đã vô cùng ngỡ ngàng sau khi một vài người dùng tìm thấy trên Internet thông tin về ông chủ thực sự của Supreme là James Jebbia – một người Mỹ, và không thể nói tiếng Trung Quốc.
Cư dân mạng sau đó mới “vỡ lẽ” rằng Supreme mà Samsung Trung Quốc tiến hành hợp tác không phải là thương hiệu thời trang cao cấp có trụ sở tại New York như hầu hết chúng ta vẫn biết, mà chỉ là một nhãn hàng “nhái” tới từ Italy.
Đơn vị “nhái” này đã lợi dụng sơ hở trong các quy định về thương hiệu tại một số quốc gia trên thế giới để họ có thể sử dụng hợp pháp tên, logo và nhãn hiệu của Supreme “thật”. Và một trong những quốc gia đó, không có gì đáng ngạc nhiên, dường như là Trung Quốc – nơi nổi tiếng là “thế giới của vi phạm bản quyền và luật thương hiệu”.
Người đại diện của Samsung cùng với 2 vị CEO tới từ Supreme “nhái” phát biểu tại lễ ký kết.
Trong một tuyên bố mới đây, Supreme “thật” đã xác nhận rằng hợp tác này hoàn toàn không liên quan gì đến họ. “Supreme không làm việc với Samsung. Chúng tôi cũng không có kế hoạch mở một cửa hàng flag-ship và tổ chức show diễn tại Trung Quốc. Những tuyên bố này là sai sự thật và được tuyên truyền bởi một tổ chức giả mạo”, đại diện của Supreme cho biết.
Leo Lau, Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số của Samsung Trung Quốc, được cho là đã đăng một bài viết nhằm giải thích, xác nhận thương hiệu mà họ đang hợp tác là là Supreme Italia chứ không phải hãng tới từ Mỹ. Leo giải thích lý do của sự hợp tác này là do Supreme Mỹ không được phép bán và tiếp thị tại Trung Quốc. Tuy nhiên bài đăng này sau đó đã bị xóa, theo báo cáo của Shanghai.ist.
Theo Báo Mới
Wikipedia hợp tác với thương hiệu quần áo để thiết kế trang phục gây quỹ
Wikipedia đã bắt tay với một thương hiệu quần áo đường phố để sản xuất áo với mục đích gây quỹ nhằm duy trì website này tiếp tục miễn phí cho mọi người.
Theo đó, thương hiệu quần áo ở Los Angeles có tên Advisory Board Crystals đã hợp tác với trang bách khoa toàn thư mở lớn nhất thế giới - Wikipedia, để sản xuất những chiếc áo với giá 85 USD. Tất cả lợi nhuận thu được sẽ chuyển đến Wikimedia Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận đứng sau Wikipedia nhằm duy trì những kiến thức trực tuyến miễn phí cho mọi người.
Advisory Board Crystals thông tin trên website bán áo của họ rằng bách khoa toàn thư trực tuyến được tạo ra, chỉnh sửa bởi những người tình nguyện trên thế giới để ủng hộ nhiều dự án vì cộng đồng.
Website này ghi: "Kiến thức là sức mạnh và nhận thức là sự sống. Ngoài việc làm nguồn cảm hứng cùng thông tin cho dự án của chúng tôi, Wikipedia đã đưa chúng tôi đến một nơi bạn có thể tưởng tượng ra, một thế giới mà con người chia sẻ tất cả tri thức."
Advisory Board Crystals đã chung sức giúp đỡ gây quỹ cho website hoạt động mà người dùng không cần phải trả phí khi sử dụng.
Chiếc áo được sản xuất với màu trắng, đằng trước có chữ "Wikipedia" nhỏ và chữ "Abc" ở trên. Sau lưng in chữ lớn màu đỏ với nội dung "Internet Master" cùng hình các mảnh ghép của nhiều nét chữ khác nhau tạo thành quả địa cầu. Ngoài ra, ở phần bên cánh tay phải in nhãn thông tin, bạn có thể điền tên, email, số điện thoại. Việc này sẽ giúp mọi người biết bạn là ai nếu gặp chuyện không may.
Wikipedia ra mắt cách đây 18 năm, hiện cũng đang vận hành một cửa hàng bán quần áo trực tuyến và các sản phẩm khác của mình để giúp website này có thể hoạt động. Những thiết kế áo thun giá từ 18 USD và 40 USD cho áo choàng. Phụ kiện như túi đeo của Wikipedia là 25 USD, chiếc cốc khủng long 25 USD và chai nước có giá 15 USD.
Theo : Tri Thức Trẻ
'Ông lớn' Microsolf hợp tác với hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam Sáng 5/12, tại Bắc Ninh, Microsoft Việt Nam cùng Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (Saigontel) và Tổ chức Dữ liệu Tech Data đã ký kết hợp tác chiến lược. Theo đó, Saigontel trở thành đơn vị đại diện Microsoft tư vấn công nghệ và bán giải pháp trực tiếp cho những doanh nghiệp sản xuất tại các khu...