Sai lầm khi ăn rau các chị em nhất định phải ghi nhớ kẻo mang bệnh cho cả nhà
Rau là món ăn quen thuộc của mọi gia đình người Việt. Tuy là loại thực phẩm dễ ăn nhưng nếu không ăn đúng cách sẽ rất dễ gây hại cho sức khỏe.
Rau quả giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, cũng như một loạt các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ăn rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng, chống lão hóa, hạ huyết áp, tiểu đường và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Tuy nhiên, nhiều người không biết cách ăn rau đúng cách sẽ làm cho phần lớn các chất dinh dưỡng bị mất đi hoặc thậm chí có thể trở thành những chất độc hại.
1. Thái rau trước khi rửa
Nhiều chất dinh dưỡng và các chất có lợi trong rau quả có thể hòa tan trong nước. Vì thế nếu cắt rau trước khi rửa sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị mất phần lớn trong nước. Tốt nhất bạn nên rửa sạch sau đó cắt và nấu sẽ đảm bảo được dinh dưỡng trong rau.
2. Nấu rau quá kỹ
Nấu rau quá kỹ sẽ khiến phần lớn vitamin C bị phá hủy. Nitrat không độc hại trong rau sẽ được chuyển thành nitrite, và nitrite sẽ biến đổi hemoglobin bình thường thành methemoglobin gây cản trở việc lưu thông oxy trong cơ thể, nguy hiểm hơn có thể khiến cơ thể bị bầm tím, khó thở.
3. Ăn rau không nấu chín
Một số loại rau bản thân chúng đã vốn có độc và phải được nấu chín để tiêu diệt độc tố như đậu lăng, khoai tây và giá đỗ. Một số loại rau có thể ăn sống như củ cải, cà chua và dưa chuột.
Tuy nhiên bạn vẫn nên nhớ rửa sạch rau trước khi ăn vì phần lớn rau quả trên thị trường đều được phun thuốc trừ sâu. Việc ngâm rửa sau sạch sẽ sẽ loại trừ được khoảng 30% thuốc trừ sâu.
4. Ăn rau để qua đêm
Rau sau khi xào chín chỉ sau 15 phút cũng đã làm giảm 20% lượng vitamin C và sau 1 giờ sẽ là 50%.
Video đang HOT
Nhiều chị em có thói quen cất rau còn thừa vào tủ lạnh để bữa sau ăn. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu gây hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong và để quá lâu, vi khuẩn sẽ phân hủy, lượng nitrat tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi đó, dù bạn có đun lại cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
Thức ăn vào ngày hôm sau cũng xấu đi và dễ bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, tốt nhất là nên ăn ngay bây giờ, vừa hợp vệ sinh vừa bổ dưỡng.
5. Chỉ rửa rau 3 nước
Rất nhiều người cho rằng rửa rau 3 lần nước là sạch. Thực ra, cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu rau có cả hóa chất thì sẽ khó rửa trôi.
Nếu rau không được rửa sạch tối đa thì những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau khiến bạn bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm hơn thì ngộ độc thực phẩm.
Hơn nữa, trong rau có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một.
Ngoài ra, cách an toàn và tích cực nhất hiện nay là bạn nên ngâm rau trong chậu nước lớn trước khi rửa khoảng ít phút.
Nếu ngâm bằng nước vo gạo thì sẽ tốt hơn vì nước vo gạo giúp đánh bật một phần hóa chất trên bề mặt rau hoặc ngâm rau với một chút muối để diệt trứng vi sinh vật bám trên rau.
6. Ăn quá nhiều rau
Không phải bất cứ loại rau nào cũng có thể dễ dàng tiêu hóa như măng tây, cần tây, đậu hay những loại rau có chất xơ thô cao.
Những người gặp các vấn đề về tiêu hóa nếu ăn quá nhiều rau có chất xơ thô sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng, nguy hiểm hơn có thể gây chảy máu dạ dày ở bệnh nhân xơ gan. Mỗi ngày chỉ nên ăn lượng rau từ 300-500 gram.
Theo Minh Minh
Dịch từ Health/Sina
Khám Phá
4 loại trà ngon nhưng không nên uống nhiều
Trà là thức uống ngon và có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại trà ngon nhưng bạn không nên lạm dụng.
Ở nhiều nước, uống trà trở thành thói quen không thể thiếu đối với nhiều người mỗi ngày. Dưới đây là những loại trà bạn không nên uống nhiều để bảo vệ sức khỏe.
Trà đen
Trà đen rất tốt cho sức khỏe nếu bạn uống với lượng vừa phải. Ảnh: Mashed.
Trà đen hỗ trợ giảm cân, giúp chiến đấu với ung thư, tiểu đường và nhiều căn bệnh khác.
Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm nằm ở liều lượng sử dụng. Trà đen chứa hàm lượng nhỏ chất florua. Nếu bạn uống trên 10 ly trà mỗi ngày thì lượng chất này trở thành vấn đề lớn.
Một người phụ nữ bắt đầu uống trà đen năm 30 tuổi, cô pha 100-150 túi mỗi tuần. Người ta ước tính mỗi ngày cô tiêu thụ khoảng 20 mg chất florua. Đến năm 47 tuổi, xương của cô giống như thủy tinh và răng bị rụng.
Trà hoa chuông Comfrey
Bạn nên hạn chế dùng trà hoa chuông nếu bạn không muốn gặp vấn đề về xương lúc về già. Ảnh: Mashed.
Trà hoa chuông Comfrey có tác dụng chữa lành vết thương, vết bầm tím thậm chí gãy xương. Nhưng không phải vì vậy mà bạn nghĩ rằng nó là thần dược và cố gắng uống mỗi ngày. Loại trà này có chứa chất Pyrrolizidine alkaloid, làm tổn thương gan. Nếu sử dụng lâu nó còn có có thể làm cho xương dễ bị gãy.
Trà giải độc Detox
Lá sensa có trong trà gây kích ứng niêm mạc ruột, có tác dụng nhuận tràng. Điều này là tốt nếu bạn đang bị táo bón hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ thường xuyên, nó sẽ gây ra vấn đề cho hệ tiêu hóa. Vậy nên bạn nên hạn chế uống trà Detox.
Trà thảo dược
Trà thảo dược thường có mùi vị dễ chịu nhưng bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc của nó trước khi sử dụng. Ảnh: Mashed.
Không phải loại trà thảo dược nào cũng tốt cho cơ thể, bạn phải hết sức chú ý khi mua. Hầu hết mọi thông tin về trà thảo dược đều không có căn cứ khoa học mà dựa trên quan niệm về phương thuốc tự nhiên.
Vậy nên nếu không tin tưởng hay nắm rõ về nguồn gốc, thành phần của trà bạn nên ngừng việc uống chúng ngay bây giờ.
Nguyên Phương
Theo Mashed
Ngăn ngừa ung thư, cải thiện sức khỏe với "thần dược" chỉ vài ngàn đồng Với những quả chanh chỉ vài ngàn đồng, bạn có thể tự tạo ra phương pháp chữa trị vừa rẻ tiền lại hiệu quả giúp sở hữu một sức khỏe vàng. 1. Ngăn ngừa ung thư Chanh có rất nhiều đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu gần đây nhấn mạnh chanh và các loại quả họ cam chanh có thể sử...