Sách Tiếng Việt lớp 1 của năm 1996
Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2 được NXB Giáo dục ấn hành năm 1996. Cuốn sách được đánh giá thiết kế đẹp và hiện đại.
Ở sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, học sinh được học các chữ cái và vần cơ bản. Khi chuyển qua sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2, các em tiếp tục học vần và bổ sung kỹ năng đọc qua các bài đọc ngắn, dễ hiểu.
Các ký hiệu được chú giải ở những trang đầu tiên giúp học sinh sử dụng sách dễ dàng hơn. Nhờ các ký hiệu này, các em có thể tự hiểu yêu cầu ở mỗi bài, không cần cô giáo, bố mẹ hướng dẫn nhiều lần, tránh lãng phí thời gian.
Trong bài 81, học sinh được học vần “anh” và cách ghép phụ âm để tạo thành từ hoàn chỉnh như “quả chanh”, “hộp bánh”, “con cánh cam”. Câu đố vui ở cuối bài học giúp cô và trò tương tác, tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
Video đang HOT
Bên cạnh các bài học về âm, vần, sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2 năm 1996 giúp trẻ tiếp cận, làm quen với các bài thơ ngắn, nội dung đa dạng. Qua bài học về vần “êch”, “ich”, trẻ được hướng dẫn đọc trôi chảy bài thơ về con chim chích.
Những kiến thức về quê hương, đất nước được lồng ghép vào mỗi bài học. “Mình thấy sách ngày xưa gần gũi, giản dị, ý nghĩa. Nhiều khi lớn rồi đọc lại vẫn thấy hay”, bạn Nguyễn Hà bình luận.
Ở bài 122, học sinh được giới thiệu những vần ít dùng có u ở đầu như “uya”, “uyu”, “uyt”. Qua mỗi vần, học sinh được dạy thêm một câu ứng dụng để làm quen và ghi nhớ lâu hơn. So với những bài học trước, bài 122 có phần khó nhớ, khó đọc hơn.
Từ bài 123, học sinh được luyện lại những vần, từ đã học qua các bài thơ, câu chuyện ngắn. Ví dụ, qua bài Tổ quốc Việt Nam và Năm điều Bác Hồ dạy, trẻ sẽ ghi nhớ kỹ từ “tổ quốc”, “tươi đẹp”, “học tập”, “lao động”.
Bên cạnh đó, chương trình Tiếng Việt lớp 1, tập 2 của năm 1996 còn lồng ghép các câu ca dao về tình cảm gia đình, giúp học sinh làm quen với các kiến thức về văn học dân gian. Tài khoản Nguyễn Khánh Linh nhận xét nội dung sách Tiếng Việt cũ rất nhân văn, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ: “Chỉ tiếc là bây giờ không được cầm trên tay những cuốn sách thế này nữa”.
Bài thơ Gửi lời chào lớp một trong bài học cuối cùng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng học sinh thế hệ trước. Bài thơ thay các em gửi lời chào, lời chia tay đến thầy cô và những vật dụng gắn bó trong suốt 1 năm học tập. “Nhớ lắm, cứ mỗi lần đọc bài thơ đấy mình lại thấy xúc động”, tài khoản L âm Khả Ngân bình luận.
Cuối sách, toàn bộ nội dung chương trình học kỳ 2 được hệ thống lại, giúp học sinh dễ dàng ôn luyện, xây dựng nền tảng vững chắc trước khi lên lớp 2.
Tiếng Việt gần gũi hay xa cách?
Môn học gần gũi nhất với người Việt - Tiếng Việt 1 năm nào cũng nhận được lời than từ phụ huynh rằng con học vất vả. Với lứa học sinh 2014 năm nay, thách thức có lẽ còn nặng nề hơn nhiều lần.
Ảnh minh họa
Mới sang tuần học thứ 3 mà cô giáo đã đọc để học sinh viết chính tả. Chữ viết chưa kịp tròn nét đã phải luận trong đầu chữ này ghép với âm nào, viết ra sao... Đó là chia sẻ của một phụ huynh có con năm nay học lớp 1 tại một trường công lập ở Hà Nội. Chị bảo, cảm giác cầm quyển sách Tiếng Việt lớp 1 của anh con đầu sinh năm 2013 với quyển Tiếng Việt của cô con gái sinh năm 2014 như thấy đã là 2 thế hệ.
Đối diện nhà tôi, một cháu bé bắt đầu vào lớp 1. Tối nào ăn cơm xong, cả nhà cũng cửa đóng then cài luyện chữ cùng con. Bố cháu bảo, bài cô giao về nhà 1 ngày, bằng anh giao cả nửa tháng cho cháu. Trung bình hai mặt giấy luyện chữ, một phiếu bài tập toán, đọc - quay clip lại bài học theo hướng ngược xuôi, chỉ chữ bất kỳ để tránh học vẹt gửi cô giáo mỗi ngày.
Cuối tuần được nghỉ thì nhân lên gấp 3, 4 lần như thế. Trong lớp có phụ huynh ý kiến là học quá nặng, cô giáo nói luôn: Buổi trưa cô thức không ngủ để viết mẫu chữ cho hơn 50 học sinh, gia đình nào cảm thấy không cần viết thì có thể không viết.
Điều đáng nói là mới sang tuần học thứ 4, các học sinh lớp 1 đã viết chữ hoa với rất nhiều chi tiết khó mà cô con gái học lớp 2 của tôi đến giờ vẫn chưa thành thạo. Cô giáo lớp 2 vẫn yêu cầu phụ huynh cả lớp mua thêm sách rèn chữ hoa về để các con tập viết trên lớp.
Chị Oanh ở quận Ba Đình, Hà Nội, một phụ huynh tự nhận là hiếm hoi trong số các ông bố bà mẹ thời nay khi đến giờ này, con trai học lớp 1 còn chưa thuộc hết mặt chữ được cô giáo thông báo rằng nếu gia đình không tích cực cùng cô kèm con thì chỉ vài tuần nữa là sẽ kết thúc phần này, sang ghép vần, đến tháng 11 học viết bút mực, tháng 12 hạ cỡ chữ từ 2 ly xuống 1 ly...
Với tiến độ nhanh như vũ bão của chương trình mới như thế, con đuối như cá chuối là điều chị có thể lường trước... Cũng muốn con không căng thẳng, vất vả, đi học bán trú cả ngày trên lớp rồi, tối về nghỉ ngơi, giao lưu với bố mẹ, vận động tay chân một chút... nhưng với những cảnh báo như trên của cô chủ nhiệm, có ông bố, bà mẹ nào dám để con đi chơi?
Nhưng ngay cả khi "bò ra học", không phải trẻ nào cũng có thể ngay lập tức tiếp thu được hết ngần ấy kiến thức, kỹ năng, nhất là với những gia đình bố mẹ không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc bài vở của con. Gánh nặng đặt lên vai người thầy với hàng trăm vấn đề của lứa tuổi vừa tốt nghiệp trường mầm non, bước lên tiểu học, hẳn cũng là quá tải với thầy cô!
Học sinh lớp 1 'còng lưng' học chữ: Sức ép từ kiến thức hay giáo viên? Chuyên gia cho rằng, năm học mới vừa bắt đầu, không nên ép học sinh lớp 1 đọc thông viết thạo Tiếng Việt sớm mà cần có quá trình và thời gian rèn luyện. Dù năm học mới 2020-2021 bắt đầu được gần một tháng nhưng nhiều giáo viên, phụ huynh than phiền về kiến thức sách giáo khoa Tiếng Việt 1 quá...