Sai lầm tai hại về chuyện ở cữ sau sinh
Nằm than, uống nước tiểu của trẻ, kiêng tắm gội… là những quan niệm về ở cữ cần bỏ ngay!
Người xưa thường có quan niệm bà đẻ “như con cua lột xác”, rất yếu ớt nên cần giữ gìn, chăm sóc đặc biệt sau sinh. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ phải kiêng khem thái quá, dẫn đến những rủi ro khó lường do phản tác dụng.
Dưới đây là những quan niệm kiêng cữ sau sinh đã trở nên cổ hủ, mẹ cần loại bỏ ngay sau sinh:
Nằm than
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khí CO2 từ than đốt dễ khiến trẻ sơ sinh bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ. Vì vậy, nếu mẹ có ý định nằm than sau sinh thì hãy loại bỏ ngay.
Uống nước tiểu trẻ
Mẹ phải uống nước tiểu của con để gọi sữa về… là một trong những kinh nghiệm dân gian truyền miệng rất sai lầm. Nước tiểu là sản phẩm dư thừa được cơ thể đào thải ra ngoài. Tuyệt đối không nên uống nước tiểu.
Sự tiết sữa ở các bà mẹ là do sự tiết sữa của các tuyến vú, do tác động của nội tiết tố prolactin từ tuyến yên của người mẹ phóng thích ra. Khi miệng bé mút vào đầu núm ti mẹ, sẽ tạo nên một luồng phản xạ kích thích tiết prolactin từ tuyến yên, giúp cho sự bài tiết của tuyến ngực ra sữa nhiều hơn chứ không phụ thuộc vào việc uống nước tiểu.
Nằm than, uống nước tiểu của trẻ, kiêng tắm gội… là những quan niệm về ở cữ cần bỏ ngay. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Không tiếp chuyện người khác
Sự quan tâm, sự hỗ trợ, trò chuyện thân tình và nụ cười của mọi người chắc chắn giúp các bà mẹ bớt đi nỗi lo sợ cô đơn, bớt đi và tránh được sự thay đổi tâm lý sau sanh. Vì vậy, các bà mẹ cần có sự giao tiếp tốt với người thân, với bạn bè trong thời gian ở cữ.
Ăn khô và thức ăn mặn
Quan điểm ở cữ ngoài việc khiêng kem nhiều mặt, vấn đề ăn uống cũng kiêng quá mức, chỉ cho các bà mẹ, ăn cơm muối tiêu, thịt nạc kho thật mặn và nhiều tiêu, ngoài ra không được dùng bất kỳ thứ gì. Quan niệm này này hết sức sai lầm, ăn uống thiếu chất không đủ các thành phần dinh dưỡng, cơ thể mẹ chậm hồi phục, sự tiết sữa cho bé bú giảm, gây ít sữa. Đồng thời gây ra chứng táo bón, dẫn đến đi tiêu khó, có thể gây chứng bệnh nứt hậu môn, trĩ… Ở những bà mẹ có huyết áp cao, khi ăn mặn có thể rất nguy hiểm, làm tăng huyết áp và tiền sản giật – sản giật sau sinh có thể xảy ra.
Kiêng gió
Không ít người cho rằng gió là nguyên nhân gây sốt cho phụ nữ sau sinh. Vì thế các mẹ luôn được nằm trong phòng kín mít, quấn đầu che chân kĩ càng. Thực ra việc sốt sau sinh của các sản phụ đa số là do viêm nhiễm hệ sinh dục, vệ sinh không kĩ. Hơn nữa nếu vệ sinh phòng ốc không tốt, không khí ô nhiễm thì việc nằm trong phòng kín gió dễ khiến mẹ và bé bị viêm đường hô hấp.
Kiêng tắm gội
Sau sinh sự trao đổi chất tăng mạnh lại thêm bầu ngực chảy sữa và sản dịch chảy ra từ âm hộ nên nếu không tắm trong thời gian dài dễ gây viêm nhiễm hậu sản. Vì vậy các bà mẹ nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo. Mấy ngày đầu sau sinh có thể lấy nước ấm rửa mặt lau người, 3-5 ngày sau là có thể tắm rửa gội đầu. Chỉ chú ý tuyệt đối không tắm bồn, khi tắm nên tắm nhanh, tắm nước ấm, tránh gió lùa là được.
Sau sinh sự trao đổi chất tăng mạnh lại thêm bầu ngực chảy sữa và sản dịch chảy ra từ âm hộ nên nếu không tắm trong thời gian dài dễ gây viêm nhiễm hậu sản. (ảnh minh họa)
Không đánh răng
Sản phụ sau sinh phải ăn uống nhiều nên khả năng thức ăn lưu lại trong kẽ răng và khoang miệng là rất cao. Hơn nữa viêm nhiễm khoang miệng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm khuẩn hậu sản. Do đó hoàn toàn nên đánh răng sau khi ăn. Chỉ cần dùng nước ấm, bàn chải không quá cứng để không tổn thương răng là được.
Không rời khỏi giường
Sau khi sinh nên sớm xuống giường hoạt động, như vậy không chỉ tốt cho sự tuần hoàn máu dưới chân, sản dịch mau chóng được thải ra mà còn giúp các cơ mau chóng lấy lại độ đàn hồi. Việc vận động còn giúp phòng chống sa dạ con, sa trực tràng hay bàng quang.
Không cho con bú sữa non
Sữa tiết ra đầu tiên ở bầu vú là sữa non chứa rất nhiều dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho trẻ, vì thế cho trẻ bú lần đầu càng sớm càng tốt để trẻ hấp thu được phần sữa non quý giá, đồng thời giúp kích thích tuyến vú sớm tiết sữa.
Theo Khampha
Thay đổi thời tiết, trẻ đổ bệnh
Những ngày gần đây thời tiết nắng nóng ban ngày, trở lạnh ban đêm khiến số trẻ nhập viện khám và điều trị do các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, sốt virus tăng hơn bình thường.
Bệnh nhân điều trị bệnh viêm đường hô hấp tại BV Bạch Mai
Tại khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) trẻ nhập viện vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy... tăng 20 -30% so với bình thường. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, thời tiết mưa nắng thất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển, khiến số trẻ đổ bệnh tăng lên.
Hiện là mùa đỉnh điểm của các bệnh đường hô hấp ở trẻ. Đây cũng là thời điểm khiến sức đề kháng của trẻ giảm cùng với mật độ vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, có những trẻ bị viêm phổi, điều trị gần được ra viện lại sốt virus hoặc mắc kèm bệnh viêm đường hô hấp trên nên kéo dài thời gian nằm viện.
Với số lượng 60 giường bệnh nhưng hiện nay khoa Nhi BV Bạch Mai có gấp đôi số bệnh nhi đang nằm điều trị nên tình trạng nằm ghép lại xuất hiện. Hơn một nửa trong số đó là bệnh nhân viêm đường hô hấp. Thời gian này còn có hiện tượng cha mẹ phải xếp hàng buổi tối để khám bệnh cho con.
Bệnh viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên, trong đó bệnh viêm đường hô hấp do virus có những đặc điểm như sốt, ớn lạnh hoặc lạnh, nhức đầu, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn. Đôi khi trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm quá lớn, cơ thể trẻ rất khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột này khiến vào buổi sáng sớm trẻ thường bị những cơn ho kéo dài, ngạt mũi nặng hơn.
Bác sĩ Dũng cho hay, viêm phế quản cấp do siêu vi là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em khi thời tiết diễn biến bất thường. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng ban đầu là ho khan rồi kéo dài và tăng dần nhưng không có đờm. Cơn ho thường dai dẳng và sau đó xuất hiện đờm.
Phải sau khoảng 7 - 10 ngày, cơn ho mới giảm dần. Nếu không phân biệt và xử lý đúng, bệnh có thể gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi. Theo TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho là một phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng.
Vì thế, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ. Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, những trẻ có biểu hiện ho, sốt, kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp, biến chứng phổi thì cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Để phòng bệnh chú ý tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ... Đặc biệt cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, nhất là kháng sinh.
Theo TPO
Tắm chay để giữ sức khỏe Đằng sau mùi hương thơm tho, những cảm giác sạch sẽ mà dầu tắm, sữa tắm mang lại là những hiểm họa rập rình. Ảnh minh họa: Internet Nghiên cứu mới công bố của Đại học Asahi, bang Mexico (Mỹ) cho thấy, việc tắm rửa quá thường xuyên lại có hại cho sức khỏe của chúng ta, cụ thể là làm tăng nguy...