Sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều nhiều “sạn”: Nên dừng sử dụng để thẩm định thay vì chỉnh sửa?

Theo dõi VGT trên

Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều sẽ chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp với học sinh. Tuy nhiên, đã có ý kiến đề xuất nên dừng sử dụng để đánh giá, thẩm định lại trước khi sử dụng.

Sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều nhiều sạn: Nên dừng sử dụng để thẩm định thay vì chỉnh sửa? - Hình 1

SGK lớp 1 của bộ sách Cánh Diều được sử dụng từ năm học 2020 – 2021. Ảnh: TL

Chỉnh sửa, bổ sung nhiều nội dung

Liên quan đến những chi tiết, nội dung được cho là “sạn” trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Ngày 15/10, Bộ GD&ĐT đã có thông tin về việc rà soát sách Tiếng Việt lớp 1. Cụ thể, trước phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (sách do GS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 (Hội đồng thẩm định) rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020.

Hội đồng Thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng Thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.

Cụ thể, chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với học sinh lớp 1 như bài “Cua, cò và đàn cá” trang 115, bài “Hai con ngựa” trang 157, bài “Lừa, thỏ và cọp” trang 163…; thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng như từ “nhá”, “nom”, “quà… quà”, “chén”…

Hội đồng Thẩm định cũng đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn/bài “đa nghĩa”, nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng Văn học Việt Nam. Bộ GD&ĐT yêu cầu Nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng Thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết, Bộ đã phê duyệt 5 bộ SGK, với tổng số 46 quyển SGK lớp 1 của 9 môn học và hoạt động giáo dục để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, đưa vào giảng dạy. Các bộ SGK được phê duyệt theo đúng quy định, dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục với 1/3 thành viên là nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy môn học này ở cấp học tương ứng. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức biên soạn, phát hành SGK theo hình thức xã hội hóa.

Sửa chữa cũng chỉ là chắp vá?

Sau khi Bộ GD&ĐT thông báo vê việc điều chỉnh, bổ sung nhiều chi tiết, nội sung trong SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, nhiều ý kiến cho rằng điều này là thực sự cần thiết.

Song điều chỉnh thế nào để bộ sách không bị manh mún, từ ngữ thay thế nêu bật ý nghĩa hay chỉ là sắp xếp lại câu từ để cốt loại bỏ những từ được cho là vô nghĩa? Đồng thời đặt ra trách nhiệm của những người liên quan trong công tác thẩm định SGK có nhiều “sạn”.

Dành sự đặc biệt quan tâm đến bộ sách Tiếng Việt 1 của bộ sách Cánh Diều, bởi hiện nay sách được áp dụng tại nhiều tỉnh, thành trên phạm vi cả nước và có thể là hàng triệu học sinh đang theo học. TS Nguyễn Sóng Hiền – Nhà nghiên cứu giáo dục tại Úc cho rằng, với những gì đang diễn ra đối với chương trình SGK Tiếng Việt lớp 1, cần có một lời xin lỗi từ Hội đồng Thẩm định về sự tắc trách nghiêm trọng này.

Video đang HOT

Điều đó mới thể hiện thái độ cầu thị của những nhà khoa học chân chính. Phụ huynh đã bỏ tiền ra mua sách, nhưng nguy hại hơn nó tác động tới nhận thức của thế hệ học sinh đầu tiên được đón nhận Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Cũng theo TS Sóng Hiền, chúng ta cần đặt ra ba việc phải làm đó là: Dừng toàn bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều); xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mới; thành lập Hội đồng Thẩm định mới. Nếu dừng lại thì dạy như thế nào? Ở đây chúng ta vẫn đang tồn tại một tư duy có tính cố hữu là luôn xem SGK là kim chỉ nam cho quá trình dạy học, vì vậy nếu không có SGK thì giáo viên mất phương hướng để dạy. Nếu chúng ta mạnh dạn, đây sẽ là cơ hội tốt để tạo cơ hội cho các giáo viên phát huy tính chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học của mình.

“Phải đánh giá lại toàn bộ với Hội đồng Thẩm định mới vì hội đồng hiện nay thể hiện thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm. Một bộ sách khá nhiều lỗi vẫn cho Đạt. Phải xem xét và xây dựng lại bộ tiêu chí đánh giá mới phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng lớp, từng cấp học, môn học. Đối với việc thẩm định các SGK còn lại, phải thành lập một Hội đồng Thẩm định mới với những nhà giáo thật sự am hiểu về giáo dục và tâm lý giáo dục thuộc lĩnh vực của ngành mình. Cần công khai các tiêu chí đánh giá đối với mỗi loại chương trình, mỗi môn học, bài học để xã hội cùng tham gia góp ý và phản biện, có như vậy chúng ta mới có thể cho ra đời những sản phẩm đạt được kỳ vọng của xã hội”, TS Nguyễn Sóng Hiền chia sẻ thêm.

Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 5 bộ SGK (trong đó có bộ sách Cánh Diều), với tổng số 46 quyển SGK lớp 1 của 9 môn học và hoạt động giáo dục để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, đưa vào giảng dạy (SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều là 1 trong số 46 quyển SGK lớp 1 được phê duyệt vừa qua).

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh 'lười nhác, thủ đoạn'

Trước nhận xét gay gắt về một số bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều như: 'bịa đặt', 'dạy trẻ con thói lười nhác và thủ đoạn'... GS Nguyễn Minh Thuyết - chủ biên sách cho hay: 'Chúng tôi đã làm rất kỹ'.

Bộ sách này của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) - Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Thị Ly Kha - Lê Hữu Tỉnh biên soạn và được NXB ĐH Sư phạm TP.HCM ấn hành (2020).

Một số bài tập đọc trong cuốn Tiếng Việt 1 của bộ Cánh diều đã được đưa ra "mổ xẻ" . Bài tập đọc về lừa và ngựa bị một số ý kiến cho là dạy trẻ con thói lười nhác, thủ đoạn.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh lười nhác, thủ đoạn - Hình 1

Một bài tập đọc bị chê

Bài đọc Ve và gà thì bị chỉ trích rằng bịa, La Phông-ten không có câu truyện này.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh lười nhác, thủ đoạn - Hình 2

Hay như bài tập đọc Cua, cò và đàn cá được cho là... dạy trẻ con nói dối.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh lười nhác, thủ đoạn - Hình 3

Còn bài đọc "Họp lớp" cũng bị nhận xét rằng trẻ con sẽ chẳng hiểu gì, vì lớp 1 chưa có khái niệm về chuyện này.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh lười nhác, thủ đoạn - Hình 4

Đã có những bình luận khá nặng lời về các bài đọc này. Thậm chí, một phụ huynh đã viết thư gửi tới chủ biên của bộ SGK Cánh diều - GS Nguyễn Minh Thuyết, cho rằng", những nội dung như thế này xuất hiện trong sách khoa lớp 1 là rất đáng buồn".

"Thánh nhân có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Những đứa bé được dạy những điều như câu chuyện hai con ngựa (trong sách lớp 1, cải cách có nhiều bài như thế) thì mục đích của nền giáo dục là gì?

Chúng ta dạy trẻ con để phòng cái ác, cái xấu hay là dạy chúng làm cái xấu, cái ác từ khi còn bé. Hay là chúng ta dạy trẻ con những kỹ năng để tồn tại trong cái xã hội đương đại ở Việt Nam từ khi còn bé?..." - vị phụ huynh này viết trong thư.

"Chúng tôi đã làm rất kỹ"

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết đã tiếp nhận những nhận xét đó, nhưng nhóm biên soạn có quan điểm của mình. Ông cũng cho rằng "Chúng tôi đã làm rất kỹ".

Với bài tập đọc "Hai con ngựa" bị cho rằng là câu chuyện bịa, ông Thuyết cho biết bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy, nhà văn Nga, do Thúy Toàn dịch, in trong cuốn "Kiến và bồ câu". Cốt truyện được giữ nguyên. Nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2, phần 2 được học ngay sau phần 1.

Về nhân vật, tác giả phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái". Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày. Những chi tiết này đã được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của L. Tolstoy.

"Về ý nghĩa, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là: xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả" - ông Thuyết giải thích.

Bài tập đọc "Ve và gà" cũng được viết lại (phỏng theo) truyện "Ve và kiến" của La Fontaine, nhà văn Pháp. Truyện dài nên cũng phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2, dạy liền nhau. Tác giả SGK phải đổi nhân vật "kiến" thành "gà" vì đến lúc này học sinh chưa học vần "iên", nhưng cốt truyện giữ nguyên.

"Các bài đọc trên chỉ sửa tên nhân vật cho phù hợp với các chữ, các vần học sinh đã được học và chưa được học nhưng đã được tác giả thận trọng ghi là "phỏng theo" và đưa tên người kể lại để chịu trách nhiệm.

Những người viết bài trên mạng để chỉ trích sách của chúng tôi cố ý chỉ chụp ảnh phần 1, cắt nó ra khỏi phần 2 để người đọc cả tin tin vào những lời mà họ nói" - ông Thuyết thông tin.

Một số ý kiến thắc mắc khi nhóm tác giả sách sử dụng từ "nhá" - nhá cỏ, nhá dưa chứ không sử dụng từ "nhai" trong bài tập đọc "Thỏ thua rùa". Các ý kiến này cho rằng nhóm tác giả đã sử dụng phương ngữ, học sinh không hiểu.

"Theo chương trình thì đến phần có bài tập đọc này học sinh chưa học đến vần "ai", nên tác giả sách sử dụng từ "nhá". Từ này hoàn toàn không phải là phương ngữ mà là từ phổ thông, có trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê.

Tương tự với những thắc mắc về việc sao không sử dụng từ "hiên" mà lại là từ "hè"... Hè hay hiên thì cũng là từ phổ thông, đều có mặt trong Từ điển Hoàng Phê" - ông Thuyết lý giải.

"Trong sách cũng có một số từ địa phương như ba - má. Sách dạy cho học sinh cả nước nên tác giả xây dựng 2 tuyến nhân vật: Học sinh sống ở các tỉnh phía Bắc thì gọi bố gọi mẹ, học sinh sống ở các tỉnh phía Nam thì gọi ba gọi má...".

Ông Thuyết cũng đưa quan điểm về ý nghĩa của các bài đọc. "Có thắc mắc rằng lấy đâu ra chuyện chó xù ra ngõ gặp sư tử. Nếu cứ theo tư duy kiểu này, thì các câu chuyện cổ tích, thần thoại phải bỏ đi hết hay sao?

Hay bài đọc Cua, cò và đàn cá bị cho là dạy học sinh khôn lỏi. Đây là bài đọc theo truyện dân gian Việt Nam. Mà truyện dân gian vốn dĩ sâu sắc lắm, khai thác như thế nào là do tâm địa mỗi người. Người này cho rằng bài này dạy học sinh khôn lỏi, nhưng người kia lại rút ra được bài học cảnh giác. Bây giờ người xấu nhiều, dạy trẻ con phải cảnh giác không thừa" - ông Thuyết nói.

"Hay như "nhà nghỉ" cũng là một từ Tiếng Việt, trẻ con có quyền biết nghĩa của từ này, sao lại cứ cho rằng nó xấu?".

Giảng cho học sinh hiểu là nhiệm vụ của giáo viên

Ông Thuyết cũng cho biết các bài đọc là để học sinh ôn chữ, ôn vần. "Chúng ta không nên lo học sinh không hiểu, bởi dạy cho học sinh hiểu là nhiệm vụ của giáo viên chứ các em không phải tự mình làm việc với quyển SGK. Giáo viên sẽ giảng cụ thể cho học sinh ý nghĩa của từ ngữ trong các bài đọc".

Khẳng định rằng các bài đọc đều đã được nhóm biên soạn cân nhắc, viết đi viết lại, ông Thuyết lý giải thêm về các ngữ liệu được đưa vào SGK, có mấy cách dẫn văn bản đọc, viết: "trích" - bớt chữ của văn bản để phù hợp với thời lượng học. Ở lớp 1 không sử dụng nhiều dạng này vì có quy định về số lượng chữ cho mỗi bài đọc; "theo" - dẫn lại tác phẩm và có sửa chữa: "phỏng theo" - dựa theo ý tứ của tác phẩm gốc để viết lại.

"Những chữ, từ đã học được lặp đi lặp lại qua các bài đọc để học sinh không quên chữ. Khi tập huấn cho giáo viên, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh vào yêu cầu phân hóa đối với học sinh. Ví dụ với những học sinh tiếp thu nhanh thì từ a, từ b có thể học trong 2 tiết, với các em chậm hơn thì học trong 3 tiết. Trong phân bổ chương trình có tới 88 tiết dự trữ (mềm), là những tiết ôn tập, góc sáng tạo, đọc sách báo... Nếu học sinh đọc viết chưa thông thì cứ lấy số tiết dự trữ này ra để dạy cho các em.

Ngay trong một lớp, khả năng của học sinh cũng khác nhau. Nếu bài đọc quá ngắn, học sinh khá giỏi sẽ không phát triển được hết khả năng. Như vậy, với học sinh yếu hoặc gặp khó khăn, các em chỉ cần đọc được 1, 2 câu có các chữ hoặc vần mới học. Sau một thời gian, những học sinh này hoà được vào tiến độ chung, các em sẽ đọc được cả bài như các bạn khác.

Chương trình Tiếng Việt trước đây có 10 tiết/ tuần, nay là 12 tiết/tuần. Trong khi yêu cầu về mức độ đạt được vẫn như trước thì tăng tiết chính là để giảm tải chưa không phải quá tải, phụ huynh không nên lo lắng mà tạo áp lực cho con em mình" - ông Thuyết khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vongTự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong
06:48:51 21/01/2025
Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trầnPhương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần
09:14:56 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Điều ít biết về Thiên Lôi cao gần 1m80, nặng 90kg của 'Táo quân'

Điều ít biết về Thiên Lôi cao gần 1m80, nặng 90kg của 'Táo quân'

Sao việt

12:50:45 21/01/2025
Nhìn vẻ hớn hở, hài hước của Thiên Lôi trên sân khấu Táo quân , ít ai hình dung diễn viên Mạnh Dũng từng trải qua những năm tháng vô cùng chật vật.
Ngán ngẩm đủ trò diễn kịch ly hôn lố bịch của nữ diễn viên hạng A và chồng đại gia

Ngán ngẩm đủ trò diễn kịch ly hôn lố bịch của nữ diễn viên hạng A và chồng đại gia

Sao châu á

12:46:28 21/01/2025
Vừa tuyên bố ly thân, khóc lóc thê thảm trên MXH, Dương Tử đã bị bắt gặp xuất hiện bên Huỳnh Thánh Y. Cả 2 vui vẻ đưa các con đi ăn tối
Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Pháp luật

12:27:35 21/01/2025
Ngày 20/1, Công an tỉnh Phú Yên cho biết Công an thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) phát hiện, tổ chức lực lượng đột kích một xưởng sản xuất súng, đạn tại địa phương.
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tin nổi bật

12:16:17 21/01/2025
Vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua thị xã Mộc Châu (Sơn La) khiến xe khách biến dạng.
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Trắc nghiệm

12:03:17 21/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1/2025 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.
Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Du lịch

11:50:21 21/01/2025
Hamburg Bunker, một biểu tượng của quá khứ đau thương, đã có một cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.
Không phải Barron, đây mới là nhân vật Gen Z tỏa sáng nhất tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Không phải Barron, đây mới là nhân vật Gen Z tỏa sáng nhất tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Netizen

11:28:58 21/01/2025
Xuất hiện tại lễ nhậm chức ở Washington, Kai Trump nhanh chóng thu hút sự chú ý với phong cách thời trang tinh tế và vẻ ngoài nổi bật.
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người

Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người

Góc tâm tình

11:25:07 21/01/2025
Tôi cũng muốn hoàn thành thử thách khó nhằn của mẹ chồng, nhưng cậu út quý tử của bà lại không đồng ý. Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ
Những ngày cận tết, quý cô công sở mặc gì cho sang?

Những ngày cận tết, quý cô công sở mặc gì cho sang?

Thời trang

11:22:39 21/01/2025
Quý cô công sở hiện đại là không ngại nổi bật với sắc đỏ quyến rũ. Blazer phom dáng ngắn trẻ trung, mang đến vẻ trang nhã mà vẫn tràn đầy năng lượng. Phối cùng set đồ trắng, bộ trang phục khéo léo làm nổi bật nét cuốn hút riêng, tạo điể...
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Lạ vui

11:13:09 21/01/2025
Tại Thần Nông Giá, Hồ Bắc (Trung Quốc) - nơi khó có thể tiếp cận được khi được bao quanh bởi những ngọn núi đã phát hiện loài sói đầu lừa tưởng đã tuyệt chủng từ lâu.
Tựa game Souslike hứa hẹn vượt mặt Black Myth: Wukong đang làm mưa làm gió trên Steam, game thủ Việt khen hết lời

Tựa game Souslike hứa hẹn vượt mặt Black Myth: Wukong đang làm mưa làm gió trên Steam, game thủ Việt khen hết lời

Mọt game

11:11:25 21/01/2025
Không gì tuyệt hơn việc có thể trải nghiệm phiên bản demo của các tựa game bom tấn trước khi thật sự xuống tiền mua chúng.