Samsung đặt mục tiêu bán ra 270 triệu smartphone trong năm tới
Samsung muốn bán 270 triệu điện thoại thông minh trong năm 2023 với “sản phẩm mũi nhọn” là các thiết bị màn hình gập.
Samsung muốn bán 270 triệu smartphone
Samsung dự kiến sẽ bán được khoảng 260 triệu điện thoại thông minh trong năm nay và đặt mục tiêu bán được khoảng 270 triệu chiếc vào năm 2023, theo một báo cáo mới tại quê nhà Hàn Quốc. Doanh số bán thiết bị của công ty đạt đỉnh trở lại vào năm 2017 ở mức 320 triệu chiếc và con số này không vượt quá 300 triệu kể từ đó.
Samsung muốn bán 270 triệu điện thoại cho năm tới
Ước tính hiện tại 260 triệu chiếc được bán ra vào năm 2022 cao hơn năm ngoái khoảng 10 triệu chiếc và công ty muốn tăng con số đó thêm 10 triệu nữa trong năm tới. Để làm được điều này, theo báo cáo, công ty sẽ tập trung rất nhiều vào các sản phẩm gập lại, điều này có thể giúp công ty tăng lợi nhuận hơn là tổng doanh số.
Vì sao Samsung tập trung vào smartphone gập?
Thay vì từ bỏ lợi nhuận bằng cách cố gắng di chuyển càng nhiều thiết bị giá rẻ càng tốt vào năm 2023, hãng sẽ thay đổi chiến lược để bảo vệ lợi nhuận bằng cách tăng tỷ lệ bán ra các sản phẩm cao cấp. Các sản phẩm có thể gập lại được xem là nguồn khai thác dồi dào với công ty, với dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của chúng là 80% vào năm 2024. Samsung đặt mục tiêu xuất xưởng 60 triệu chiếc thuộc dòng S và Z cao cấp của mình và 210 triệu chiếc thuộc dòng A vào năm sau.
Samsung muốn tập trung vào điện thoại gập
Tuy nhiên, đặc biệt là về thiết bị có thể gập lại, kế hoạch của họ có thể không thuận lợi nếu một hoặc nhiều nhà sản xuất smartphone Trung Quốc quyết định tung ra thị trường thiết bị có thể gập lại của họ ra thị trường quốc tế, nơi mà Samsung hiện đang làm “bá chủ”. Những đối thủ này có thể và rất có thể sẽ thách thức sự thống trị của Samsung dựa trên lợi thế giá cả, và do đó có thể buộc hãng phải cắt giảm một số mức lợi nhuận béo bở.
Báo cáo tiếp tục đề cập rằng các thiết bị Samsung Galaxy Z Flip và Fold năm sau sẽ có thiết kế cải tiến, độ bền tốt hơn và màn hình ít bị nhăn hơn.
Apple vs Meta: Cuộc đại chiến vì 'khuôn mặt' người dùng
Triết lý của Apple là không cần trở thành người đi trước, nhưng luôn nổi tiếng là kẻ làm tốt nhất.
Video đang HOT
Theo tạp chí Forbes, một cuộc đại chiến gay cấn giữa Apple và Meta (Facebook) sẽ diễn ra trong thế kỷ tới và mục tiêu là những chiếc kính thực tế ảo (VR) soi được chuyển động của khuôn mặt người dùng.
Từ cách đây 1 năm, nhà sáng lập Mark Zuckerberg của Facebook đã coi vũ trụ ảo là bước tiến tiếp theo của công nghệ với vô số những khả năng, từ làm việc đến giải trí trên nền tảng mới này. Thế nhưng nếu nhìn kỹ vào viễn cảnh của ngành công nghệ cũng như những bước tiến gần đây của Meta thì chúng ta có thể thấy rõ một cuộc đại chiến đang đến gần.
Trong buổi ra mắt dòng kính thực tế ảo Quest Pro mới đây, nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã nói rất nhiều thứ nâng tầm sản phẩm. Tuy nhiên ít ai để ý rằng suốt 82 phút diễn thuyết, vị lãnh đạo của Meta này đã nhiều lần "tấn công" Apple dù chẳng hề nhắc thẳng tên nhà táo khuyết.
Tại rất nhiều thời điểm trong buổi ra mắt, CEO Mark Zuckerberg đã chỉ trích từ mô hình kinh doanh của Apple cho đến việc thu lợi nhuận chủ yếu từ phần cứng hơn là từ quảng cáo, dù nhà sáng lập này chẳng nêu rõ tên. Vị giám đốc của Meta này cũng mỉa mai hệ sinh thái kín của nhà táo khuyết khi tự phát triển từ phần cứng đến phần mềm, tạo ra sân chơi của riêng mình với những tiêu chuẩn phù hợp lợi ích cho công ty hơn là cộng đồng.
Thậm chí Mark Zuckerberg còn cho rằng chính những "tiêu chuẩn" của Apple đã tạo nên những công ty như Uber hay Tiktok, vốn bị nghi ngờ về độ bảo mật cũng như sự an toàn của thông tin cá nhân.
"Trong lịch sử công nghệ, chúng ta có những hệ sinh thái mở và đóng", nhà sáng lập Mark Zuckerberg nói khi ám chỉ rõ ràng đến sự đối lập giữa những dòng máy tính PC thông thường và Mac của Apple, hay hệ điều hành Android của Google với iOS của nhà táo khuyết.
Theo Mark, chính sự khép kín của hệ sinh thái Apple đã giúp cho công ty này có lợi nhuận và mảng vũ trụ ảo thì không nên đi theo sự đóng kín này.
Chung tầm nhìn
Theo tờ Cnet, cả Meta và Apple đều nhận định công nghệ kính thực tế ảo sẽ là tương lai của ngành công nghệ. Những chiếc kính thực tế ảo sẽ tạo nên một làn sóng phát triển mới về công nghệ như smartphone đã từng làm.
Hiện nay, ngành công nghệ đang bán được hàng trăm triệu chiếc PC và hơn 1,5 triệu smartphone mỗi năm. Với sự phát triển của vũ trụ ảo và tính năng dần thay thế được máy tính lẫn điện thoại, các chiếc kính thực tế ảo được cho là sẽ thừa kế được doanh số từ những sản phẩm trên.
CEO Tim Cook của Apple từng cho biết ông tin vào công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi thế giới theo cách mà Internet đã từng làm trước đây vài chục năm.
"Tôi nghĩ rằng công nghệ kính thực tế ảo sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống...Sẽ đến thời điểm mà chúng ta nhìn lại để tự hỏi rằng tại sao trước kia con người có thể sống mà thiếu kính thực tế ảo", Tim Cook trả lời phỏng vấn tờ Bright của Hà Lan vào tháng 9/2022.
Độ phổ biến của kính thực tế ảo (VR) tại Mỹ theo nhóm tuổi, giới tính và thu nhập
Vào năm 2017, ngay sau khi Apple ra mắt phần mềm AR Kit, CEO Tim Cook đã trả lời phỏng vấn với tạp chí Forbes và cho biết công nghệ kính thực tế ảo có thể là một trong những đóng góp lớn nhất của nhà táo khuyết cho thế giới trong tương lai.
Tương tự, Mark Zuckerberg cũng có tầm nhìn tương tự về vũ trụ ảo.
"Chúng tôi tin tưởng vào tầm nhìn này đến mức tự đổi tên công ty mẹ theo vũ trụ ảo", CEO mark nhấn mạnh trong buổi quảng bá Quest Pro.
Khai chiến
Hiểu được rằng cùng chung tầm nhìn như vậy nên Meta đã nổ phát súng trước khi cho ra mắt bộ thiết bị vũ trụ ảo, bao gồm kính thực tế ảo cùng tay cầm điều khiển.
Về phía Apple, hãng không tiết lộ nhiều về dự án vũ trụ ảo của mình nhưng cũng đã âm thầm thêm rất nhiều tính năng có liên quan trên iPhone và iPad. Năm 2017, công ty ra mắt bộ phần mềm AR Kit giúp những nhà phát triển ứng dụng có thể tương tác với thế giới thực. Ứng dụng nổi tiếng nhất dùng phần mềm này là trò chơi Pokemon Go khi người chơi đi bắt thú bằng cách tìm kiếm chúng thông qua camera và màn hình.
Thế rồi ứng dụng Ikea Place, nơi người dùng có thể đo đạc diện tích không gian nhà cũng như bối cảnh sẽ như thế nào khi các hãng gia dụng lắp thiết bị.
Nhất quán với phong cách không cần là người đi đầu nhưng chắc chắn là kẻ làm tốt nhất, Apple không vội công bố sản phẩm của mình cũng như tiết lộ thông tin về chúng. Nhà táo khuyết không phải là người đi trước trên thị trường máy nghe nhạc MP3 nhưng vẫn nổi tiếng với iPod, cũng chẳng phải là người cho ra mắt chiếc smartphone đầu tiên nhưng lại được biết nhiều đến nhờ iPhone.
Giờ đây khi nhiều người chờ đợi bao giờ Apple sẽ chính thức tham gia mảng kính thực tế ảo như đã làm với iPod và iPhone trước đây thì một số đã bắt đầu bàn tán về tên sản phẩm mới này bởi Meta đã dùng từ "vũ trụ ảo" và CEO Tim Cook chắc chắn không muốn dùng lại nó.
Liệu Apple sẽ cho ra mắt sản phẩm kính thực tế ảo của mình như thế nào?
"Tôi cũng không chắc những người bình thường có thể hiểu khái niệm vũ trụ ảo là gì", CEO Tim Cook nhấn mạnh.
Theo Cnet, nguyên nhân chính khiến Apple coi Facebook là đối thủ chính trong ngành bởi Meta đã đi trước một bước với dòng kính thực tế ảo Quest 2. Sản phẩm này được cho là một trong những dòng kính thực tế ảo bán chạy nhất đến thời điểm hiện tại.
Chuyên gia Anshel Sag của Moor Insights & Strategy cảnh báo bên cạnh kính thực tế ảo thì Meta còn tham vọng phát triển ứng dụng cũng như kinh doanh thương mại điện tử trên vũ trụ ảo. Đây là cả một hệ sinh thái tương tự như những gì Apple đã từng làm với iPhone.
"Đây chắc chắn sẽ là một cuộc chiến nữa giữa các nền tảng công nghệ...Meta hiểu rất rõ rằng họ cần một sự khởi đầu trước để có lợi trong cuộc chạy đua này", chuyên gia Sag nhận định.
Cách đây 8 năm, Mark Zuckerberg đã khởi đầu cuộc chạy đua với việc mua lại startup Oculus VRR với giá hơn 2 tỷ USD. Chính lợi thế này đã khiến doanh số mảng kính thực tế ảo của Meta đạt 1,5 tỷ USD, đi đầu trong ngành.
Giờ đây, CEO Mark Zuckerberg không chỉ đang xây dựng giấc mơ vũ trụ ảo của bản thân mà còn đang chuẩn bị sẵn cho một cuộc chiến không thể tránh khỏi với đối thủ Apple.
Chuyển đổi số giáo dục và quy tụ tài năng là chiến lược quan trọng cho một Việt Nam số Để đạt được mục tiêu quốc gia phát triển 2045 hay quốc gia số 2030 đều cần xuất phát từ nâng cao tri thức, kiến thức, kỹ năng và tạo động lực sáng tạo. Lời tòa soạn: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, Báo VietNamNet mở mục "Đóng góp ý tưởng Chuyển đổi số", góp phần lan tỏa những kinh...