Samsung cung cấp màn hình OLED cho Huawei
Samsung Display, công ty con chuyên sản xuất màn hình của Samsung, được cho là đã nhận giấy phép từ Mỹ, được cung cấp tấm nền OLED cho smartphone Huawei.
Samsung đã được Mỹ chấp nhận cung cấp màn hình cho Huawei, nhưng chỉ cho một số sản phẩm nhất định. Chi tiết không được tiết lộ.
Samsung là nhà cung cấp chính về màn hình OLED và chip nhớ cho Huawei trong quá khứ cho đến khi công ty Trung Quốc bị Mỹ cấm.
Video đang HOT
Samsung Display là công ty sản xuất màn hình diode phát quang hữu cơ (OLED) lớn nhất thế giới, chiếm trên 50% thị phần toàn cầu. Samsung không phải là công ty của Mỹ, nhưng nhiều công đoạn sản xuất màn hình OLED lại sử dụng công nghệ của nước này.
Dù Samsung đã được Mỹ chấp thuận, khả năng cung cấp màn hình OLED cho Huawei còn bỏ ngỏ bởi công ty Hàn Quốc vẫn phải phụ thuộc các đối tác khác trong chuỗi cung ứng – những công ty này cũng buộc phải xin giấy phép từ chính quyền Mỹ.
Samsung từ chối bình luận. Huawei chưa đưa ra ý kiến gì.
Hôm 22/10, LG Display – bộ phận chuyên sản xuất màn hình của LG – và một số công ty khác cho biết đang xin giấy phép từ Mỹ để tiếp tục kinh doanh với Huawei. Tháng trước, Intel và AMD cũng đã nhận được giấy phép cung cấp bộ vi xử lý máy tính và máy chủ cho hãng công nghệ Trung Quốc.
Tháng 5/2019, Huawei bị liệt vào “danh sách thực thể” của Mỹ với lý do “đe dọa an ninh quốc gia”. Các doanh nghiệp Mỹ muốn mua hay bán sản phẩm và công nghệ cho Huawei, buộc phải có sự cho phép đặc biệt từ Chính phủ Mỹ.
Đầu tháng 9 vừa rồi, chính phủ Mỹ tiếp tục siết chặt thêm hạn chế với Huawei khiến đại diện đến từ Trung Quốc không thể mua bất kỳ loại chip nào được sản xuất bằng công nghệ Mỹ từ sau ngày 15/9.
Samsung bán nhà máy LCD cho Trung Quốc
Samsung đã bán nhà máy lớn nhất ở Trung Quốc cho TCL với giá 1,08 tỷ USD.
Nhà máy đặt tại Tô Châu (Trung Quốc) từng là nguồn cung cấp 27% sản lượng màn hình LCD cho Samsung Display năm ngoái. Theo kế hoạch, hãng sẽ ngừng sản xuất công nghệ LCD vào cuối 2020 để tập trung vào màn hình OLED trong tương lai.
CSOT, một công ty công ty con của TCL chuyên về tấm nền, là bên mua lại 60% cổ phần nhà máy LCD của Samsung. 10% còn lại sẽ thuộc sở hữu của TCL và 30% được chính quyền thành phố Tô Châu nắm giữ. Ngoài tiền mặt, Samsung Display cũng giữ cổ phần của TCL sau thương vụ.
Sau khi xây dựng năm 2011, Tô Châu là nhà máy sản xuất LCD lớn nhất của Samsung tại Trung Quốc.
Việc bán nhà máy sản xuất LCD không có nghĩa là Samsung sẽ dừng bán TV sử dụng công nghệ này. Hãng Hàn Quốc vẫn tung ra TV LCD LED thời gian tới nhưng sử dụng tấm nền mua từ bên thứ ba, thay vì trực tiếp sản xuất.
Từ năm 2019, Samsung đã giảm sản xuất LCD vì nhu cầu ở tấm nền này giảm và lợi nhuận không còn cao. Hãng đã đầu tư 8,3 tỷ USD cho dây chuyền sản xuất màn hình QD - OLED nhằm tạo ra thế hệ TV mới thay thế cho LCD LED. Nhà sản xuất Hàn Quốc hiện tập trung vào sản xuất màn hình chấm lượng tử Quantum Dot cho TV và màn hình OLED cho các thiết kế bị di động. Trong tương lai, hai nhánh công nghệ màn hình này sẽ gộp chung lại, tạo ra loại màn hình mới là Quantum Dot OLED (QD - OLED).
Theo Statista, quý I/2020, Samsung vẫn là hãng TV lớn nhất thế giới với số lượng xuất xưởng hơn 10 triệu sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm của hãng đều sử dụng công nghệ LCD LED, trong khi các đối thủ đã dịch chuyển sang OLED cho phân khúc cao cấp.
Các đòn trừng phạt của Mỹ đang từ từ bóp nghẹt smartphone Huawei như thế nào? Sau khi mất thị trường quốc tế vì không có ứng dụng Google, Huawei có thể mất nốt cả thị trường trong nước khi không còn chip Kirin nữa. Các báo cáo phân tích thị trường cho thấy, trong Quý 2 vừa qua, Huawei đã vươn lên trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, vượt qua Samsung và Apple bằng...