“Sách trắng” trong đào tạo
Cùng với trao quyền tự chủ, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học phải công khai chất lượng chương trình và cơ sở đào tạo để người học, nhà tuyển dụng và xã hội biết, tham gia hoạt động tuyển dụng SV tốt nghiệp.
Ảnh minh họa/INT
Nhưng phổ chất lượng của giáo dục không phải là đồng nhất mà dao động từ tối thiểu có thể chấp nhận được tới những mức cao hơn tùy theo năng lực từng trường. Chính vì vậy, cần có sự phân biệt rõ ràng, công khai, minh bạch bằng cấp của các trường.
Trường nào chất lượng cao hay thấp, đủ hay không đủ tiêu chuẩn đều phải công bố cho xã hội biết. Cho đến nay, công tác kiểm định các cơ sở giáo dục đại học đạt khoảng 2/3 số trường.
Có trường đại học bắt đầu chuẩn bị cho việc tái kiểm định các điều kiện bảo đảm chất lượng sau một chu kỳ 5 năm. Thế nhưng, kiểm định chương trình đào tạo là một khối lượng công việc lớn và cần phải tăng tốc quá trình kiểm định.
Có không ít ý kiến lo ngại về sự tham gia của công ty tư nhân vào lĩnh vực giáo dục. Liệu có bảo đảm tính khách quan, trung thực và tin cậy hay không? Năng lực của đội ngũ kiểm định viên cũng như các chuyên gia tham gia đoàn kiểm định cũng được đặt ra.
Thế nhưng, cần phải lưu ý rằng, thời gian cấp phép hoạt động của mỗi trung tâm chỉ trong 5 năm, sau đó sẽ đánh giá lại. Nếu trung tâm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và uy tín trong hoạt động mới được tiếp tục cấp phép.
Chính vì vậy, các trung tâm kiểm định chất lượng buộc phải lưu ý đến sự công minh khi “cầm cân nảy mực”. Kết quả kiểm định phải được xã hội, nhà tuyển dụng, người học và các trường đại học, cao đẳng thừa nhận mới có thể tồn tại được.
Video đang HOT
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, việc tự đánh giá và được kiểm định độc lập là minh chứng quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học giải trình chất lượng với xã hội, là căn cứ để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
Ở chiều ngược lại, các tổ chức kiểm định cũng phải chịu sự giám sát của Bộ GD&ĐT. Bảo đảm tính minh bạch, công khai về thông tin kết quả kiểm định cơ sở giáo dục đại học của các trung tâm kiểm định là điều mà chính sách pháp luật có thể can thiệp được.
Sự đánh giá của xã hội, nhà tuyển dụng và người học cũng là một kênh quyết định sự tồn tại của các trung tâm kiểm định.
Đạt kiểm định chất lượng giáo dục không phải là điểm cuối cùng mà là dấu mốc đầu tiên để các trường đại học cải tiến và hoàn thiện các điều kiện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Một kiểm định chất lượng giáo dục được coi là hiệu quả khi không chỉ đánh giá một trường hay một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không, mà còn tư vấn, sẵn sàng giúp đỡ nhà trường giải quyết các vấn đề tồn tại và nâng cao chất lượng.
Thế nên, những trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư nhân, muốn đi đường dài không thể không đầu tư về nhân lực và phải đáp ứng 3 nhóm nguyên tắc chủ yếu với hoạt động kiểm định: Khách quan, đúng pháp luật; trung thực, công khai, minh bạch và bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.
Công - tư trong thành lập trung tâm KĐCLGD: Cần thiết, đúng luật và hợp xu thế
2 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) tư thục vừa được Bộ GD&ĐT ký quyết định thành lập. Việc này được cho là cần thiết, đúng luật và phù hợp với xu thế quốc tế.
Kiểm định chất lượng đào tạo là thước đo quan trọng để các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao giá trị thương hiệu. Ảnh minh họa
Cần thiết, hợp xu thế
Theo PGS.TS Đinh Thành Việt, Trưởng ban Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục (ĐH Đà Nẵng), Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (Luật 34/2018/QH14) quy định: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở giáo dục ĐH.
Tổ chức có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quyết định cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Vì vậy, việc thành lập các tổ chức kiểm định tư nhân phù hợp với quy định của Luật này. Bên cạnh đó, các Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG TPHCM, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Đà Nẵng, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của Trường ĐH Vinh cũng cần tái tổ chức để bảo đảm độc lập với cơ sở giáo dục theo đúng quy định trong Luật 34/2018/QH14. Cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm giám sát hoạt động của 2 trung tâm kiểm định mới được thành lập, tương tự như 5 trung tâm đã ra đời.
Kiểm định chất lượng phải là động lực để GD-ĐT phát triển. Ảnh minh họa
Chuyên gia giáo dục, TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam (CHLB Đức) nêu: Năm 2020, Việt Nam có 460 trường ĐH, CĐ. Với số lượng trường lớn như vậy, việc chỉ có 5 trung tâm kiểm địn h với quy mô như hiện nay khó bảo đảm kiểm định toàn bộ các trường, chương trình đào tạo theo chu kỳ quy định. Vì vậy, có thêm 2 tổ chức kiểm định giáo dục tư nhân góp phần đáp ứng nhu cầu kiểm định các trường ĐH cũng như các khóa đào tạo.
"Thành lập tổ chức kiểm định tư nhân phù hợp với xu thế quốc tế. Hiện nay, toàn nước Đức có 423 trường ĐH, trong khi có khoảng 10 cơ quan ủy thác kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Hầu hết cơ quan này hoạt động theo tư cách pháp nhân là các hiệp hội phi lợi nhuận. Có cơ quan kiểm định ban đầu do một trường ĐH công thành lập, sau đó cũng chuyển đổi thành tổ chức tư nhân (ZEvA)" - TS Nguyễn Văn Cường thông tin thêm.
Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, cho rằng: Thành lập thêm 2 tổ chức kiểm định tư nhân là phù hợp với xu thế, đúng với Luật Giáo dục ĐH. Số lượng trường ĐH, CĐ và hàng nghìn chương trình đào tạo với chu kỳ kiểm định 5 năm/lần, số lượng các trung tâm kiểm định giáo dục hiện tại chưa chắc chắn đáp ứng được nhu cầu của các trường. Do đó, thành lập thêm trung tâm là cần thiết.
"Chúng ta đã có Luật Giáo dục ĐH để quản lý hoạt động của các trung tâm. Trung tâm có thể mở nếu đủ yêu cầu và rút giấy phép nếu hoạt động không đúng với quy định. Về mặt quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT cần có giải pháp để quản lý, giám sát hoạt động của các trung tâm. Việc thiếu trung thực, khách quan (nếu có) không hẳn chỉ xảy ra ở trung tâm tư nhân, nó nằm ở đạo đức của người đánh giá và của lãnh đạo các trung tâm. Nếu không có giải pháp giám sát phù hợp, bất kể ai cũng có thể làm sai" - ThS Nguyễn Vinh San nêu quan điểm.
Giờ thực hành của sinh viên Khoa Hóa - Sinh, Trường Đại học Tây Bắc. Ảnh: ND
Quan trọng là tiêu chí, quy trình kiểm định
Là thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Tiền Giang - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang, TS Phan Văn Nhẫn khẳng định: Dịch vụ tư nhân hay Nhà nước đều như nhau. Vấn đề là chất lượng dịch vụ có đáp ứng yêu cầu hay không. Hơn nữa, khâu quyết định là tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng phải sát thực tế, không rơi vào hình thức.
TS Nguyễn Văn Cường thì cho rằng: Lo ngại sự thiếu trung thực, khách quan, bị chi phối bởi lợi nhuận của tổ chức kiểm định có thể đặt ra với bất cứ tổ chức kiểm định nào, dù tư nhân hay công lập. Tính minh bạch của kiểm định ĐH trước hết cần được bảo đảm thông qua các tiêu chí, quy trình kiểm định. Đặc biệt, bản thân các cơ quan kiểm định cần được kiểm định thường xuyên thông qua Hội đồng kiểm định quốc gia. Những cơ chế đó bảo đảm cho tính minh bạch của kiểm định ĐH, không phân biệt là cơ quan kiểm định công lập hay tư nhân.
Quan tâm đến kiểm định chương trình đào tạo, theo PGS.TS Đinh Thành Việt, hiện số lượng các cơ sở giáo dục ĐH được kiểm định đã chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, số chương trình đào tạo chưa được kiểm định vẫn còn nhiều. Để đẩy mạnh kiểm định chương trình đào tạo, điều quan trọng phải gia tăng nhanh chóng đội ngũ chuyên gia vừa có thẻ kiểm định viên (do Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cấp); vừa phải có năng lực thiết kế, phát triển và đánh giá chương trình đào tạo.
Cùng quan điểm, TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội cũng nhắc đến số lượng các chương trình đào tạo cần được kiểm định (theo quy định của Luật Giáo dục ĐH) tại các cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước là rất lớn. Với 5 trung tâm hiện tại, nhu cầu kiểm định khó đáp ứng đầy đủ. Do đó, việc thành lập thêm 2 trung tâm mới, hay mở rộng quy mô các trung tâm hiện có là điều cần thiết.
Tuy nhiên, theo TS Nghiêm Xuân Huy, nâng cấp cả về chất lượng, số lượng đội ngũ kiểm định viên là quan trọng nhất. Bởi thực tế số lượng kiểm định viên được đào tạo, tập huấn, cấp thẻ hành nghề không hề nhỏ; nhưng số lượng kiểm định viên có năng lực tốt để tham gia các đoàn kiểm định không nhiều. Điều này khiến tiến độ triển khai kiểm định chương trình đào tạo theo luật định không được như kỳ vọng.
Nếu Nhà nước (thông qua Luật) xem kiểm định chất lượng như một công cụ đặc biệt quan trọng cho việc giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, là cơ sở để đưa ra các chính sách và hoạch định hệ thống giáo dục ĐH, thì phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng và cơ chế hoạt động của chính các trung tâm kiểm định chất lượng. Bởi nếu vấn đề đánh giá chất lượng giáo dục bị tác động quá lớn bởi yếu tố thị trường sẽ rất khó kiểm soát. - TS Nghiêm Xuân Huy
Trao giấy chứng nhận kiểm định giáo dục cho Trường ĐH Phạm Văn Đồng Sáng 9.3, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Đà Nẵng phối hợp với Trường ĐH Phạm Văn Đồng tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục chương trình đào tạo trình độ đại học. Đến dự có Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT Mai Văn Trinh; Trưởng...