Sai lầm chết người khiến trẻ bị rối loạn tâm thần
Học sinh bị rối loạn sức khỏe tâm thần do tác nhân bên ngoài gây ra và gia đình thường đưa con đến viện khi bệnh đã nặng.
Nhiều gia đình thấy trẻ kêu đau đầu, mất ngủ lại cho uống thuốc tuần hoàn não hay thuốc ngủ càng khiến bệnh nặng hơn.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4 (Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, đa số học sinh bị rối loạn sức khỏe tâm thần do tác nhân bên ngoài gây ra và gia đình thường đưa con đến viện khi bệnh đã nặng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng bên một bệnh nhân điều trị rối loạn tâm thần.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết, bình thường, học sinh và sinh viên phải ngủ từ 8 đến 12 giờ/ngày, ăn từ 1.800-2.200 kcal/ngày, khi không đáp ứng được nhu cầu này thì cơ thể rất dễ bị thay đổi bởi tác nhân môi trường bên ngoài.
Trong khi đó, bộ não của con người dưới 22 tuổi chưa được biệt hóa hoàn toàn, tức chưa được hoàn thiện mà đã phải làm việc nhiều giờ vào việc học tập thì sẽ dẫn đến mệt não.
Tình trạng này biểu hiện ra bên ngoài là sự mệt mỏi của cơ thể, rối loạn sự chú ý, rối loạn cảm xúc, nặng hơn là rối loạn tâm thần. Vì vậy trong quá trình học tập, ôn thi nhất thiết phải đảm bảo sức khỏe cho người học, nếu không bệnh sẽ có cơ hội phát triển. Thực tế tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, vào thời điểm thi học kỳ hoặc hết năm, số lượng học sinh nhập viện thường tăng cao.
- Học sinh có biểu hiện như thế nào thì cần được đi thăm khám, điều trị về sức khỏe tâm thần, thưa bác sĩ?
– Học sinh bị rối loạn sức khỏe tâm thần thường ở trạng thái bồn chồn, bất an, lo lắng, mất ngủ, hay than phiền, kể tội các bạn, kết quả học tập giảm sút… Cũng có học sinh kêu đau đầu, đau trong người nhưng khi khám không có bệnh gì khác thì cũng cần đưa con đi khám sức khỏe tâm thần.
Nhiều gia đình thấy con kêu đau đầu, mất ngủ lại cho trẻ uống thuốc tuần hoàn não hay thuốc ngủ càng khiến bệnh nặng hơn. Bởi khi trẻ có biểu hiện của bệnh cần có lộ trình điều trị để não được nghỉ ngơi thì thuốc tuần hoàn não càng kích thích trẻ bồn chồn, bất an, mất ngủ.
- Trên thực tế, khi học sinh được đưa đến viện thường trong tình trạng nào? Lộ trình điều trị cho một học sinh bị rối loạn cảm xúc thường kéo dài bao lâu?
– Trước đây, bệnh nhân được đưa viện bệnh thường đã nặng. Khoảng chục năm lại đây, nhiều gia đình đưa con đến khá sớm nên kết quả điều trị tương đối tốt, chỉ còn khoảng 0,5% bệnh nhân đến viện khi đã muộn. Đa số học sinh bị bệnh ở độ tuổi 14 -16. Biểu hiện của bệnh nhân bị bệnh nặng thường kích động, la hét, hành động vô thức…
Video đang HOT
Sai lầm lớn của hầu hết các gia đình có con em bị bệnh hiện nay thường điều trị một giai đoạn rồi dừng lại. Trong khi đó, bệnh nhân bị rối loạn hành vi, cảm xúc thường phải điều trị thời gian kéo dài từ 3-6 tháng. Nếu nhẹ, học sinh có thể điều trị ngoại trú, uống thuốc rồi đi học bình thường.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp này nhà trường không nên tạo áp lực “mới” cho học sinh bằng cách đánh giá kết quả học tập như cũ mà cần có sự cảm thông, khích lệ học sinh. Còn học sinh bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, rối loạn tư duy…cần phải điều trị thời gian tương đối dài. Nếu không điều trị triệt để rối loạn sẽ là cửa ngõ để dẫn đến những bệnh khác.
- Theo bác sĩ, nguyên nhân nào khiến tỷ lệ học sinh bị bệnh ngày càng tăng?
– Theo tôi, nguyên nhân khiến học sinh bị bệnh thường do những tác nhân bên ngoài gây ra như áp lực học tập, sự kỳ vọng quá lớn của gia đình, bị chửi mắng, đánh đập…Những học sinh càng hiếu động, dễ thay đổi cảm xúc càng dễ bị sang chấn tâm lý.
Ví dụ, học sinh có sức học bình thường nhưng gia đình đặt kỳ vọng quá lớn, dễ tạo áp lực nặng nề cho con em mình. Khi không đạt kết quả như ý muốn bố mẹ lại la mắng, thậm chí đánh đập. Khi đó, học sinh vừa xấu hổ, dày vò bản thân khiến tình trạng càng rối loạn hơn.
Trong khi đó, không ít phụ huynh mờ mịt về phát triển tâm sinh lý của con, trường học cũng không dạy học sinh những kỹ năng cần thiết dẫn đến tình trạng bệnh lý dễ có điều kiện phát tác.
- Vậy gia đình, nhà trường cần làm gì để hạn chế tình trạng trẻ bị rối loạn cảm xúc, thưa bác sĩ?
– Tôi cho rằng, giáo dục học sinh từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông không phải là hôn hít, chiều chuộng, cho tiền hay sử dụng roi vọt mà phải biết cách kích thích sự phát triển ở con em mình. Đó là sự động viên kịp thời, có phạt cũng phải biết cách và không kéo dài thời gian kỷ luật để tránh bị tổn thương tâm lý.
Ở các nước, học sinh được giáo dục kỹ năng để đối phó với các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn, trong khi chương trình học của ta đang nặng về khoa học tự nhiên. Vì sao? Học sinh nước ngoài bị thương thì biết ngồi xúm lại băng, rửa, sát trùng… trong khi học sinh của mình chỉ biết khóc. Lực lượng giáo viên ở ta cũng chưa được tuyển chọn, đánh giá thật kỹ càng. Theo tôi biết, một số thầy cô giáo bị rối loạn tâm thần, bị sang chấn tâm lý vẫn đảm trách việc dạy học trên lớp.
Trước tình trạng học sinh bị rối loạn tâm thần ngày một tăng cao, nhà trường và gia đình không nên tạo áp lực quá nặng nề đối với học sinh. Hãy để học sinh có thêm thời gian vui chơi. Thầy cô, gia đình cần hiểu tâm sinh lý của học sinh để có những ứng xử phù hợp.
Khi phát hiện kết quả học tập, cảm xúc của trẻ có những thay đổi khác lạ, nhà trường, phụ huynh cần có những phối hợp, xử lý. Tôi cho rằng, môi trường gia đình là quan trọng nhất, là nền tảng để tránh những sang chấn tâm lý không đáng có cho học sinh.
Theo Kiến Nghĩa – Nguyễn Hà/Tiền Phong
Giá dầu xuống 30 USD/thùng và tương lai u ám của Nga
Bên cạnh tác động từ các lệnh cấm vận của phương Tây, căng thẳng địa chính trị gia tăng, giá dầu là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới "sức khỏe" của nền kinh tế Nga.
Hiện tại, giá dầu sắp đánh dấu tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2015 khi Iran cho biết, theo quốc gia này, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ không cắt giảm sản lượng mục tiêu tại cuộc họp diễn ra tuần này.
Giá dầu trung bình luôn ở mức dưới 50 USD/thùng trong 4 tháng qua, khoảng thời gian dài nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo các chuyên gia kinh tế, đối với Nga, mức giá 30 USD/thùng có thể xảy ra trong thời gian tới sẽ là một cú sốc khiến kinh tế Nga khó lòng trụ vững.
Theo một khảo sát của Bloomberg, 63% các chuyên gia trả lời cho rằng, mức giá dầu hiện tại đã đẩy kinh tế Nga vào tình thế đáng báo động. Việc giá dầu thấp hơn nữa trong năm tới sẽ là rủi ro lớn nhất đối với Nga.
"Nếu giá dầu xuống thấp hơn nữa và duy trì ở mức đó trong thời gian dài, việc tài chính và sự bình ổn của kinh tế Nga chịu tổn thương là điều không phải bàn cãi", Sergey Narkevich, chiến lược gia tại PAO Promsvyazbank tại Moscow cho biết.
giá dầu thấp là rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Nga, bên cạnh xung đột địa chính trị và mối lo ngại về ngân sách và lĩnh vực ngân hàng
Sự "kiên định" của OPEC
Ngày 4/12 sắp tới, OEPC sẽ tiến hành phiên họp cuối cùng trong năm để xác định mức mục tiêu sản lượng cuối năm 2015 và đầu năm mới. Theo Iran cũng như các chuyên gia kinh tế, OPEC sẽ không nhường bước trong chiến lược giữ vững thị phần của mình.
Đối với Nga, mức giá 30 USD/thùng có thể xảy ra trong thời gian tới sẽ là một cú sốc khiến kinh tế Nga khó lòng trụ vững
Giá dầu thấp hoặc thấp hơn nữa vẫn là "rủi ro chính đối với kinh tế Nga, bất chấp việc nền kinh tế quốc gia này đã có sự thích nghi với việc giá dầu giảm mạnh trong năm 2015. Từ rủi ro này sẽ dẫn tới việc đồng ruble ngày càng suy yếu, lạm phát cao hơn nữa và vấn đề thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn", Andreas Schwabe, nhà kinh tế học tại Raiffeisen Bank International AG tại Vienna cho biết.
Giá dầu về mức 30 USD/thùng?
Nga đã học cách sống sốt với giá dầu gần 40 USD/thùng trong thời gian qua, tuy nhiên mức 30 USD/thùng là một cú sốc không dễ chống đỡ.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, trong điều kiện giá dầu thô xuống dưới 40 USD/thùng kể từ năm 2016 - 2018, nền kinh tế nước này sẽ giảm 5% hoặc hơn nữa trong năm tới và giá cả sẽ tăng từ 7% tới 9%, khiến lạm phát gia tăng và tài chính bất ổn.
Trong năm nay, GDP của Nga sẽ giảm 3,9% tới 4,4% và có thể giảm thêm 1% trong năm tới nếu giá dầu ở mức 50 USD/thùng, theo dự báo của Ngân hàng Trung ương.
"Việc giá dầu sụp đổ lần thứ hai, có thể xuống mức 30 USD/thùng sẽ khiến dòng tiền tháo chạy khỏi Nga và tạo áp lực lớn lên nền kinh tế nước này", Nerijus Maciulis, nhà kinh tế trưởng tại Swedbank AB cho biết.
Thực tế, giá dầu về mức 30 USD/thùng chưa phải là viễn cảnh tồi tệ nhất. Trong một báo cáo được công bố ngày 18/11, Goldman Sachs Group Inc cho biết, việc mùa đông không lạnh như mọi năm khiến nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại châu Âu nói riêng và nhiều nơi trên thế giới xuống thấp hơn nữa, giá dầu thô có thể giảm xuống còn 20 USD/thùng.
Các lệnh cấm vận
56% các nhà kinh tế học tham gia khảo sát cho rằng Liên minh châu Âu sẽ nới lỏng các lệnh trừng phạt đang áp dụng lên Nga trong 12 tháng tới, tăng so với 34% trong khảo sát gần đây nhất vào tháng Tám. 20% chuyên gia dự báo Mỹ sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận ngay đầu năm 2016, so với chỉ 3% trong tháng trước.
"GDP của Nga chỉ có thể tăng trưởng trở lại nếu các lệnh cấm vận dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng các lệnh cấm vận không bị gỡ bỏ, đồng nghĩa với việc kinh tế Nga chịu tổn thương trong thời gian kéo dài hơn nữa", Wolf-Fabian Hungerlang, nhà kinh tế hoạc tại Berenberg Bank (Đức) cho biết.
Đồng ruble
Đồng ruble đã giảm 32% giá trị so với đồng USD kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nga quyết định thả nổi đồng tiền vào tháng 11/2014.
Việc đồng ruble không ngừng yếu đi trong mùa hè vừa qua đã buộc giới chức nước này tạm dừng các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong tháng 9 và tháng 10, sau 5 lần hạ lãi suất kể từ đầu năm.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giữ ổn định quy mô thu ngân sách nhà nước Theo công bố mới đây của Bộ Tài chính, nếu thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước đã cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam vào khoảng từ 78 đến 95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97 đến 100% dòng thuế ngay khi Hiệp định có...