Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản: ‘Tự vấn sâu sắc’, theo đuổi hòa bình
“Nhật Bản đã kiên trí theo đuổi chính sách quốc gia hòa bình trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây”, Japan Times ngày 7.4 trích trong phần mở đầu Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản năm 2015.
Nhật Bản khẳng định theo đuổi chính sách một quốc gia hòa bình – Ảnh: Reuters
Nhật Bản hôm nay vừa công bố báo cáo về chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao năm 2015, báo cáo này còn được gọi là Sách Xanh Ngoại giao.
Mở đầu chương thứ nhất của Sách Xanh, Nhật Bản khẳng định kiên trì theo đuổi chính sách “một quốc gia hòa bình” trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây, theo Japan Times.
Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, lần đầu tiên trong vòng 9 năm qua, Sách Xanh Ngoại giao sẽ được dịch sang tiếng Anh – một nỗ lực để truyền tải thông tin nhiều hơn về Nhật Bản ra bên ngoài.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết chương 1 của Sách Xanh đề cập đến đường lối hòa bình của Nhật Bản vì năm nay đánh dấu 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong chương 1, cụm từ “tự vấn sâu sắc” cũng được đưa ra thể hiện quan điểm của Nhật Bản về quá khứ.
Việc Nhật Bản khẳng định “tự vấn sâu sắc” được xem là cách nhìn nhận mới trong bối cảnh Hàn Quốc và Trung Quốc liên tục thúc ép Nhật Bản phải có cái nhìn đúng đắn về lịch sử.
Video đang HOT
Sách Xanh Ngoại giao nêu rõ: “Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực hơn bao giờ hết vào một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng bằng việc hợp tác với các nước dựa trên lập trường “đóng góp tiên phong cho sự hòa bình”, trên nguyên tắc hợp tác quốc tế”.
Theo báo cáo ngoại giao này, chính sách đối ngoại Nhật Bản bao gồm: tăng cường liên minh Nhật – Mỹ, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và gia tăng ngoại giao kinh tế giúp phục hồi kinh tế quốc gia, theo Japan Times.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida – Ảnh: Reuters
Về quan hệ với Hàn Quốc, Tokyo coi Seoul là “quốc gia láng giềng quan trọng nhất”, đồng thời nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp với Seoul có tính quyết định đối với hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Báo cáo năm 2015 đã bỏ đi đoạn “chia sẻ các giá trị cơ bản như tự do, dân chủ và quyền cơ bản của con người” khi đề cập đến quan hệ với Hàn Quốc.
Liên quan đến sự thay đổi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết đó là sự thay đổi định kỳ và cũng phù hợp với bài phát biểu về chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng 2.
Sách Xanh nhấn mạnh quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ. Báo cáo nêu rõ, Tokyo sẽ làm giàu thêm quan hệ song phương với Washington trên mọi mặt trận, bao gồm việc sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ và di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ tại tỉnh Okinawa.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản coi đó là mối quan hệ “quan trọng nhất”, đồng thời đảm bảo sẽ xúc tiến đối thoại ở nhiều cấp và trên nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nhận định rằng chủ nghĩa cực đoan như tổ chức cưcụ đoan Nhà nước Hồi giáo là mối đe dọa đối với toàn cầu, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này, theo Japan Times.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Các biện pháp trừng phạt không khiến Nga thay đổi chính sách đối ngoại
"Các biện pháp trừng phạt sẽ không bao giờ khiến Nga thay đổi chính sách đối ngoại của mình", Itar-Tass dẫn lời thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin.
Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin - Ảnh: Reuters
Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin ngày 4.3 khẳng định việc tiếp tục gây sức ép bằng các biện pháp trừng phạt sẽ không ảnh hưởng gì đến chính sách đối ngoại của Nga.
Ông Peskov nhấn mạnh: "Các biện pháp trừng phạt chắc chắn là một con dao 2 lưỡi, chúng gây ra sự khó chịu đối với Nga nhưng cũng làm đau các doanh nghiệp và nền kinh tế của những quốc gia chơi trò trừng phạt đó", theo Itar-Tass.
Phát biểu trên của ông Peskov đưa ra sau khi trang web của Nhà Trắng hôm 3.3 đăng tải tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama về quyết định gia hạn trừng phạt Nga thêm 1 năm, liên quan đến tình hình ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 4.3 cho rằng, động thái nói trên từ phía Mỹ chỉ có thể xem là một nỗ lực để ngăn chặn tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraine, theo Russia Today.
"Vừa khi có dấu hiệu giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Ukraine thì Washington ngay lập tức gây mất ổn định tình hình", Russia Today dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Aleksandr Lukashevich.
Ông Lukashevich nói rằng khi thỏa thuận ngừng bắn Minsk, với sự đóng góp quan trọng của Tổng thống Putin, trở thành thực tế thì chính quyền Mỹ lại gia hạn việc áp đặt các biện pháp trừng phạt trước đó và cam kết những trừng phạt mới, chống lại Nga, Lugansk và Donetsk.
Quan hệ giữa Mỹ và Nga đã xấu đi nhanh chóng trong thời gian qua, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mỹ lên án việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình, đồng thời cáo buộc Nga hỗ trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine. Từ tháng 3.2014, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Trong khi đó, Nga bác bỏ mọi cáo buộc và nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Mỹ áp đặt trừng phạt.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Quan hệ họ Tập và họ Lý? Dựa trên các thông tin nội bộ mà mình thu thập được, nhà báo Mục Xuân San (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã đi sâu tìm hiểu về những bí ẩn của chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Dẫn theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản). Hiểu "đối nội" để biết "đối ngoại" Để hiểu được chiến lược ngoại giao Trung Quốc,...