Sai lầm khi ăn cơm
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng, nhai không kỹ hay nấu bằng nước lạnh là những sai lầm phổ biến của người Việt, có thể gây hại đến sức khỏe.
Cơm là món ăn phổ biến trong mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, việc ăn cơm tưởng chừng đơn giản này không phải ai cũng thực hiện đúng cách. PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chỉ ra một số sai lầm trong cách ăn cơm của người Việt.
Không nhai kỹ
Việc ăn cơm không nhai kỹ sẽ không giúp bạn nhận thức được cơn đói tự nhiên, cũng như các dấu hiệu báo no. Nó làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì. Ngoài ra, những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não rằng dạ dày đã đầy.
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng
Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, một số người thích ăn cơm nấu từ gạo trắng đẹp mắt, nhưng gạo chế biến càng mất chất dinh dưỡng, lượng xenlulo giảm. Do vậy, bạn khó có cảm giác no bụng, khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì.
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Ảnh minh họa: Insider.
Vo kỹ gạo
Thông thường, gạo cung cấp chất bột đường, vitamin và các khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, gạo chứa chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ.
Ngoài ra, gạo còn có vitamin E, sắt, kẽm, thậm chí omega-3. Lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu. Vì vậy, khi bạn vo gạo quá kỹ, lượng dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm này sẽ mất đi, tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Video đang HOT
PGS Ninh cho biết khi bạn sử dụng nước lạnh để nấu cơm, hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng nở ra, tan vào nước. Nếu dùng nước sôi để nấu, hạt cơm sẽ dẻo, lớp ngoài hạt gạo co lại, tạo màng bảo vệ. Khi đó, hạt không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Chỉ ăn gạo trắng
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho hay cách ăn cơm đúng là không nên ăn quá 3 bát/ngày. Bạn hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng mỗi bữa, thay vào đó, bổ sung đa dạng các món ăn đi kèm.
Vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng khuyên mọi người nên ăn rau trước tiên, sau đó mới đến cơm và món khác. Chất xơ có trong rau sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Lượng carbohydrates mà bạn nạp vào sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose. Điều này giúp đường huyết không tăng cao và hạn chế áp lực cho quá trình tổng hợp đường của cơ thể.
Ngoài ra, chất xơ trong rau sẽ giúp bạn no nhanh và lâu đói, khiến bạn ăn ít cơm, đồng thời lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng giảm đi.
“Có thể thay thế gạo trắng bằng các loại ngũ cốc, đậu nhiều chất xơ. Các loại ngũ cốc thô nguyên hạt sẽ giữ được vitamin và chất xơ như gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mỳ, mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… Những loại carbohydrates phức hợp trong ngũ cốc giúp điều hòa sự hấp thụ đường, đồng thời, thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo”, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh nói.
Ông Ninh cũng khuyến cáo người dân ăn ít cơm vào bữa tối. Ăn quá nhiều cơm có khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm vào buổi sáng hoặc trưa, sau đó, bữa tối ăn nhẹ nhàng.
Đang chuẩn bị bữa tối thì chồng chưa cưới báo tin dữ, nữ nhà báo đã làm 3 việc để đẩy lùi bệnh tiền tiểu đường của mình
Phải làm những gì để đảo ngược tiền tiểu đường một cách tự nhiên? Đây là những điều người phụ nữ yêu thích các món ăn giàu carb và không tập thể dục này học được để kiểm soát sức khỏe của mình.
Lora Shinn, nhà báo tự do, nhận được tin dữ từ chồng chưa cưới khi đang chuẩn bị bữa tối. Lượng đường huyết trong máu của cô cao hơn mức bình thường. Bác sĩ cảnh báo Lora nên thay đổi chế độ ăn uống, cắt giảm đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều carb. Trên thực tế, nữ nhà báo chưa từng nghĩ tới đây là vấn đề quan trọng cho tới khi nhận được kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm Hemoglobin A1c để kiểm tra bệnh tiểu đường cho thấy lượng đường huyết trong máu của Lora nằm trong ngưỡng tiền tiểu đường. Kết quả này thực sự không khiến nữ nhà báo ngạc nhiên. Gia đình của Lora có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và bà của cô thậm chí còn phải cắt bỏ chân vì căn bệnh này. Dù vậy, cô vẫn yêu thích những món ăn chiên giòn và đồ ngọt từ nhỏ. Kết hợp với lối sống ít vận động do công việc, người phụ nữ này thực sự có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh tiểu đường trong tương lai.
Tại sao bệnh tiểu đường lại nguy hiểm?
Bệnh tiểu đường không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh thận, suy giảm thị lực và các vấn đề về da.
Khoảng 1/2 người mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt với vấn đề về thần kinh, tổn thương dây thần kinh, gây cảm giác ngứa ran ở chân tay. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng đến mức bạn buộc phải phẫu thuật như trường hợp của bà Lora.
Tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể dẫn tới bệnh tiểu đường. Cơ thể con người hấp thụ carb từ thức ăn hàng ngày rồi tạo thành glucose đi vào máu. Tuyến tụy sản sinh ra hormone insulin, đưa chất này đến tim, não, cơ và mô, nơi chúng được đốt cháy để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, đối với Lora và 88 triệu người trưởng thành Mỹ khác mắc tiền tiểu đường, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin cần thiết. Do đó, glucose dư thừa sẽ ở lại trong máu và tàn phá cơ thể.
Chẩn đoán tiền tiểu đường của nữ nhà báo cho thấy là lượng huyết đường trong máu của cô cao hơn mức bình thường nhưng chưa nằm trong phạm vi bệnh tiểu đường. Marilyn Tan, chuyên gia y khoa kiêm viện trưởng Viện Nội tiết Stanford cho biết: "Hầu hết những trường hợp mắc tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường có thể kiểm soát và thậm chí đảo ngược được thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục".
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Thay đổi cách ăn uống là việc làm rất quan trọng để đảo ngược sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Không phải chế độ ăn uống nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, Lora đã dành 14 ngày để thử tất cả các loại thực phẩm và đưa ra kết luận. Lượng đường huyết cao ngất ngưởng khi cô thưởng thức khoai tây chiên vào bữa sáng trong khi bỏng ngô lại không ảnh hưởng nhiều.
Cuối cùng, người phụ nữ này phát hiện ra lượng đường huyết trong máu của cô tăng đột biến khi tiêu thụ thực phẩm sở hữu chỉ số GI cao, chỉ số thể hiện tốc độ làm tăng đường huyết nhanh hay chậm.
Điều chỉnh thời điểm ăn hợp lý
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn nhiều vào buổi tối sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Chuyên gia Marilyn giải thích, cơ thể sẽ lấy đi đường được dự trữ trong gan và năng lượng dự trữ trong các tế bào mỡ về ban đêm. Do đó, bổ sung thêm năng lượng bằng bánh quy, đồ ăn vặt sẽ làm quá tải quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
Lora đã tăng khoảng 2,3kg trong suốt 14 ngày trải nghiệm tất các loại thực phẩm để xác định nên hay không nên tiêu thụ. Cô cảm thấy nhẹ nhõm một cách kỳ lạ sau khi thử nghiệm kết thúc.
Trong quá trình áp dụng chế độ dinh dưỡng mới, Lora cũng "tự thưởng" cho mình bằng cách tiêu thụ món ăn yêu thích một tuần một lần. Dần dần cô nhận ra những thứ này không còn ngon như trước, cơn mệt mỏi sau khi ăn đã nhắc nhở nữ nhà báo phải loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Tập thể dục thường xuyên
Ngoài giảm cân, tập thể dục còn có lợi ích kiểm soát bệnh tiểu đường.
Sau 7 tháng, Lora đã giảm được 5,4kg và quay trở lại phòng khám. Bác sĩ nói chỉ số đường huyết của cô đã trở lại bình thường nhưng vẫn cần rèn luyện sức khỏe thường xuyên, đi bộ, tập yoga hoặc nâng tạ mỗi ngày.
Khi giảm hấp thụ chất béo và tăng số lượng cơ, các cơ trở nên nhạy cảm hơn với insulin, từ đó giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt hơn. Jill Kanaley, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Missouri cho biết, tập luyện cách ngày cũng có thể đem lại lợi ích, tuy nhiên những lợi ích này sẽ biến mất sau 48-72 giờ nếu không được duy trì liên tục.
Lora không hề thích tập thể dục vì việc làm này khiến đầu gối và bàn chân của cô bị đau. Nữ nhà báo thừa nhận: "Tôi là người rất hay than phiền". Dù vậy, cô đã cố gắng đi bộ 45 phút hàng ngày dẫu cảm thấy khó chịu trong những ngày đầu tiên và dần dần biến điều này trở thành thói quen mỗi ngày. Cô thậm chí còn đang làm quen với việc nâng tạ.
Đạt được mục tiêu
Lora đã thành công khi kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường huyết trong máu của cô không còn nằm trong ngưỡng tiền tiểu đường. Người phụ nữ này biết bản thân đã thoát khỏi tình trạng này nhưng vẫn phải duy trì thói quen lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển trong tương lai.
Nữ nhà báo chia sẻ: "Đôi khi tôi ước mình chỉ cần uống một viên thuốc và mọi chuyện sẽ được giải quyết. Những thay đổi lối sống đó giống như một thần dược cho sức khỏe. Những lựa chọn của tôi có thể dẫn đến một cuộc sống tốt hơn, lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Tôi đã vạch ra kế hoạch trong tương lai và mong rằng mình có thể cắt được bánh sinh nhật lần thứ 80".
Bác sĩ BV Bạch Mai mách thực đơn cho người đái tháo đường Nhiều bệnh nhân đái tháo đường kiêng khem thái quá, mỗi khi ăn họ chuẩn bị thực đơn cho mình rất cầu kỳ, thậm chí còn cân để đảm bảo lượng thực phẩm vừa đủ. Stress vì không biết ăn gì Chị Nguyễn Hồng Thu - 44 tuổi, Hà Nội trong lần kiểm tra sức khỏe được bác sĩ chẩn đoán đái tháo...