Sách Tiếng Việt lớp 1 của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sử dụng ngữ liệu cẩu thả, tùy tiện?
Thiết nghĩ, bộ sách cần phải được sửa chữa, biên soạn lại, càng sớm càng tốt, để con em chúng ta có được sự kết nối với cuộc sống theo đúng tiêu chí của bộ sách.
Hiện nay, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều trước các bộ sách của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, trong đó có sách tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”- Bộ sách được cho là quá nhiều “sạn” nhưng vẫn chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu sửa chữa, biên soạn lại.
Nhiều nội dung trong bộ sách được cho là chưa phù hợp.
Nhiều ngữ liệu phản cảm?
Khá nhiều trang trong bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” “có vấn đề”, đơn cử, ở trang 115, bài “Cuộc thi tài năng trong rừng xanh” đã “nhồi” vào trí tưởng trượng non nớt của trẻ em một hình ảnh không có thật ngoài thiên nhiên: “Yểng nhoẻn miệng cười”.
Để minh họa cho “nụ cười duyên” của yểng, trang 117 còn yêu cầu học sinh viết chính tả câu văn với hình ảnh con yểng há to mỏ. Tra từ điển, có thể thấy “nhoẻn” là động từ, có nghĩa “cười hé miệng”. Nếu trẻ hiểu “nhoẻn miệng cười” là há to miệng (mỏ) và ghi nhớ mãi thì không hiểu như thế nào?
Bài đọc “Cuộc thi tài năng rừng xanh” nói trên cũng dày đặc những từ ngữ khó như: “ca khúc ngoao ngoao của mèo rừng”, “chim công khiến khán giả say mê, chuếnh choáng”, “voọc xám với tiết mục đu cây điêu luyện” trầm trồ…. Ngoài ra, bài đọc còn được cho là sử dụng quá nhiều từ láy, thậm chí cả từ quá khó, chưa cần dạy cho trẻ ở lứa tuổi này (như “niêm yết”…).
Bài tập 9 chiếm gần hết trang 113, cung cấp 10 thông tin, yêu cầu học sinh cho biết “thông tin nào phù hợp với hổ, thông tin nào phù hợp với mèo”. Như bài tập của sách, chắc học sinh phải trả lời: thông tin “sống trong rừng”, “hung dữ” phù hợp với hổ; còn thông tin “sống trong nhà”, “dễ thương, dễ gần” phù hợp với con mèo.
Video đang HOT
Nhưng chỉ sau đó 2 trang, ở bài “Cuộc thi tài năng rừng xanh”, sách đã mô tả “ca khúc ngoao ngoao của mèo rừng”. Đến đây, có lẽ cô giáo cũng không biết mình đã làm bài tập ở trang 113 đúng hay chưa nữa, bởi vì mèo cũng có loài sống trong rừng và chắc loài mèo đó không “dễ thương, dễ gần” chút nào.
Trang 147 cũng có 1 bài tập giải ô chữ gần kín cả trang, dài hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Nhiều phụ huynh mệt nhoài theo con học cũng vì lý do này. Hay bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 còn có những câu bí hiểm hơn, ví dụ: “Ai ai cũng có / Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu / Nhớ mang theo nhé (Là gì?)” Không biết cái mà “Ai ai cũng có, chẳng nặng là bao, đi đâu cũng mang theo” này là cái gì, gợi người ta suy diễn ra cái gì?
Câu đố này, không hề có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng hay ngoài vật dụng nên mang theo mình thường xuyên. Ngữ liệu này cũng thể hiện sự cẩu thả, tùy tiện và gây khó cho giáo viên khi thực hiện bài học trên lớp.
Mục giải câu đố, trang 79, tập 1 có ghi: “Con gì tên rõ là “cha”/Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa/Con gì quen vẻ già nua/ Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ”. Để hiểu được câu đố, theo logic này, trẻ em phải có sự liên tưởng con gì tên rõ là “cha”.
Ngay từ câu 1, đã thấy vô nghĩa và phản cảm: “Con (vật) gì” có tên gọi “cha” (bố)? Bắt trẻ 6-7 tuổi phải buộc hiểu “con gì tên rõ là cha” và dùng con vật liên tưởng đến người cha thì liệu sau này, trẻ có suy diễn, liên tưởng đến những con vật xấu xí khác, rồi nói đó là cha, mẹ mình?
Câu thứ hai tệ hơn nhiều: “Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa”. Câu này chẳng hề liên quan đến câu trên và “nửa toán nửa văn”. Toán thì có chạm đến “chứa chữ số”(?), còn văn thì lại là hình ảnh giả định “nhìn qua ngỡ rùa”. Hẳn học sinh hiểu được câu đố này phải có trường từ ngữ phong phú về loài rùa, ba ba.
Hai câu sau “Con gì quen vẻ già nua/ Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ”. Hai câu cuối thuyết minh giải nghĩa cho hai câu đầu nhưng việc bổ sung từ “già nua”, bật mí từ “ngắn ngủn”, kèm thêm từ “thỏ” được cho là khiên cưỡng và tắc tỵ vì có gợi mở kiểu này trẻ cũng không hiểu được. Trừ khi giáo viên “nói toạc” ra, “cha” ở đây không phải là người thân sinh, bố đẻ của các em, không phải là ba (má), mà là con ba ba, con rùa.
Những câu đố này được cho là tối nghĩa, nghèo nàn về hình tượng, cẩu thả trong biên soạn. Với những ngữ liệu này, không hiểu vì sao, đến giờ, bộ sách vẫn chưa được Bộ GD&ĐT yêu cầu sửa?
Bộ sách chưa kết nối với cuộc sống?
Vừa qua, trên báo chí, trên các trang mạng của giáo viên dạy sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” đã xuất hiện nhiều tiếng than của giáo viên vì sách nặng, khó dạy, ngữ liệu nhiều “sạn”, khó hiểu; nếu cho họ quyền tự điều chỉnh thời gian để dạy, họ cũng chịu, vì cấu trúc của sách rất nặng, không sửa được.
Hãy nghe những câu giáo viên than thở như: “Như chúng tôi đây đã vào tuần 9 của năm học bước sang dạy vần có ngày hẳn 4 vần mà giờ vẫn đang rèn học sinh thuộc bảng chữ cái thử hỏi đòi chất lượng ở đâu?”; “Không chỉ bộ Tiếng Việt đâu ạ, sách toán của bộ “Kết nối” cũng rất khó.
Sách chỉ chú trọng chữ và hình ảnh nhiều. Khi vận dụng làm toán bằng con số, bé không làm được”; “Bộ Kết nối: Những hạt sạn, thiếu sự trong sáng, chưa khai thác kho tàng văn hóa Việt Nam”; “Câu văn thì ngang mà khó đọc hơn cả các lớp trên”; “Dạy tiết nào cũng khản cả tiếng. Đi làm mà cảm thấy kiệt sức”….
Xem ra, bộ sách này chưa “kết nối” với cuộc sống như tiêu chí đặt ra mà còn đưa thầy trò vào mê cung tắc tỵ, phản cảm. Đại biểu QH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) – Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, bà đã gửi chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc, bên cạnh yêu cầu SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều chỉnh sửa, Bộ GD- ĐT đã có văn bản yêu cầu rà soát, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong 4 Bộ SGK lớp 1 còn lại hay chưa, vì theo bà tìm hiểu thì cả 4 bộ còn lại đều được dư luận, báo chí chỉ ra nhiều lỗi, trong đó có lỗi rất nghiêm trọng về Luật Sở hữu trí tuệ.
Thiết nghĩ, bộ sách cần phải được sửa chữa, biên soạn lại, càng sớm càng tốt, để con em chúng ta có được sự kết nối với cuộc sống theo đúng tiêu chí của bộ sách.
Điều chỉnh, bổ sung SGK Tiếng Việt 1: Liệu có nhặt hết "sạn"?
Câu chuyện về những sai sót của Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1- bộ sách Cánh Diều đến giờ vẫn thu hút sự chú ý của dư luận và gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM vừa công bố dự thảo tài liệu điều chỉnh, bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều, để xin ý kiến giáo viên, phụ huynh, người dân trước khi đưa vào thay thế các nội dung cũ. Điều quan trọng là liệu việc điều chỉnh, bổ sung này có thành chắp vá hay làm khó giáo viên và học sinh như lo ngại trước đó?
Nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học năm nay tỏ ra vui mừng trước việc NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh, bổ sung của Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều. Cùng với đó là những băn khoăn liệu việc chỉnh sửa có gây khó cho học sinh hay không.
Hầu hết những nội dung gây bức xúc dư luận thời gian qua đều được bổ sung ngữ liệu mới. Theo đó, tài liệu gồm 12 trang với 2 nội dung chính bao gồm giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài học chưa phù hợp và hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài. 11 bài đọc ở các SGK Tiếng Việt 1 và tập 2 bộ sách Cánh Diều được thay thế, nhiều từ ngữ được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn. Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ bị đánh giá không phù hợp cũng đã được các tác giả loại bỏ, thay thế từ khác.
Cô Lê Thị Huyền, Giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khẳng định, điều chỉnh là cần thiết vì điều này thể hiện sự lắng nghe, động thái kịp thời của Bộ GD-ĐT, NXB, tác giả trước góp ý của xã hội trong việc điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp.
Theo cô Lê Thị Huyền ngay cả khi chưa có sự điều chỉnh, cô và các đồng nghiệp đã linh hoạt trong việc thay đổi ngữ liệu để việc dạy học sao cho hiệu quả nhất: "Trong bài tập đọc "Sẻ và quạ" chúng tôi thấy cần sự điều chỉnh. Sau khi chúng tôi soạn bài thì đã thống nhất với Ban giám hiệu cùng với sự thống nhất với các giáo viên trong khối đã có sự điều chỉnh đồng nhất ở trong khối".
Nói về việc sự điều chỉnh có làm vất vả hành trình dạy học của giáo viên hay không khi học sinh đã học đến nửa học kỳ I? cô Trần Thị Lan Anh, Trường Tiểu học Phùng Hưng, Quận 11, TP HCM cho rằng, nếu hoàn thiện từ đầu, không có sự điều chỉnh nào từ khi triển khai, giáo viên, học sinh sẽ thuận lợi hơn trong sử dụng học liệu. Song có sự điều chỉnh, thay đổi về ngữ liệu, từ ngữ sắp tới với SGK Tiếng Việt 1 -Cánh Diều cũng không phải là điều quá phiền phức.
Ở góc nhìn khắt khe hơn, sau khi đọc nội dung tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều được công bố trên mạng, chuyên gia giáo dục tiểu học Vũ Thu Hương vẫn chưa thể yên tâm. Bà cho rằng, những phần chỉnh sửa, đính chính vẫn bị rối, đánh đố trẻ nhỏ vì vẫn phức tạp so với tầm nhận thức của trẻ em ở độ tuổi lên 6: "Việc thay thế từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, từ từ này sang từ khác chỉ có thể giải quyết được những bức xúc. Ví dụ chữ "Quà quà" đã được thay thành "Quạ quạ" chỉ là an lòng dư luận chứ chưa thực sự hiểu về tâm sinh lý trẻ em. Với rất nhiều chữ mà chúng tôi thấy trẻ em tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 thì chúng tôi vẫn thấy để nguyên trong bộ sách Cánh Diều".
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, lẽ ra sách Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều phải được đưa lên mạng ngay từ đầu để xin ý kiến của giáo viên, phụ huynh, dư luận. Thế nhưng, việc biên soạn SGK lớp 1 vừa rồi đã làm theo một quy trình ngược, các khâu thẩm định, thực nghiệm có vẻ đều vội vàng. Trong khi việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn SGK mới là một quá trình, có thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị. PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, dù còn ý kiến khác nhau về bản điều chỉnh SGK Cánh Diều, nhưng phụ huynh, giáo viên cần coi đây là cơ hội tốt để theo dõi kỹ nội dung điều chỉnh và có góp ý cụ thể.
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi dư luận, giáo viên, nhà trường, Hội đồng thẩm định SGK sẽ thẩm định lần cuối vào ngày 21/11. Nhưng với những gì xảy ra ở lần thẩm định trước, dư luận khó có thể yên tâm vào kết quả thẩm định lần này. Chưa kể, ở thời điểm này, SGK lớp 2 và lớp 6 đã trong quá trình thẩm định vòng 2 để chuẩn bị đưa vào giảng dạy trong năm học 2021-2022. Từ bài học kinh nghiệm sửa sai của SGK lớp 1, việc thực nghiệm hai bộ SGK lớp 2 và lớp 6 lẽ ra nên được làm ngay từ khi chuẩn bị áp dụng SGK lớp 1.
TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nếu có một quá trình thực nghiệm cẩn trọng, nghiêm túc thì sẽ không mắc phải những sai sót như trong SGK Tiếng Việt lớp 1 thời gian vừa qua: "Việc chúng ta tổ chức thực nghiệm, giảng dạy SGK mới thời gian dài hơn, phạm vi thực nghiệm rộng hơn, thì chắc chắn việc hoàn thiện sẽ tốt hơn. Tôi nghĩ là trước khi Hội đồng thẩm định họp cần có nhiều kênh để tập hợp những ý kiến đóng góp, nhận xét đặc biệt là phản biện từ các thầy cô trực tiếp giảng dạy cũng như phụ huynh học sinh".
Sau khi Hội đồng thẩm định lần cuối, tài liệu chỉnh sửa bổ sung sẽ được in ấn và phát miễn phí đến tay từng học sinh đang sử dụng bộ sách Cánh Diều trước ngày 30/11. Điều đó có nghĩa, bên cạnh việc có 1 cuốn SGK Tiếng Việt bản chính, mỗi học sinh sẽ có 1 bản phụ, bản đính chính, kèm theo./.
Sửa lỗi sách giáo khoa kiểu "chữa cháy", nên chăng? Tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Cánh Diều đã được nhà xuất bản công khai để xin ý kiến góp ý trước ngày 20/11. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là hình thức "chữa cháy". Bởi, lỗi sai không chỉ nằm ở một vài từ ngữ. "Chữa cháy" để trấn an...