Sai lầm khi nấu cơm vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người
Nhiều người đang mắc phải những lỗi sai cơ bản khi nấu cơm như: vo gạo nhiều lần, nấu cơm với nước lạnh… Những lỗi sai này sẽ lấy đi những dưỡng chất quý giá trong gạo và mang tới cho bạn những căn bệnh mà bạn không ngờ tới.
Ảnh minh họa: Internet
Để tiết kiệm thời gian, mọi thường ngâm gạo trước khi nấu cơm trước khi nấu. Việc ngâm gạo trong nước sẽ làm cho hạt gạo bị trương khiến cho các chất dinh dương bị hòa tan trong nước. Lúc này hạt gạo sẽ không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Bởi vậy, tránh ngâm, đãi gạo trước khi nấu.
Vo gạo quá kỹ
Hầu hết chúng ta thường có thói quen vo gạo cho hết phần nước đục. Nhưng bạn không biết, chính phần nước đục lại là phân chứa nhiều dinh dưỡng nhất.
Khi vo gạo quá kỹ làm cho một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo như: glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6… Để giữ lại dưỡng chất cho hạt gạo chỉ cần cho nước vào gạo lắc nhẹ để loại bỏ trấu và sạn nếu có.
Ảnh minh họa: Internet
Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm
Nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện. Thế nhưng bạn có biết để an toàn với người dùng, nhà sản xuất đã tạo 1 lớp bảo vệ mặt nồi. Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến nó nấu ăn mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính.
Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.
Ăn gạo mốc
Nhiều bà nội trợ vì lý do tiếc của mà sử dụng lại gạo mốc bằng cách vo thật kỹ. Tuy nhiên, điều này vừa mất đi chất dinh dưỡng có trong gạo, lại vô cùng nguy hại hại cho sức khỏe. Bởi khi gạo có biểu hiện mốc thì bản thân nó không nằm ở vỏ mà những vi nấm đó đã nằm từ trong thân của gạo nên bạn không thể loại sạch bằng việc vo nhiều lần. Những vi nấm gây nấm mốc lại có khả năng sinh ra ung thư cực kỳ cao.
Nấu cơm bằng nước lạnh
Cũng tương tự như việc ngâm gạo, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến cho các dưỡng chất trong gạo không được bảo tồn hoàn toàn.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nên nấu cơm bằng nước nóng, vì nước nóng sẽ khiến lớp ngoài của hạt gạo bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ. Như vậy các dưỡng chất sẽ được bảo tồn.
Ảnh minh họa: Internet
Thích ăn gạo trắng tinh
Hạt gạo trắng nhìn rất đẹp mã nhưng chưa chắc đã ngon hơn. Trên thực tế những hạt gạo quá trắng là do được xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài – vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi. Nếu ăn loại gạo này thường xuyên bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất lớn.
Nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard (ở Boston, Mỹ) đã đưa ra: Ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn ba bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường loại hai hơn những người ăn 2 bữa/tuần.
Không rửa sạch tay trước khi vo gạo
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất và ít được các bà nội trợ quan tâm. Tuy nhiên, hằng ngày đôi tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn. Thậm chí, theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.
Để cơm chín quá lâu mới sử dụng
Nhiều người vì bận rộn mà cắm cơm từ sáng sớm để dùng cho bữa trưa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chất lượng cơm của bạn giảm sút, không còn tơi xốp và ngọt như cơm mới chín. Theo một số lời khuyên thì nấu cơm chín khoảng 10-15 phút là có thể sử dụng.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Nấu cơm kiểu này vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người
Những thói quen này khi nấu cơm không chỉ làm mất chất dinh dưỡng của gạo mà còn khiến cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm
Nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện. Thế nhưng bạn có biết để an toàn với người dùng, nhà sản xuất đã tạo 1 lớp bảo vệ mặt nồi. Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến nó nấu ăn mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính.
Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.
Vo gạo quá kỹ
Nhiều người thường có thói quen vo 4 - 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo, để giữ được lượng dinh dưỡng quý giá bạn chỉ nên vo 1 - 2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được. Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất.
Hoạt động vo gạo nhằm làm sạch lớp bụi bẩn bên ngoài, tuy nhiên không phải cứ "càng sạch" thì sẽ "càng tốt". Nếu chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6... Vì thế, chúng ta chỉ nên khoắng nhẹ tay cho bụi bẩn trôi ra là được.
Nhiều người thường có thói quen vo 4 - 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo. Ảnh minh họa: Internet
Để cơm chín quá lâu mới ăn
Vì hoàn cảnh bắt buộc hoặc vì thói quen, nhiều người cắm nồi cơm điện nhưng lại để rất lâu sau mới ăn. Việc làm này không chỉ khiến cơm bị khô, cứng, ôi mà còn làm giảm đi một lượng chất dinh dưỡng nhất định.
Tốt nhất, các bạn nên ăn cơm sau khi bật nút ủ khoảng 10 - 15 phút. Đó cũng là lúc cơm ngon, ngọt và tơi nhất.
Đảo cơm nhiều lần
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen đảo cơm nhiều lần khi cơm sôi. Việc khuấy cơm này sẽ khiến tinh bột hoạt hóa và ngăn ngừa sự hình của túi hơi, trong một số trường hợp còn làm gạo bị nhão ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, việc đảo cơm nhiều khi cơm sôi có thể khiến nồi cơm không còn ngon bởi việc mở nắp ra sẽ làm thay đổi tỷ lệ gạo và nước cần thiết khiến cho cơm khi chín sẽ bị khô.
Sử dụng gạo xay quá trắng
Người tiêu dùng thường thích chọn mua gạo xay xát kỹ vì nhìn chúng đẹp mắt và cảm giác ăn ngon hơn. Thực tế, loại gạo bị xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi.
Thứ còn lại mà bạn ăn chỉ còn là lõi bột đường của gạo, đó chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, phù thũng... nếu ăn quá nhiều.
Khi cơm đã chín nếu bạn không chủ động dùng đũa xới đều cho hạt cơm tơi ra thì đến khi ăn sẽ rất khó xới. Đến lúc cơm nguội thì lại càng khó khăn vì cơm lúc này đã kết thành khối khó mà xới cho tơi lên được. Ảnh minh họa: Internet
Sử dụng nước lạnh để nấu cơm
Theo thống kê, có đến 9/10 bà nội trợ thường sử dụng nước lạnh để nấu cơm. Cách nấu này khiến cho gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng bị tan ra trong nước.
Theo PGS, TS Nguyễn Văn Hoan (nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa - ĐH Nông nghiệp Hà Nội), việc nấu cơm bằng nước sôi sẽ khiến cho thời gian nấu cơm ngắn đi, hạt gạo nhanh chín hơn đồng thời chín đều và dẻo hơn.
Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ nhanh chóng co lại tạo thành 1 lớp màng bảo vệ giúp gạo không bị trương, nứt vỡ, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ không bị hòa tan trong nước hoặc bay hơi.
Mở vung khi nồi cơm điện vừa nhảy nút tự động
Đối với nấu cơm bằng nồi cơm điện thì theo kinh nghiệm của nhiều chị em, khi nút vừa mới chuyển quá chế độ hâm nóng, nếu mở vung ngay sẽ khiến cơm sẽ bị nhão, mất ngon. Nếu không muốn xới rồi bật lại chế độ nấu 1 lần nữa thì bạn có thể chờ thêm khoảng hơn 10 phút nữa nồi mới mở vung và xới đều lên là được nhé.
Đổ ít hoặc quá nhiều nước
Nếu không muốn ăn cơm quá nhão hoặc khô cứng, bạn nên chú ý lường nước vừa đủ. Nếu cơm gạo tẻ trắng tỷ lệ giữa gạo và nước là 1:1.2 - 1.4. Thông thường mặt nước cao hơn mặt gạo từ 2 - 4 mm là vừa.
Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng chỉ mang tính tương đối. Khi mua gạo về cần nấu thử trước, ví dụ như 5 lạng gạo 600ml nước, sau đó thì điều chỉnh dần cho phù hợp.
Người tiêu dùng thường thích chọn mua gạo xay xát kỹ vì nhìn chúng đẹp mắt và cảm giác ăn ngon hơn. Thực tế, loại gạo bị xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi. Ảnh minh họa: Internet
Không xới cơm trước khi ăn
Khi cơm đã chín nếu bạn không chủ động dùng đũa xới đều cho hạt cơm tơi ra thì đến khi ăn sẽ rất khó xới. Đến lúc cơm nguội thì lại càng khó khăn vì cơm lúc này đã kết thành khối khó mà xới cho tơi lên được.
Gạt bỏ nước cơm
Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ vô tình làm mất đi một lượng vitamin B và các chất dinh dưỡng khác.Trong nước cơm có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Không rửa sạch tay trước khi vo gạo
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất và ít được các bà nội trợ quan tâm. Tuy nhiên, hằng ngày đôi tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn. Thậm chí, theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Muốn giữ dinh dưỡng đồ ăn trọn vẹn cho sức khỏe gia đình tăng lên, phải nhớ những điều quan trọng sau đây Chế biến món ăn không chỉ đòi hỏi phải ngon mà quan trọng hơn là có thể tận dụng được tối đa các dưỡng chất của thực phẩm. Mẹo hay nấu nướng sẽ giúp chị em giữ được nhiều dinh dưỡng nhất trong thức ăn. Thao tác vo gạo chỉ cần 2 lần là đủ Ai cũng cho rằng đảm bảo vệ sinh...