Sai phạm tại ĐH Lao động-Xã hội: Thiếu điểm vẫn được tuyển vào trường
73 thí sinh thi khác khối, thiếu điểm vẫn được tuyển vào học tại trường; 4 sinh viên đã bị buộc thôi học do vi phạm quy chế tuyển sinh vẫn được học tiếp… là một số sai phạm tại Trường ĐH Lao động- Xã hội vừa được thanh tra Bộ LĐ, TB và XH công bố.
Chiều ngày 14/11, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh đã công bố kết luận thanh tra việc xử lý tố cáo tại Trường đại học Lao động – Xã hội.
Khác khối, thiếu điểm vẫn được tuyển vào trường
Sau gần hai tháng thanh tra, rà soát 5.322 hồ sơ tuyển sinh vào các hệ ĐH, CĐ của Trường ĐH Lao động – Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phát hiện 73 thí sinh thi khác khối, thiếu điểm vẫn được tuyển vào học tại trường.
Trong đó, có 2 thí sinh dự thi khối B trúng tuyển dù trường không tuyển sinh khối này và 3 thí sinh dự thi khối C vẫn được tuyển vào học ngành Kế toán (ngành Kế toán không tuyển sinh khối C). 68 thí sinh khác thiếu điểm, không đăng ký ngành học hoặc tẩy sửa ô đăng ký vẫn được học tại các ngành, các hệ đào tạo của nhà trường.
ĐH Lao động – Xã hội thậm chí vẫn cho học tiếp 4 sinh viên đã bị buộc thôi học do vi phạm quy chế tuyển sinh theo điều tra độc lập của công an TP Hà Nội năm 2010.
ĐH Lao động – Xã hội còn tự ý chuyển 50 sinh viên từ cơ sở Sơn Tây, cơ sở II – TPHCM về Hà Nội và tất cả các trường hợp này đều có điểm thi thấp hơn điểm chuẩn vào Hà Nội trường tại Hà Nội. Nhiều sinh viên được sửa điểm thi hết môn, hết học phần bằng nhiều cách như: đã thi đỗ vẫn cho thi lại để nâng điểm, nhập điểm vào máy tính sai…
Cụ thể, Đoàn thanh tra đã yêu cầu nhà trường tiến hành tự rà soát, so sánh lại toàn bộ điểm của tất cả sinh viên trong hai năm học 2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011 giữa bộ môn, khoa và phòng đào tạo quản lý và có báo cáo giải trình cụ thể về các trường hợp có chênh lệch điểm. Kết quả, rà soát 12.952 sinh viên có đến 955 lượt sinh viên bị sai lệch điểm.
Lạm quyền tự ý thành lập khoa Sau đại học
Trong quá trình thanh tra, ngoài những sai phạm nghiêm trọng về công tác tuyển sinh, đào tạo tại một trường ĐH công lập, ĐH Lao động – Xã hội còn bị phát hiện mắc nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ như bổ nhiệm các phó giám đốc cơ sở Sơn Tây, các trưởng, phó khoa thiếu nhiều quy trình, thủ tục. Hiệu trưởng trường còn lạm quyền tự ý thành lập khoa Sau ĐH hoàn toàn không đúng thẩm quyền.
Trong quy chế tuyển dụng, ký hợp đồng đối với cán bộ giảng viên, trường đề ra tiêu chuẩn rất lý tưởng “tốt nghiệp ĐH chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp. Trường hợp bằng trung bình khá, bằng khá thì yêu cầu đã đỗ cao học”. Tuy nhiên, trên thực tế, từ 1/1/2009 đến 15/8/2011, trường tuyển mới 48 người về làm công tác giảng dạy và có đến 19 trường hợp bằng trung bình khá, trung bình, khá, không đúng với chính quy định do nhà trường ban hành.
Kiểm điểm trách nhiệm trong 45 ngày
Video đang HOT
Trước sai phạm nghiêm trọng trên nhiều mặt của ĐH Lao động – Xã hội, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã yêu cầu lãnh đạo nhà trường tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc để xảy ra những sai phạm tuyển sinh, sai phạm trong sửa điểm, nâng điểm, quản lý điểm, trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ…
Đối với 28 trường hợp thi khác khối, thiếu điểm mà vẫn được tuyển vào học tại các ngành thuộc hệ cao đẳng, trong đó 8 trường hợp không đủ điểm tất cả các ngành thuộc hệ cao đẳng; 1 trường hợp thi khối C nhưng học ngành Kế toán; 19 trường hợp còn lại không đủ điểm vào ngành đang học nhưng đủ điểm vào ngành học khác và 43 trường hợp thi khác khối, thiếu điểm mà vẫn được tuyển vào học tại các ngành thuộc hệ đại học, trong đó 8 trường hợp không đủ điểm tất cả các ngành thuộc hệ đại học; 2 trường hợp thi khối C nhưng học ngành kế toán; 33 trường hợp còn lại không đủ điểm vào ngành đang học nhưng đủ điểm vào ngành học khác: giao hiệu trưởng xem xét, trình Bộ trưởng xử lý theo đúng quy định hiện hành về tuyển sinh do Bộ GD-ĐT ban hành.
Đối với sinh viên đã chuyển từ các cơ sở đào tạo khác về cơ sở 43 Trần Duy Hưng (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) học tập, giao Hiệu trưởng kiểm tra, rà soát, đối với sinh viên không đủ các điều kiện để chuyển trường, chuyển trả sinh viên đó về cơ sở đào tạo cũ.
Bộ yêu cầu, trường thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 1033/QĐ-ĐHLĐXH ngày 1/12/2010 của hiệu trưởng Trường ĐH Lao động – Xã hội về việc buộc thôi học đối với 4 sinh viên do vi phạm quy chế tuyển sinh theo điều tra độc lập của công an TP Hà Nội năm 2010.
Đối với 19 người tốt nghiệp đại học hạng trung bình, trung bình khá hoặc khá đã được trường tuyển dụng về làm giảng viên, giảng viên kiêm chức bậc đại học: Nếu có nhu cầu làm các công việc khác (không tham gia giảng dạy ở bậc đại học trở lên) thì bố trí sang công việc đó; nếu không có nhu cầu sử dụng thì chấm dứt quan hệ lao động.
Đối với các trường hợp sửa nâng điểm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu hiệu trưởng chủ trì, rà soát, so sánh lại toàn bộ việc thi, quản lý điểm của sinh viên, trường hợp sửa nâng điểm không phản ánh đúng kết quả học tập thì phải sửa lại và phản ánh đúng kết quả học tập của sinh viên.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm phải được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày lãnh đạo Bộ ký quyết định (14/11/2011).
Theo DT
Tìm đến cội nguồn vấn nạn "dạy thêm - học thêm" tràn lan
Khỏi dài dòng, cứ gõ cụm từ "dạy thêm - học thêm" vào ô google search sẽ lập tức hiện ra trên 1,8 triệu kết quả. Thật không ngoa khi nói đây là "vấn nạn", hoặc "thảm họa" của xã hội... vì nạn nhân là 20 triệu học sinh, cộng thêm cha mẹ họ.
Thực trạng: tự sinh, tự dưỡng, tự lớn mạnh...
Cả nước cau mặt vì biết tỏng cái khổ nạn này không do trời giáng, mà là nhân tạo. Điều kỳ quặc là mọi cấp, mọi người đều dị ứng với nó, muốn chống nó, nhưng nó cứ nhơn nhơn trêu ngươi. Và "càng chống, càng phát triển". Trước đây, chỉ học sinh cấp 3 học thêm (để thi đại học), nay tai hoạ đã lan ngược tới tận mẫu giáo. Trái khoáy: Từ bậc đại học trở lên, tai hoạ quay ngoắt 180 độ để đổi tên thành "dạy bớt - học bớt" (!), do vậy đến nay số "học giả" đã đủ nhiều để có mặt khắp nơi. Và đã leo cao chót vót.
Vậy, nguyên nhân sâu xa phải nằm ở cái cơ chế nào đó khiến hiểm hoạ cứ "tự sinh, tự dưỡng", tự lớn mạnh không ngừng. Nhưng căn bệnh này cũng đang hoành hành bên nước láng giềng Trung Quốc. Phải chăng, đây là "bệnh lây"?
Nhiều biện pháp đã thực thi và vô số kiến nghị đang chờ áp dụng
Chống bệnh hàng chục năm, ắt kinh nghiệm không ít. Một kinh nghiệm là... "không chống nổi", hoặc chưa có thuốc đặc trị - vì nhiều thuốc đã được dùng và nhiều thuốc khác đang chờ được dùng thử. Có lẽ, toàn thuốc chữa triệu chứng?
- Đã có những quy định nhằm hạn chế "dạy thêm - học thêm", thậm chí có cả những lệnh cấm. Nghĩa là, vị thầy lang quyền uy nhất đã phải dùng hạ sách: Không đủ năng lực quản lý thì (a-lê) cấm. Nhưng, chẳng cần đợi lâu, lệnh cẩm rất sớm bị vô hiệu bằng những bản "tự nguyện học thêm" do phụ huynh nhất loạt ký tên. Và một vị có cương vị cao cho rằng "đây là nhu cầu của xã hội". Nếu vậy, sẽ là khôi hài khi muốn cấm nó, dù xuất phát từ thiện chí. Nhiều người còn nhớ, nước ta đã từng có cái lệnh "triệt để chó" với thiện ý hạn chế bệnh dại.
- Gần đây nhất, vẫn tiếp tục có vô số đề xuất với ý thức xây dựng rất cao. Nhưng lại có những bạn đọc cho rằng đó vẫn chỉ là biện pháp kỹ thuật mà tác dụng lớn nhất chỉ dừng ở mức "gây khó" cho cái cơn lũ hung hãn mang tên "dạy thêm - học thêm" này mà thôi. Xin trích một số Lời kiến nghị (kèm chút bàn luận)
Lời kiến nghị 1)Trước hết các vị phụ huynh phải thấy rõ tác hại của việc học thêm nhồi nhét, từ đó kiên quyết và đồng lòng không cho con đi học thêm (muốn quy tội cho các thầy chăng? Thực tế, hầu hết phụ huynh đều biết "tác hại" rồi, nhưng khi tác hại chưa kịp hiện ra thì con tôi đã bị ê chề ngay ở lớp tiểu học và sau này sẽ thi trượt đại học là cái chắc). 2) Xóa bỏ chính sách chỉ lấy điểm thi của học kỳ 2 để xét thành tích (thế thì, bệnh thành tích sẽ khởi phát ngay từ học kỳ 1?) 3)Mỗi năm nên tổ chức 2 buổi học cho phụ huynh để hướng dẫn họ kèm con học ở nhà (cử nhân còn trầy trật giải bài toán của học sinh lớp 4, làm sao "kèm cặp" nổi con em?) 4) Không lấy tiêu chí điểm môn Toán và Văn từ 8 trở lên là đạt giỏi mà bất kỳ môn nào cũng có thể làm căn cứ đánh giá (khốn nỗi, cả thế giới đã và đang coi 2 môn này là quan trọng nhất). 5) Thiết kế lại mọi loại sách bài tập ở tiểu học. Các cô vất vả rèn chữ cho trẻ trên giấy ô li (nhưng mà sự xuất hiện và phổ cập của máy vi tính đã thay đổi tận gốc kiểu viết tay "nắn nót" rồi). 6) Chế độ tuyển giáo viên phải công bằng và trung thực (phải chăng, tiêu chuẩn tuyển chọn sẽ là "dù lương thấp đến đâu cũng cấm kiếm thêm thu nhập bằng chính nghề của mình?). 7) Xử lý nghiêm trường hợp thầy cô nhận tiền chạy trường (cha mẹ nào chẳng muốn con em mình được học trường tốt, thầy tốt? Hãy hiến kế để mọi trường, mọi thầy đều... tốt như nhau). ... vân vân.
"Bệnh thành tích" là thủ phạm?
Dạy thêm chỉ để chạy theo thành tích? Đáng ngờ ý kiến này lắm. Vì "thành tích" thì ai chẳng muốn khoe? Nhưng thành tích "dạy thêm" lại muốn giấu.
Gọi tên bệnh? Tên bệnh, bao giờ cũng xấu, trừ cái bệnh do "bộ ta" đặt ra: Bệnh Thành Tích. Dẫu ta có đổi thành "bệnh ham thành tích", hay "bệnh hình thức"... thì nó vẫn không dám tự vỗ ngực để tự nhận mình là tác nhân chính gây tai hoạ.
Nếu thuần tuý chỉ vì ham thành tích (ví dụ, thể hiện bằng tỷ lệ học sinh giỏi)thì thiếu gì những cách không tốn sức, can gì phải cầy cục dạy thêm cho mệt? Năm trước tốt nghiệp 70%, năm sau vọt lên 95% thì chắc không phải nhờ "dạy thêm" mà đạt được.
Câu hỏi (giả sử thôi nhé): Nếu cả nước bỏ hẳn thi đua - để diệt tận gốc "bệnh thành tích" - thử hỏi, nạn "dạy thêm" có lập tức bị xoá bỏ hay không? Rất khó trả lời.
(ảnh minh họa: nguồn ảnh: intetnet)
Do chương trình quá tải?
Chương trình nặng nề, khiến thầy cô không đủ thời gian chuyển tải trong giờ chính khoá, ắt dẫn đến phải học thêm. Nhưng phải thừa nhận rằng nhiều địa phương không có điều kiện hình thành các lớp dạy thêm, nhưng tỷ lệ học sinh lên lớp - từ lớp 1 cho tới lớp 12 - vẫn đạt gần 100%. Cần gì phải học thêm? Vậy, học thêm và dạy thêm đang lan tràn nhằm mục đích thật sự nào? Nếu (giả sử) chương trình được cắt giảm 50% có tiêu diệt được nạn học thêm không? Hai quan điểm đã được nêu ngay ở đầu bài rồi.
Do lương thấp?
Lương thầy cô quá thấp xảy ra ngay từ khi nước ta có chính sách lương (từ 60 năm trước), còn cái tai hoạ "dạy thêm học thêm" mới chỉ từ hai thập niên gần đây. Do vậy, lương thấp không bao giờ là nguyên nhân, càng không phải nguyên nhân quan trọng nhất. Nên coi thầy cô cũng là nạn nhân (buộc phải tự cứu) thì đúng hơn. Và dần dần, một số không giữ được cái gốc đẹp đẽ của nghề nghiệp. Nhưng đó là cả một quá trình.
Thế nào là "cả một quá trình"? Tha hoá của thầy giáo (và thầy thuốc) là quá trình dài nhất, chậm nhất. Kiến thức và sức khoẻ là cái quý nhất của mỗi người. Nào ai dám cãi?. Do vậy một xã hội phải dại dột lắm lắm... mới dám để cho thầy giáo và thầy thuốc phải sống khổ sở, tới mức hết chịu nổi. Trước đây ba thập niên, kinh tế Việt Nam khủng hoảng, GDP tụt thê thảm, nhưng nhờ thành tích nổi bật của giáo dục và y tế, nên thứ hạng của đất nước vẫn không đến nỗi quá tồi tệ. Nhưng cứ tận dụng sự hi sinh của hai loại "thầy" này (với thang lương dưới đáy) thì dẫu họ có là thánh cũng phải tha hoá đi. Quả nhiên, nay tai hoạ đang hoành hành. Chỉ cần chút sáng suốt, chút bình tĩnh và lương tri, chúng ta vẫn có thể nhận định khách quan rằng ô nhiễm xã hội phải tràn ngập tới mức nào thì mới đủ mạnh để thấm vào hai cái thành trì cuối cùng về lương tâm và đạo đức này. Đãi ngộ không tương xứng với công sức quả là nguyên nhân hàng đầu làm suy thoái Giáo Dục, nhưng không phải nguyên nhân quan trọng của "dạy thêm, học thêm". Nếu người học không "thèm" học thêm thì thầy cô chỉ có thể chán dạy, bỏ nghề... tới mức làm suy sụp nền giáo dục nước nhà, chứ làm sao tạo nổi "phong trào học thêm tràn lan" - như hiện nay?
Ba điều tai ngược
- Thật tai ngược, học "như điên" ở bậc phổ thông, nhưng kết quả thi đại học (và cao đẳng) lại quá thê thảm. Có trường hợp "đạt" 3 điểm mà vẫn phải cho trúng tuyển.
- Cũng tai ngược: nhân sinh bách nghệ, nhưng 80 hay 90% học sinh phổ thông nước ta xin thi đại học, cao đẳng. Dường như họ chỉ có một lối vào đời. Các lối khác - nếu có - lại quá hẹp. Đã vậy, trường dạy nghề chỉ thích được đôn lên cao đẳng; còn trường cao đẳng cứ thiết tha xin "lên" đại học (đến nỗi nhiều đại học không có nổi một giáo sư cơ hữu) chả lẽ không "tai ngược"? Một khu công nghiệp 7000 công nhân thì có tới 700 vị cử nhân lao động chân tay (do không xin được việc đúng trình độ) có là "tai ngược"?
- Càng tai ngược, một mặt cứ lên án "dạy thêm, học thêm" nhưng mặt khác - với cách tuyển sinh như hiện nay - nếu ai liều lĩnh (hay dại dột) nghe lời khuyên "đừng học thêm" thì khả năng "trượt" là cầm chắc. Vừa độc quyền ấn định cách tuyển sinh cho cả nước, lại vừa khuyên cả nước "đừng ai cho con học thêm nữa"... có là tai ngược?
Phải chăng, nguyên nhân quan trọng nhất của "dạy thêm, học thêm" - tràn lan và nhồi nhét như hiện nay - chính là do những cái tai ngược nói trên?.
- Thì ra, từ lâu rồi, thi đại học là con đường tiến thân hầu như duy nhất của một triệu học sinh hàng năm tốt nghiệp bậc phổ thông. Tất nhiên, họ và cha mẹ họ phải tìm hiểu cách thi. - Cách thi và nội dung thi hiện nay chỉ tuyển được người có bộ nhớ tốt, chịu được sự nhồi nhét và có kỹ sảo giải bài, mà không tuyển được người có năng lực tư duy và tự học. Kiểu "học thêm" như hiện nay đáp ứng khá tốt yêu cầu. Phụ huynh cho con em học thêm từ tiểu học (tạo ra nhu cầu tới mức thành áp lực xã hội) chính là nhằm mục tiêu vào đại học - cách tiến thân hầu như duy nhất. Và cách học thêm như hiện nay đáp ứng khá tốt cách thi hiện hành. Gia đình nào nhận ra đầu óc con em không thể "nhồi nhét" sẽ rất dễ chấm dứt việc học của chúng. - Thi thế nào, học thế ấy là chân lý lâu đời, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc; trừ khi cố ý quên. Không thay đổi cách thi và nội dung thi, đố mà thay đổi được cách học, cách dạy - kể cả khi cần học thêm và dạy thêm.
Nạn "dạy thêm, học thêm" chỉ là một biểu hiện tiêu cực; là một trong những cái ngọn mọc lên từ một cái gốc.
Phải xây dựng lại triết lý giáo dục.
GS. Nguyễn Ngọc Lanh
LTS Dân trí-Muốn trị từ gốc một căn bệnh, cần phải tìm ra nguyên nhân sâu xa. Tác giả bài viết trên đây là một Giáo sư y học, khi nhìn nhận về vấn nạn "dạy thêm học thêm" tràn lan, ông muốn tìm đến nguyên nhân cội nguồn.
Với tư duy của một nhà khoa học, tác giả đã phân tích và phản biện nhiều ý kiến đóng góp cũng như những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan nhưng chưa (hoặc khó) đem lại hiệu quả mong muốn.
Như đề xuất của tác giả, điều quan trọng trước hết là cần xây dựng lại triết lỹ giáo dục đúng với mục tiêu
Theo DT
Nâng cấp Cao đẳng Nội vụ Hà Nội lên Đại học Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội được nâng cấp lên đại học. (Nguồn: Internet) Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại...