Sai nghiệp vụ: Câu chuyện của ngành GD
Sau câu chuyện về món “ canh gà Thọ Xương” trong bài văn của một học sinh trường THCS Lomonoxop (Hà Nội), dư luận cho rằng đó là hậu quả của việc dạy mẫu. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường đã kết luận: giáo viên đứng lớp có học sinh hiểu “canh gà Thọ Xương” là “món canh gà Thọ Xương” không mắc lỗi nhận thức mà chỉ có lỗi nghiệp vụ.
Dạy và học mẫu cho ra đời những người lười biếng
TS. Hồ Văn Hoành, Phó chủ tịch TƯ hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam: Cách dạy và học mẫu chỉ đào tạo ra những con người lười biếng, tư duy cũng vì thế mà mai một dần. Nếu không chữa được căn bệnh mãn tính này, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam sẽ còn cho ra đời những con lợn được “sinh sản vô tính” giống hệt nhau với “đầu to như thùng múc nước, hai tai như hai lá mít và mắt long lanh như hai hòn bi ve”…
Một thực tế đáng buồn hiện nay là nhiều học sinh, nhất là các em ở khu vực thành thị, ngày càng bị “mẫu hóa” do không có quan sát, kiến thức thực tế. Bởi lẽ, các em chỉ nhìn thấy con trâu, con lợn trong tranh, trong tivi thì làm sao mà tả chân thực được… Hơn nữa, học sinh ngày nay rất lười đọc sách, kiến thức sách giáo khoa nặng nên chỉ chăm chăm làm sao nhét hết đống kiến thức đó vào đầu. Trong khi đó, muốn làm văn, học sinh phải vốn kiến thức văn học, đời sống xã hội, có kỹ năng diễn đạt…
“Sai nghiệp vụ: Câu chuyện của cả ngành giáo dục”
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội: Lỗi sai của cô giáo trường THPT Lomonoxop là một lỗi sai nghiêm trọng về nghiệp vụ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhận thức của học sinh. Đây không chỉ là câu chuyện của một trường, một thầy mà còn là câu chuyện của cả ngành giáo dục.
Chất lượng giáo dục không thể vượt qua ông thầy, vì vậy nếu người thầy hỏng thì sẽ chẳng có chất lượng nào hết. Trong mấy tiêu chí về cơ sở vật chất để phát triển giáo dục như trường lớp, giáo viên, sách giáo khoa thì người thầy là tiêu chí tiên phong.
“Canh gà thọ xương” là hậu quả của dạy mẫu thì đáng buồn
Thầy Trịnh Minh Tập, cựu giáo viên THCS Hoa Hồng Bạch, Thái Bình:Tôi cho rằng sự cố canh gà Thọ Xương” chỉ là tai nạn nghề nghiệp.
Còn nếu đó là hậu quả của dạy mẫu thì thật đáng buồn. Chỉ có sản xuất các đồ vật thì người ta mới làm theo khuôn mẫu, con người mà cũng đào tạo kiểu đó, vô hình trung sẽ biến các em thành những cái máy học. Dạy học là dạy cho học sinh phương pháp, cách tư duy, từ đó mỗi em có một sáng tạo riêng, có một sản phẩm phù hợp với năng lực của từng người.
Theo kiến thức
Cô giáo chấm Văn 'đặc sản' canh gà Thọ Xương xin lỗi
Sau khi bài Văn viết về "đặc sản" canh gà Thọ Xương của teen lớp 7 trường THCS Lômônôxốp (Hà Nội) xuất hiện trên các tờ báo và trang mạng, cô giáo H.T.T, người chấm điểm bài văn này đã chính thức lên tiếng xin lỗi.
"Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn phụ huynh có phản hồi để tôi có thể nhận ra sai sót nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi đã khắc phục bằng cách hướng dẫn học sinh sửa và giảng lại cho các con hiểu. Bài ca dao tôi cho các con làm cũng là bài ca dao ngoài chương trình, tôi muốn các con ôn luyện để hiểu hơn nét đẹp của Hà Nội vì các con là học sinh thủ đô", cô H.T.T nói. Cô cũng giải thích, do lúc ấy cuối giờ, lớp khá ồn và lộn xộn nên học sinh không nhớ để sửa ngay.
Bài văn "canh gà" gây chấn động của teen lớp 7 trường Lômônôxốp (Hà Nội).
Mặc dù cô T. lên tiếng xin lỗi và nhận trách nhiệm vì sai sót trong nghiệp vụ giảng dạy nhưng nhiều phụ huynh và teen vẫn phản ứng. Anh Nguyễn Biên Cương đã bình luận rằng: "Quá kinh khủng. Trưa nay cả cơ quan tôi bị choáng!".
Một phụ huynh tên Nguyễn Tuấn Anh thì đặt nghi vấn: "Biết đâu, chính cô giáo cũng có thể đã được dạy như thế trong quá trình học tập tại trường đã tốt nghiệp?!". Nhiều người lo ngại: "Văn là người. Nếu cô giáo nào cũng như vậy thì sau này con em chúng ta sẽ ra sao?"
Phần lớn phụ huynh tỏ ý nghi ngờ "trình độ thật" của cô giáo. Nhiều người còn yêu cầu Ban giám hiệu trường THCS Lômônôxốp "xuất trình" bằng cấp và xử lý nghiêm vì cô giáo đã thiếu trách nhiệm khi giảng dạy.
Nhiều teen cũng tỏ ra bất bình với điểm 8 mà cô giáo T. dành cho bài viết hiểu sai nghĩa cụm từ "canh gà Thọ Xương" là món ăn nổi tiếng Hà thành và lời phê "ngọt như mía lùi": Có ý thức làm bài.
Bạn gái có nickname Thu Mèo bày tỏ: "Mình cũng vừa đọc bài văn này xong, không hiểu sao cô giáo lại cho điểm cao như vậy với bài văn này nữa. Giám hiệu giải thích là thế, nhưng chắc chắn cô giáo hiểu sai đây là... đặc sản thì rõ quá rồi, cô xin lỗi mà cứ như đang cố đổ lỗi cho học sinh ý!".
Teen cũng phản ứng rất gay gắt vì "điểm 8 vô lý" mà cô T. chấm
Một bạn khác thắc mắc về điểm 8 mà cô giáo cho: "Sai quá nhiều lỗi chính tả như thế này thì bài văn có hay cũng không thể chấm đạt trên 5 chứ nói gì nội dung sai thế này, học sinh cảm nhận sai hay do cách dạy của cô sai mình không cần biết, nhưng cô cho bạn ấy 8 điểm khác nào cô tự nhận mình không biết dạy văn. Có phải đây là lí do mà điểm thi đại học mỗi ngày một kém?".
Tuy vậy, một số độc giả tỏ ra thông cảm và cho rằng không nên quá gay gắt, hãy xem đây như là một "sự cố" trong quá trình giảng dạy của cô T.
Theo Tiin
Thầy tâm lý điển trai nói gì về vụ 'Canh gà Thọ Xương'? Thầy giáo tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng trong sự việc này cô giáo nên mạnh mẽ hơn để quay lại trường dạy học vì cô luôn được các em học sinh tin yêu, ủng hộ. Xung quanh sự cố "Canh gà Thọ Xương" của cô giáo trẻ Hà Thị Thu Thủy (trường THPT Lomonoxop), thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng...