Samsung tìm cách tiêu khối tiền mặt 100 tỷ USD
Dù sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ, tập đoàn Hàn Quốc tỏ vẻ cẩn thận trong việc sử dụng khối tài sản này.
Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi được ra tù sớm vào tháng 8. Chuyến đi Mỹ của ông Lee cho thấy Samsung đang tìm cách tiêu khoản tiền mặt trị giá 100 tỷ USD.
Theo Financial Times, lượng tiền mặt của công ty Hàn Quốc tăng vọt trong lúc ông Lee ngồi tù, đủ để Samsung thực hiện các thương vụ ngang quỹ đầu tư Vision Fund của nhà mạng SoftBank.
Samsung vắng mặt trong các thương vụ lớn
Thương vụ lớn gần nhất của Samsung diễn ra năm 2016 khi họ mua lại tập đoàn công nghệ Harman của Mỹ với giá 8 tỷ USD. Trong khi ngành công nghệ chứng kiến hàng loạt thương vụ lớn nhỏ, công ty Hàn Quốc gần như đứng ngoài cuộc chơi trong 5 năm qua.
Phó chủ tịch Samsung được cho đi đến Mỹ để ký kết các hợp đồng lớn.
Theo IC Insights, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành bán dẫn có tổng giá trị hơn 200 tỷ USD trong 4 năm gần nhất. Riêng năm 2020, giá trị hợp đồng M&A giữa các công ty bán dẫn đạt 118 tỷ USD, dù thương vụ NVIDIA mua lại hãng thiết kế chip ARM đang bị các nhà lập pháp ngăn cản.
Kim Young-woo, nhà phân tích của SK Securities cũng nhấn mạnh sự vắng mặt của Samsung trong các thương vụ M&A của ngành công nghệ.
“Đã có nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập của ngành công nghệ trong những năm gần đây, tuy nhiên Samsung không góp mặt trong danh sách. Các thương vụ được quyết định bởi lãnh đạo cao nhất, nhưng ông Lee đang bận rộn với những rắc rối pháp lý của mình”, Kim cho biết.
Trong chuyến công du tại Mỹ, “thái tử” Samsung được cho đã gặp đại diện hãng vaccine Moderna và nhà mạng Verizon. Ông dự kiến công bố địa điểm xây nhà máy chip mới của Samsung tại Mỹ, trị giá 17 tỷ USD để củng cố hoạt động kinh doanh tại nước này.
Nhiều tiền nhưng gặp vấn đề phân bổ
Sau khi ông Lee ra tù, Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư trong 3 năm, trị giá 206 tỷ USD cho lĩnh vực bán dẫn, dược phẩm sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI) và robot. Hãng sản xuất chip nhớ và smartphone lớn nhất thế giới tự tin có thể công bố những thương vụ lớn trong 3 năm tiếp theo, cân nhắc các lĩnh vực gồm AI, 5G và xe hơi.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại Samsung đã lỡ vị thế trước đối thủ. Lượng tiền mặt của công ty đạt 102 tỷ USD trong quý III, vượt xa Intel (7,9 tỷ USD) hay TSMC (31 tỷ USD).
Video đang HOT
Sau Harman, các thương vụ thâu tóm của Samsung đều có giá trị nhỏ như công ty Zhilabs chuyên về AI, hãng phát triển công nghệ camera Corephotonics hay nhà mạng TeleWorld Solutions.
“Với lượng tiền mặt ròng hơn 100 nghìn tỷ won, các cổ đông muốn Samsung trả nhiều cổ tức hơn nếu không sử dụng số tiền đó để mở rộng hoạt động”, một lãnh đạo trong ngành cho biết.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Samsung đã giảm hơn 10% trong bối cảnh lo ngại tình trạng nguồn cung quá mức với chip nhớ NAND (cho phép lưu dữ liệu không cần nguồn điện) và DRAM (bộ nhớ lưu trữ tạm thời) trong năm 2022.
“Họ (Samsung) có quá nhiều tiền mặt nhưng phân bổ vốn chưa hiệu quả”, James Lim, nhà phân tích tại quỹ đầu tư Dalton Investments của Mỹ nhận định.
“Có những lo ngại rằng Samsung bị bỏ lại trong cuộc đua chip nhớ, trong khi các nhà đầu tư không hy vọng hãng có thể dẫn đầu lĩnh vực chip không bao gồm bộ nhớ”, Lim cho biết.
Đã đến lúc Samsung tiêu tiền?
Cách tiếp cận thận trọng của Samsung một phần bắt nguồn từ nhiệm vụ để ông Lee điều hành công ty ổn định. Ngoài ra, bài học từ những thương vụ trong quá khứ và vấn đề chống độc quyền cũng khiến Samsung dè dặt trước các thương vụ lớn.
Một số nguồn tin cho biết lãnh đạo Samsung đã kiệt quệ từ khi mua lại hãng máy tính AST của Mỹ vào năm 1995. Nhiều nhân viên đã nghỉ việc khi công ty Hàn Quốc cố gắng thay đổi AST cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Sau thương vụ mua lại Harman, Samsung đang tìm cách cải thiện lợi nhuận ngày càng giảm từ thương hiệu này.
Các nhà phân tích cho rằng Samsung cần mua lại một số công ty trong ngành đúc bán dẫn (foundry), thị trường béo bở để sản xuất chip xử lý không bộ nhớ, lĩnh vực Samsung đang bị TSMC của Đài Loan bỏ xa.
Giới phân tích cho rằng Samsung nên thâu tóm một số công ty trong lĩnh vực sản xuất chip.
“Việc mua lại một công ty không chuyên về bộ nhớ rất quan trọng với Samsung. Họ là tập đoàn dẫn đầu về chip nhớ, nhưng thị trường chip không bộ nhớ còn lớn hơn nhiều”, Paul Choi, trưởng nhóm nghiên cứu hãng môi giới CLSA tại Seoul nhận định.
Nhà đầu tư cũng lo ngại trước tiến bộ của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực chip nhớ mà Samsung đang thống trị. Với lĩnh vực viễn thông và AI, Samsung có thể thâu tóm những công ty có chuyên môn cao để phát triển các giải pháp, sản phẩm liên quan.
Dù vậy, chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon cho rằng lãnh đạo các startup không muốn sáp nhập vào công ty nổi tiếng bảo thủ như Samsung. Việc này khiến khả năng đàm phán hợp đồng càng khó khăn.
“Với nhiều nhà sáng lập, hợp tác dưới dạng đầu tư mạo hiểm được xem là giải pháp cuối cùng, ngay cả khi làm việc với những công ty tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ như Samsung”, người này cho biết.
Loạt kỳ vọng ở 'Thái tử Samsung' sau ân xá
Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong được tại ngoại sớm, mở ra cơ hội phục hồi kinh tế cho Hàn Quốc với các kế hoạch của công ty.
Từ Trung tâm giam giữ Seoul ở tỉnh Gyeonggi hôm 13/8, ông Lee đến trụ sở Samsung ở Seocho, phía nam Seoul và ở đó đến đêm. Ông được cho là đã tham gia một cuộc họp ngắn với Phó Chủ tịch Samsung Electronics Kim Ki-nam và gặp gỡ giám đốc của các công ty khác thuộc tập đoàn Samsung.
Ông Lee bị kết tội biển thủ quỹ công ty trị giá 8,6 tỷ won (7,3 triệu USD) để đưa hối lộ cho cựu Tổng thống Park Geun-hye, do đó, không được phép tham gia hội đồng quản trị của Samsung Electronics hoặc đảm nhận bất kỳ vị trí chính thức nào khác.
Ông Lee Jae-yong cúi người xin lỗi sau khi được ân xá ngày 13/8. Ảnh: Reuters
Tại Hàn Quốc, những người bị kết án biển thủ 500 triệu won trở lên sẽ bị cấm làm việc cho các công ty liên quan trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
Samsung cho biết Lee được miễn trừ những hạn chế đó, vì thực tế, ông không còn làm việc cho Samsung nữa. Ông đã rời hội đồng quản trị vào năm 2019 và không nhận lương kể từ đó.
"Các điều khoản ân xá thực sự nằm trong vùng xám. Nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng Lee được thả để có thể bắt đầu làm việc", một quan chức cấp cao của Samsung cho biết.
Bất chấp những chỉ trích từ nhiều người dân rằng hệ thống ân xá đang bị lạm dụng như một thẻ miễn tội để được hưởng đặc quyền, các nhà chức trách đã "bật đèn xanh" cho các hoạt động kinh tế của Lee.
Vào ngày được trả tự do, Tổng thống Moon Jae-in kêu gọi người dân thông cảm và nói rằng quyết định này là vì lợi ích quốc gia. Bộ trưởng Tư pháp Park Beom-kye, người ký quyết định ân xá cho Lee, cho biết ông đã xem xét "tình hình kinh tế dưới sức ép từ đại dịch Covid-19 kéo dài".
Sau khi được ân xá, ông Lee được kỳ vọng có thể tiếp tục thông qua các kế hoạch đầu tư đang đi đúng hướng của Samsung, sau khi sự vắng mặt của ông đã khiến chúng dừng lại.
Đưa Samsung thành công ty đúc chip số một thế giới
Một trong những mục tiêu của Samsung Electronics là đầu tư 171 nghìn tỷ won (147 tỷ USD) tới năm 2030 để trở thành công ty đúc chip số một toàn cầu. Nhiệm vụ cấp bách nhất là hoàn thiện kế hoạch xây dựng nhà máy chip thứ hai của công ty trị giá 17 tỷ USD, một quyết định không thể thực hiện nếu không có Lee. Các quan chức trong ngành cảnh báo rằng nếu Samsung bỏ lỡ cơ hội đầu tư kịp thời, sẽ không có cơ hội nào khác để bắt kịp TSMC.
TSMC, công ty kiểm soát 50% thị phần chip trên thế giới, vào tháng 4 đã cam kết đầu tư 100 tỷ USD trong ba năm tới và xây dựng sáu nhà máy chip ở Mỹ.
Intel cũng công bố chiến lược tái gia nhập thị trường gia công chip với kế hoạch mua lại công ty sản xuất chip bán dẫn lớn thứ 3 thế giới, GlobalFoundries, với giá 30 tỷ USD. Nếu bước đi đó thành công, các đối thủ lớn trong ngành chip toàn cầu sẽ thu hẹp xuống TSMC, Samsung Electronics và Intel.
Chip chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và khoản đầu tư lớn của Samsung có thể phục hồi ngành công nghiệp chip trong nước. Các quan chức và người chuyên gia cho biết công ty cũng có thể hưởng lợi từ mạng lưới kinh doanh cá nhân của Lee để vượt qua cuộc cạnh tranh gay gắt về công nghệ, cũng như việc tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu do Mỹ và các nền kinh tế lớn khác thúc đẩy.
Vào tháng 10 năm ngoái, ông Lee đã gặp gỡ các giám đốc điều hành hàng đầu của ASML, nhà sản xuất thiết bị quang khắc hàng đầu thế giới, tại trụ sở công ty ở Eindhoven, Hà Lan. Trong cuộc họp, Lee đã thảo luận về việc phát triển công nghệ chip thế hệ tiếp theo với CEO của ASML Peter Wennink và Giám đốc Công nghệ ASML Martin van den Brink.
Việc Lee được ra tù trước thời hạn cũng sẽ đẩy nhanh kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất pin đầu tiên tại Mỹ của Samsung SDI. Vào ngày ân xá của Lee, Thượng nghị sĩ Illinois Dick Durbin cho biết đã thảo luận về việc đưa vào hoạt động một "cơ sở sản xuất pin lớn của Samsung" trong cuộc họp với các đại biểu Hàn Quốc vào tuần trước.
Durbin cho biết, trong khi quyết định vẫn chưa được hoàn tất, cơ sở này có thể nằm cạnh startup xe điện Rivian. Công ty khởi nghiệp này cho biết vào tháng 4 sẽ sử dụng pin xe điện từ Samsung SDI.
Cầu nối vaccine cho Hàn Quốc và Mỹ
Trên hết, ngành công nghiệp đang chú ý đến việc liệu Lee có thể một lần nữa trở thành "đại sứ vaccine" của Hàn Quốc hay không.
Vào ngày Lee được thả, Hàn Quốc đã cử một phái đoàn đến gặp đại diện của Moderna về sự chậm trễ trong việc vận chuyển vaccine. Trong tháng này, công ty vaccine Mỹ chỉ gửi chưa đến một nửa trong số 8,5 triệu liều đã cam kết. Trước đó, Lee cũng đã hành động như một cầu nối giữa chính phủ Hàn Quốc và Pfizer.
Chính phủ Hàn Quốc không có kênh liên lạc nào với lãnh đạo cao nhất của Pfizer cho đến đầu tháng 12, khi Lee sử dụng mối quan hệ cá nhân của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ của Shantanu Narayen, Chủ tịch công ty phần mềm Adobe, người từng là giám đốc của Pfizer.
Lee và Narayen gặp nhau lần đầu tiên tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng ở Las Vegas vào năm 2011. Chủ tịch Adobe đã đến thăm Seoul để gặp Lee vào cuối năm đó và hai người đã duy trì mối quan hệ kể từ đó.
Theo truyền thông địa phương, vào tháng 12 năm ngoái, Lee đã đích thân gọi điện cho Narayen.
Phó chủ tịch Samsung đã được Chủ tịch Adobe giới thiệu với người đứng đầu bộ phận kinh doanh vaccine của Pfizer, cung cấp cho chính phủ Hàn Quốc cách thức khởi động các cuộc đàm phán với công ty Mỹ. Vào tháng 4, Seoul thông báo rằng đã đảm bảo đủ liều vaccine Pfizer bổ sung cho 20 triệu người.
Anh muốn điều tra toàn diện việc Nvidia tiếp quản Arm Chính phủ Vương quốc Anh hôm 16.11 thông báo họ muốn có một cuộc điều tra toàn diện về việc Nvidia tiếp quản nhà thiết kế chip Arm, vốn được coi là viên ngọc quý của ngành công nghệ nước này. Theo CNBC, Bộ trưởng Văn hóa và Kỹ thuật số của Vương quốc Anh Nadine Dorries đã ra lệnh điều tra "giai...