Samsung Galaxy Tab 2 10.1 là tablet tệ nhất năm 2012
Mới đây, trang tin nổi tiếng về điện thoại di động là PhoneArena đã điểm mặt những tablet được cho là “tệ nhất của năm”. Thật là bất ngờ khi Galaxy Tab 2 10.1, một sản phẩm được quảng cáo khá rầm rộ của Samsung cũng xuất hiện trong danh sách này. Chắc hẳn có nhiều bạn đang băn khoăn không hiểu tại sao lại có chuyện này?
Cụ thể hơn, lý do mà Samsung Galaxy Tab 2 10.1 được đưa vào danh sách “tệ nhất của năm” chính là: tablet này gây thất vọng lớn cho người sử dụng. Mọi người đã quá mong chờ bước tiến mới nổi bật xứng đáng với sự thành công của phiên bản gốc Galaxy Tab 10.1nhưng rồi tất cả đều ngã ngửa khi người kế nghiệm này ra mắt.
Những người đang sở hữu Galaxy Tab 10.1 hoàn toàn không có lý do gì để nâng cấp lên bản 2. Với cái giá lên tới 450$ mà Galaxy Tab 2 10.1 không có mấy thay đổi gì đáng chú ý. Samsung đang tỏ ra quá thiếu ý tưởng cũng như thiếu thận trọng khi đưa một sản phẩm Android tệ như vậy xuất hiện trên thị trường.
Sánh vai Samsung Galaxy Tab 2 10.1 trong danh sách những tablet tệ nhất là MediaPad 7 Lite đến từ nhà sản xuất Trung Quốc Huawei. Trên thực tế, sản phẩm này không quá tệ, thậm chí còn rất tiện lợi với thiết kế gọn nhẹ có thể nằm gọn trong túi đồng thời còn có khả năng gọi điện nhắn tin và lướt web bằng kết nối 3G.
Video đang HOT
Tuy nhiên với số tiền bỏ ra để mua về Huawei MediaPad 7 Lite cấu hình chip một nhân, bạn có rất nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn nhiều là phiên bản không có 3G của các tablet đến từ các hãng danh tiếng. Trừ khi bạn cảm thấy kết nối 3G là không thể thiếu, nếu không hãy bỏ qua sản phẩm này ngay lập tức và chuyển sang lựa chọn những thiết bị khác mang thương hiệu Samsung, HTC, LG, Nexus, Sony…
Theo Genk
Thấy gì từ vụ Apple kiện Samsung?
Trong những ngày tháng 8 vừa qua, làng công nghệ thế giới gần như "tá hỏa" khi nghe tin Apple kiện Samsung vi phạm bản quyền sản phẩm của hãng.
Sau chiến thắng của Apple tại tòa án California, Samsung phải nộp phạt hơn 1 tỷ USD và bị cấm bán một số sản phẩm Galaxy tại đất nước Hà Lan.
Câu chuyện trên dường như vẫn chưa thể có một hồi kết hoàn chỉnh khi cả Apple và Samsung đều được triệu tập trở lại tòa tuần qua và tiếp tục tranh tụng trước tòa, để tòa án ra phán quyết tăng hoặc giảm khoản tiền phạt 1.05 tỷ USD dành cho hãng điện thoại xứ sở Kim Chi.
Về phần mình, Samsung không trông chờ vào việc tòa sẽ thay đổi phán quyết trước đó của bồi thẩm đoàn thành phố San Jose nhưng lại hi vọng rằng họ sẽ lại có thêm lợi thế như đã từng xảy ra ở tòa án Anh khi thẩm phán tuyên bố Samsung không vi phạm bằng sáng chế của Apple về kiểu dáng công nghiệp trên sản phẩm Galaxy Tab (so với iPad).
Phiên tòa giữa Apple và Samsung tại tòa án thành phố San Jose (California - Mỹ)
Trên khắp thế giới, hiện đang có ít nhất 20 vụ kiện giữa Samsung và Apple đã được thụ lý và đang chờ ngày xét xử và nếu phán quyết của tòa California đứng về bên nào, bên đó sẽ có lợi thế rất lớn trong các vụ kiện sau đó.
Tuy nhiên, dưới góc độ của giới phân tích, thì đây chỉ là một phần trong cuộc chiến cạnh tranh thị phần và bảo vệ thương hiệu giữa hai ông lớn. Giống Nokia và RIM trong vụ kiện tương tự, số tiền bồi thường thiệt hại dành cho Apple chỉ là bề nổi của câu chuyện, ẩn sâu trong nó là niềm tin của khách hàng dành cho kẻ thắng cuộc và những khoản lợi nhuận kếch xù khi đối thủ thua cuộc bị "hất cẳng" ra khỏi thị trường.
Phần thưởng dành cho người thắng cuộc là khoản tiền bồi thường và được "hất cẳng" đối thủ ra khỏi thị trường
Bên cạnh đó, nhận thức về bảo vệ bản quyền hay các bằng sáng chế đang được quan tâm nhiều hơn ở các công ty hay các tập đoàn lớn khi nó trở thành một phần trong các danh mục đầu tư của họ. Trong thời kì kinh tế năng động nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, bằng sáng chế hay bản quyền sản phẩm được xem như vũ khí chiến lược của các công ty khi nhờ vào chúng, họ có thể "đốn ngã" đối thủ của mình thông qua các vụ kiện.
Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả vũ khí trên, hệ thống tòa án đóng vai trò không thể thiếu trong việc "cầm cân nảy mực" và đôi khi các tập đoàn nên biết kính trọng và cư xử đúng mực nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, giống như đối với Apple ở tòa án Anh.
Theo Genk
Apple mất giá kỷ lục: Do thiếu sức bật Hiện tại, giá cổ phiếu của Apple đã sụt giảm 6,43% xuống chỉ còn 538,79 USD do các nhà đầu tư lo ngại công ty này thiếu sức bật tăng trưởng. Mức giảm này đánh cực mạnh vào giá trị của Apple, khiến hãng công nghệ này mất đi 34,9 tỷ USD giá trị, mức sụt giảm kỷ lục trong 4 năm qua....