Sai lầm khi uống nhiều nước chanh leo để giải khát mà nhiều người đang mắc phải
Chanh leo cũng giống như rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác, ngoài giá trị dinh dưỡng thì cần chú ý sử dụng nếu không sẽ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe.
Mỗi khi mùa hè đến, chanh leo (còn gọi là chanh dây) lại trở thành thức uống giải khát được nhiều người ưa chuộng. Chanh leo không chỉ thơm, mát mà còn rất bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Chanh leo thuộc nhóm thực phẩm giàu vitamin C và A. Đây là những vitamin thiết yếu mà cơ thể cần, đặc biệt giai đoạn đầu của thai nhi. Chúng cũng chứa nhiều loại axit amin như tyrosin, glycin, valin và nhiều loại dinh dưỡng khác phù hợp với trường hợp bị suy nhược cơ thể, khó ngủ, ngừa ung thư.
Tuy nhiên, chanh leo dù tốt đến đâu cũng cần được sử dụng hợp lý nếu không sẽ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, chanh leo cũng giống như rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác sẽ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều chanh leo sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe.
Gây chóng mặt, loạn nhịp tim
Nếu sử dụng chanh leo quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn nửa. Đôi khi, nó còn khiến bạn cảm thấy chóng mặt và loạn nhịp tim.
Bởi vậy, hãy sử dụng chanh leo với một lượng vừa phải (1-2 quả mỗi ngày) và nhớ luân phiên với các loại hoa quả khác để có thể bổ sung nhiều loại dưỡng chất cho cơ thể.
Hạt chanh leo gây viêm ruột thừa, tắc ruột
Video đang HOT
Hạt chanh leo không hề tốt cho hệ tiêu hóa nên tránh ăn càng nhiều càng tốt.
Nhiều người biết rằng dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy bám quanh hạt còn gọi là áo hạt. Chính vì thế, họ có thói quen ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này.
Tuy nhiên, trong hạt chanh leo không hề chứa một loại dưỡng chất nào, hơn nữa nó còn là vật liệu cứng khó tiêu hóa nên có thể đem lại gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa của bạn.
Nếu ăn quá nhiều hạt chanh leo trong một thời gian dài sẽ khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài được. Trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già, ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận.
Phản ứng với thuốc
Các chất trong chanh leo có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược… Nó còn khiến tăng nguy cơ xuất huyết vì tương tác với thuốc chống đông, tăng cảm giác buồn ngủ.
Vì vậy chú ý không sử dụng chanh leo khi đang dùng các loại thuốc trên. Phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng loại quả này.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn chanh leo.
Tổn thương dạ dày
Chanh leo có thể gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn, phù mạch máu… Đồng thời chanh leo có nhiều axit hữu cơ có thể gây tổn thương cho người bị viêm loét dạ dày.
Dù bạn không bị bệnh về dạ dày nhưng ăn quá nhiều chanh leo cũng gây hại cho đường tiêu hóa. Khi bụng đói, không nên uống nước chanh leo để bảo vệ dạ dày.
Đau bụng quanh rốn nhưng không bị tiêu chảy: Có thể là biểu hiện của 6 căn bệnh nguy hiểm
Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp thường xuyên bị đau bụng quanh phần rốn nhưng không bị đi ngoài. Nhiều người chủ quan nghĩ rằng do cảm lạnh hay ăn uống kém nhưng không phải, đó có thể là triệu chứng của 1 trong 6 căn bệnh sau.
Bình thường, bị đau bụng quanh phần rốn rồi bị tiêu chảy thường liên quan nhiều đến vấn đề cảm lạnh, chế độ ăn uống kém, không khoa học hay bị viêm đường ruột. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều trường hợp thường xuyên bị đau như vậy nhưng không bị tiêu chảy. Hiện tượng này là "tai họa" của các căn bệnh sau mang lại.
1. Viêm ruột thừa
Triệu chứng điển hình của bệnh này là đau bụng dưới bên phải, nhưng một số bệnh nhân lại bị đau quanh rốn, kèm theo buồn nôn, nôn và sốt; bình thường không có triệu chứng tiêu chảy.
Thông qua các xét nghiệm máu, có thể thấy rằng các tế bào bạch cầu, hồng cầu, lympho đều tăng cao. Đây là một loại bệnh đường ruột cấp tính nghiêm trọng, có thể dẫn đến viêm màng phổi, áp xe ruột thừa, mưng mủ tĩnh mạch cửa... Tình trạng nghiêm trọng có thể gây sốc nhiễm trùng, gây nguy hiểm tính mạng.
2. Tắc ruột
Dưới ảnh hưởng của các bệnh đường ruột như khối u đường ruột, dính ruột, viêm ruột... khiến đường ruột bị chặn. Từ đó bệnh nhân rất có khả năng bị tắc nghẽn đường ruột.
Những người bị tắc ruột thường bị đau kiểu co thắt phần bụng quanh rốn, đồng thời có cảm giác buồn nôn, nôn, đầy hơi và các triệu chứng khác. Trong trường hợp nghiêm trọng cũng có thể dừng "xì hơi" và đại tiện, gây nên rối loạn sinh lý toàn thân.
3. Viêm hạch mạc treo
Viêm hạch mạc treo thường xuất hiện vào mùa đông, xuân, hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Triệu chứng rõ ràng là đau quanh rốn với các điểm đau cố định, kèm theo sốt, buồn nôn, nôn...
Mặc dù ít có triệu chứng tiêu chảy, nhưng bệnh này thường bị nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa do nhiễm trùng virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng nên mọi người cần chú ý hơn.
4. Viêm đại tràng mãn tính
Biểu hiện chủ yếu là đau quanh rốn, đầy hơi, buồn nôn, nôn... sẽ không gây ra triệu chứng tiêu chảy. Việc điều trị căn bệnh này khó khăn, hầu hết bệnh nhân không thể chữa khỏi.
Chế độ ăn uống hàng ngày cần phải được kiểm soát tốt như thường xuyên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ dưỡng, tránh thức ăn cay, khó tiêu hóa.
5. Lao ruột
Bệnh lao ruột là một bệnh đường ruột do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, thường gặp ở người trẻ và trung niên. Triệu chứng của bệnh là đau quanh rốn, táo bón, đầy và cứng bụng.
Hầu hết bệnh nhân sẽ có triệu chứng tiêu chảy, nhưng có trường hợp bị táo bón. Bởi vậy nếu bị đau quanh rốn mà không tiêu chảy, chúng ta cũng cần cân nhắc đến việc bị mắc bệnh lao ruột.
6. Viêm tụy
Viêm tụy có triệu chứng chủ yếu như đau quanh rốn, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, nôn, sốt. Đồng thời không có biểu hiện tiêu chảy. Thông qua kiểm tra có thể có thể thấy rằng tụy bị phù, sung huyết, thậm chí chảy máu hoại tử.
Nguyên nhân đến từ thói quen uống quá nhiều rượu, hay ăn quá no và bị nhiễm trùng. Từ đó có thể dẫn đến suy nội tạng, sốc, nhiễm trùng huyết... vì vậy chúng ta không nên chủ quan.
Quỳnh Trang
Viêm ruột thừa - không nên chủ quan Viêm ruột thừa có thể gặp với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào mà không báo trước. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, bệnh có thể dẫn đến những mối nguy hiểm nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Ảnh minh họa Ruột thừa là một phần thuộc...