Sầm Sơn quản lý du lịch qua camera dẹp được nạn “chặt chém” du khách
Trung tâm Điều hành Thông minh tích hợp 155 camera của TP Sầm Sơn sau một năm đưa vào hoạt động đã đáp ứng tốt trong việc điều hành chung của thành phố, trong đó có việc phát triển du lịch.
Quản lý du lịch qua ‘mắt thần’
Ông Lê Văn Tú, Chủ tịch UBND TP Sầm Sơn cho biết, trong đợt hè vừa qua, đơn cử là từ dịp nghỉ lễ 30/4 đến nay, Sầm Sơn đón hơn trên 6,5 triệu lượt khách, nhưng không có một thông tin phản ánh nào về việc chặt chém, ép khách, tổng thu từ du lịch đạt trên 13,4 nghìn tỷ đồng.
Theo ông Tú, trong đợt hè vừa qua chỉ có một trường hợp duy nhất người phụ lái xe điện có biểu hiện chèn ép giá của khách. Mặc dù du khách đã rời khỏi Sầm Sơn được khoảng 10 ngày, nhưng sau khi nhận được thông tin phản ánh qua đường dây nóng, chính quyền Sầm Sơn đã vào cuộc xác minh. Thông qua các “mắt thần” camera giám sát, sau đó đã xử phạt vi phạm hành chính đối với người lái xe điện và công ty xe điện tổng số tiền 3,3 triệu đồng.
Du khách đến với Sầm Sơn không còn nỗi lo nạn chặt chém
Thống kê của UBND TP Sầm Sơn, Trung tâm điều hành thông minh được đưa vào hoạt động từ tháng 4/2021 đến nay đã theo dõi được 300.134 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, làm cơ sở cho công an thành phố thực hiện phạt nguội các trường hợp vi phạm.
Xử lý 2.115 trường hợp xe ôtô đậu, dừng không đúng nơi quy định; 3.358 trường hợp vi phạm về tự ý bán hàng rong nhỏ lẻ trên lòng đường vỉa hè đô thị.
Thông qua hệ thống camera, lực lượng chức năng cũng đã xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, để xe, vật liệu xây dựng trên các tuyến phố.
Đặc biệt, camera nhận diện khuôn mặt đã truy tìm được 25 trường hợp gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn… đến nay, tình hình an ninh trật tự, hiện tượng chèo kéo khách du lịch cơ bản đã không còn.
Trung tâm điều hành thông minh tích hợp 155 mắt camera theo dõi các hoạt động thành phố
Chị Lê Thị Tứ, một người dân kinh doanh nước giải khát và trông giữ xe ở bãi tắm A cho biết, nói đến Sầm Sơn trước đây là người ta nghĩ ngay đến việc “chặt chém”. Bản thân tôi ngày trước bán hàng cũng đắt hơn giá niêm yết, trông xe lộn xộn trên vỉa hè. Nay có hệ thống “mắt thần” giám sát chúng tôi không dám làm sai, không dám trông xe trên vỉa hè nữa, vứt rác bừa bãi… nếu vi phạm sẽ bị xử lý và cấm kinh doanh.
Hướng tới đô thị thông minh
Video đang HOT
Chủ tịch Sầm Sơn cho biết, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chương trình hành động của tỉnh, về xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ban tặng của thành phố Sầm Sơn để xây dựng, phát triển trở thành TP du lịch biển thông minh, hiện đại… góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ Quốc.
Các nhân viên túc trực 24/24h xử lý các trường hợp vi phạm thông qua “mắt thần”
Để đưa Nghị quyết vào thực tiễn, Sầm Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh là một trong những nhiệm vụ mang tính đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo.
Việc đưa vào vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số của TP Sầm Sơn nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung. Dù chỉ mới đưa vào hoạt động trong thời gian ngắn, tuy nhiên chính quyền thành phố, cũng như người dân đã phần nào cảm nhận được những kết quả mang lại trong việc điều hành, quản lý trật tự an toàn, an ninh đô thị.
Trung tâm điều hành đô thị thông minh có thể quản lý và giám sát từ tổng thể đến chi tiết từng tình huống diễn ra trong thực tế ở tất cả các lĩnh vực, đời sống xã hội thông qua dữ liệu thu thập từ hơn 155 camera giám sát được lắp đặt tại nhiều địa điểm công cộng, tuyến giao thông, cơ quan, đơn vị, trường học… trên địa bàn toàn thành phố.
Toàn bộ camera kết nối về Trung tâm được sắp xếp và hiển thị trên nền bản đồ số. Bên cạnh việc quản lý và giám sát bằng hình ảnh qua hệ thống camera, Trung tâm còn có thể theo dõi một cách trực quan các chỉ tiêu đánh giá về tình hình kinh tế – xã hội của thành phố, hỗ trợ cho lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo các chính sách phát triển kinh tế – xã hội kịp thời, chính xác.
Đây sẽ là đầu mối kết nối giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền hướng đến xây dựng một chính quyền phục vụ người dân tốt hơn, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự thuận tiện, hài lòng của người dân làm mục tiêu, hướng tới xây dựng chính phủ số, xã hội số.
"Lội nước theo sau" Khi Apple "nhịn nhục" để thành công
Thương trường luôn tồn tại câu truyện cổ tích về "người đi đầu", những thương hiệu tự tạo nên thị trường để thống lĩnh, chẳng hạn như Miller Lite và thị trường bia nhẹ, GoPro và camera hành động, hay ở Việt Nam là Lazada với Thương mại điện tử.
Tuy nhiên, tỷ lệ "người đi đầu" tiếp tục tồn tại và thống lĩnh thị trường không cao như mọi người thường nghĩ, vì thành công vang dội và bền vững thường đến với "người đi sau kế".
Lợi thế và bất lợi của người đi đầu
Người đi đầu chính là thương hiệu đạt được lợi thế cạnh tranh khi đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mới ra thị trường. Những thương hiệu đi đầu thường có tỷ lệ nhận biết cũng như lòng trung thành của khách hàng cao, cộng với các lợi thế khác như:
- Đạt được lợi thế kinh tế quy mô khi có thời gian nghiên cứu và phát triển dài hơn.
- Chủ động làm chủ nguồn lực và thiết lập mức giá thị trường cho mặt hàng mới.
- Và quan trọng nhất là khi người đi đầu luôn chiếm thị phần cao trong thời kỳ đầu tiên, vì khi khách hàng đã quen sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của người đi đầu, chi phí để thay thế sẽ khá đắt đỏ. Chẳng hạn như các tập đoàn sẽ không muốn chuyển từ hệ điều hành Windows sang Linux hay iOS, vì sẽ tốn rất nhiều phí thay đổi hệ thống, đào tạo nhân viên...
Một ví dụ điển hình khác là Netflix khi ra mắt nền tảng phim trực tuyến vào năm 2007. Ngày nay, bất chấp sự cạnh tranh của Amazon Prime, Hulu, HBO và các dịch vụ khác, Netflix vẫn giữ được thị phần lớn cho riêng mình.
Netflix vẫn chiếm gần 35% thị trường Châu Âu vào năm 2020 dù gặp nhiều cạnh tranh
Tuy nhiên, trở thành người đầu tiên tiếp cận thị trường chưa bao giờ đảm bảo được thành công, vì mỗi quyết định mang tính chiến lược đều ẩn chứa không ít rủi ro.
Chẳng hạn như "mạng xã hội" đầu tiên trên thế giới - Friendster. Dù có mặt trước và được nhiều người quan tâm, nhưng hạ tầng Friendster nhanh chóng bị quá tải, không những thế, Friendster còn thu hút vốn đầu tư mạo hiểm lớn từ rất sớm, khiến hội đồng quản trị chịu áp lực phải phát triển, bỏ qua việc đầu tư về kỹ thuật.
Không lâu sau đó, người dùng nhanh chóng chuyển sang Facebook và MySpace với trải nghiệm tốt hơn. Và tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có Facebook mới trở thành một gã khổng lồ công nghệ.
Dù khởi đầu sớm, nhưng Friendster và MySpace nhanh chóng bị "kẻ đi sau" Facebook qua mặt
Lợi thế đi sau của gã khổng lồ Apple
Bên cạnh các lợi ích, người đi đầu luôn "đầu sóng ngọn gió" trước những rủi ro của thị trường, luôn sẵn sàng trả "phí dò đường", chịu áp lực nặng nề và dồn dập từ người đi sau.
Chính vì thế, quan điểm "lợi thế người đi sau" xuất hiện, khi các mô hình "sao chép" có thể áp sát người đi đầu, nhìn vào những cái hay để học và cái không hay để tránh.
Và người đi sau vẫn sẽ kiên trì chờ đợi, và trong một khoảnh khắc thích hợp với áp lực đủ đầy, một cuộc soán ngôi ngoạn mục sẽ diễn ra.
Dù xuất hiện sau, nhưng người đi sau vẫn có rất nhiều ưu thế
Chính vì thế, "người đi sau thông minh" là một chiến lược mang lại tỷ lệ thành công khá cao. Hãy nhìn vào Apple, một trong những tập đoàn lớn nhất và đạt được nhiều lợi nhuận nhất thế giới.
Giáo sư Marketing của NYU giải thích "lợi thế đi sau" của Apple như sau: "Nếu nói về lợi nhuận, kẻ đi đầu thường không mang lại nhiều như người đi sau. Những thương hiệu sáng tạo đầu tiên, những người đi trước, thường không mang về kết quả mỹ mãn cho các cổ đông."
Sản phẩm Apple gần như luôn đi sau "sản phẩm tiên phong". Xét cho cùng, Apple không phải là một thương hiệu dẫn đầu thật sự. Như máy nghe nhạc iPod ra đời sau Walkman, iPhone xuất hiện sau điện thoại màn hình cảm ứng của Nokia và Motorola, iPad thì chắc chắn đi sau máy tính bảng của HP.
Thay vào đó, Apple luôn đầu tư thời gian để cân nhắc, cải thiện, và chỉ thật sự "dấn thân" khi đảm bảo rằng sản phẩm của họ thật sự thân thiện với người dùng.
Chẳng hạn như vào đầu những năm 2000, khi BlackBerry thống trị cả về thị trường và công nghệ điện thoại thông minh. Nhưng những chiếc iPhone ra đời sau cả chục năm đã nhanh chóng khiến "đàn anh" của mình phải phá sản.
Với sự ra đời "muộn" của iPhone, Apple đã hoàn toàn thay đổi cuộc chơi, bỏ xa người đàn anh BlackBerry
Apple vẫn luôn cam kết "tạo ra những sản phẩm tốt nhất, thực sự làm phong phú thêm cuộc sống của mọi người". Giám đốc điều hành Tim Cook khẳng định công ty không bận tâm đến việc sản phẩm ra đời sớm hay muộn, miễn là "chúng tôi vẫn cung cấp những thứ tốt nhất, chúng tôi không bao giờ cảm thấy xấu hổ."
Người đi đầu có thể nhận được nhiều vinh quang, nhưng họ ít khi chiếm hữu được toàn bộ thành công. Chính vì thế, Apple giờ đây đã trở nên thoải mái với việc trở thành "người thứ hai".
Thay vì vội vàng đưa sản phẩm hoặc ý tưởng mới ra thị trường, Apple bình tĩnh nghiên cứu những gì đang diễn ra, tinh chỉnh phương pháp tiếp cận và không phải mất thời gian sửa chữa những sai lầm.
Mẹo hay kết nối camera điện thoại với máy tính Kết nối camera điện thoại với máy tính là một mẹo rất hay sẽ giúp cho bạn có khả năng tận dụng được hết các kết nối của các thiết bị di động. Thậm chí biến những chiếc di động cũ trở thành camera giám sát, webcam thông qua kết nối với PC. Hãy cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động, cũng...