Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN: Chữ cái P – học sinh không được học?
Sách Tiếng Việt 1 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống NXB GDVN đã bỏ chữ cái P ra khỏi danh mục, khiến thầy trò dạy và học bộ sách này bất ngờ và lúng túng.
Trao đổi với Người Đưa Tin, Thầy Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng Hà Nội) cho biết, ông đã có bức thư gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn để phản hồi về SGK. Sự việc bắt đầu khi có một cô giáo là Chủ biên 1 sách giáo khoa trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trả lời ông rằng, sách tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức không dạy chữ P khi đứng trước các nguyên âm vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là từ ngoại lai (!?!).
Ông cho rằng, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chứ không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh. Sai sót này là không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng tới việc học tập của con em đồng bào các dân tộc.
Thầy Đào Quốc Vịnh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội).
Với tư cách quản lý giáo dục, ông đã đề nghị Bộ GD&ĐT và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cần bổ sung ngay việc dạy chữ P và đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy đinh.
Video đang HOT
Ông cho biết, theo thống kê có những địa danh, tên người cụ thể có chữ P đứng trước nguyên âm và khẳng định với Bộ trưởng rằng, đó không phải là những từ ngoại lai như vị chuyên gia soạn sách giáo khoa hôm qua đã trả lời ông.
Ông hy vọng rằng Bộ trưởng sớm chỉ đạo việc này để học sinh người dân tộc được học chữ P một cách danh chính ngôn thuận bằng hướng dẫn ngay trong sách giáo khoa, vừa không gây khó cho các em giáo viên, vừa giúp học sinh học xong lớp một biết đọc tên xã, tên trường, và tên cha mẹ mình, thậm chí ngay chính tên mình.
Sách tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức không dạy chữ P khi đứng trước các nguyên âm.
Chưa kể tên một số dân tộc cũng có chữ P trước một nguyên âm nên việc không dạy chữ p và âm “pờ” là một lỗi nghiêm trọng, vi phạm các quy định của pháp luật đã ban hành kèm theo bảng chữ cái của tiếng Việt.
Một giáo viên miền núi Bắc Kạn (xin giấu tên) bày tỏ: “Không chỉ thiếu chữ và nhiều lỗi, từ năm lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã không cho học sinh học chữ hoa như các bộ sách khác. Bộ sách này cũng có nhiều lỗi mà báo chí đã chỉ ra hai năm nay”.
Nhiều giáo viên giảng dạy bộ sách Kết nối ở một số địa phương cũng phàn nàn vì văn bản ngữ liệu, kiến thức còn nhiều lỗi. Tiếng Việt khó, nhiều văn bản không phù hợp. Thậm chí sai kiến thức cơ bản ở bộ sách Khoa học tự nhiên lớp 6, mà báo chí đã chỉ ra. Điều này ảnh hưởng không ít gây khó khăn cho giáo viên và học sinh khi dạy và học.
Thiết nghĩ, hậu quả của việc bỏ âm P, chữ P ra khỏi sách giáo khoa tiếng Việt cũng khôn lường vì chúng không chỉ liên quan đến từ ngữ tiếng Việt mà còn liên quan đến địa danh, tên người… của trên khắp các vùng miền.
Một ví dụ liên quan đến địa danh ở tỉnh Lai Châu :
Tỉnh Lai Châu có 9 cấp quận huyện, thị xã thì có 9 xã đứng đầu có phụ âm P và liên quan đến chữ cái P: Huyện Mường Tè có 2 xã: Pa Ủ, Pa Vệ Sử. Huyện Sìn Hồ có 3 xã: Pa Tần, Pu Sam Cáp, Pa Khoá. Huyện Phong Thổ có xã Pa Vây Sử. Huyện Tân Uyên có xã Pắc Ta. Huyện Nậm Nhùn có 2 xã : Pú Đao, Nậm Pì.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Việc đọc, chép văn mẫu rất tai hại
Trả lời chất vấn của Đại biểu về việc dạy và học môn Văn trong các nhà trường hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép 'văn mẫu' cho học sinh học thuộc là rất tai hại.
Là Đại biểu đầu tiên chất vấn "tư lệnh" ngành giáo dục, Đại biểu Nàng Xô Vi (đoàn Kon Tum) đặt câu hỏi: "Vừa qua Bộ trưởng chỉ đạo không dùng văn mẫu trong giảng dạy môn Ngữ văn. Điều này rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Xin hỏi, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo như thế nào để tăng cường chất lượng dạy và học môn học này"?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn cho học sinh qua việc giảng dạy môn ngữ Văn. Theo Bộ trưởng, dù ngoại ngữ ngày càng có vai trò quan trọng nhưng trước hết, học sinh Việt Nam phải giỏi tiếng Việt.
"Việc giảng dạy môn Ngữ văn cần được chú trọng. Các trường cần chấm dứt việc dạy theo văn mẫu, giáo viên đọc cho học sinh chép. Việc soạn văn mẫu cho học sinh học thuộc rất tai hại trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm, chân thành chân thực cho học sinh.
Sắp tới, ngành sẽ có điều chỉnh mang tính chuyên môn. Chấm dứt văn mẫu cũng là một trong những yếu tố làm chấm dứt việc dạy thêm học thêm" - Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn
Về tình trạng dạy thêm học thêm, Đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) chất vấn, "hiện việc dạy thêm bị nghiêm cấm nhưng vẫn có tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến thậm chí có học sinh bị ép học thêm trực tuyến. Nhiều cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT thanh tra, kiểm tra về vấn đề này".
Giải trình về nội dung trên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã là không được, nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng.
"Trong Thông tư 09 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy và học trực tuyến đã nêu rõ số giờ dạy cho các cấp các lớp. Nếu quá giờ quy định các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo phải kiểm tra, thanh tra việc học trực tuyến có quá giờ hay không" - Bộ trưởng nói.
Cùng tham gia chất vấn Đại biểu Nguyễn Thị Huế (đoàn Bắc Kạn) nêu vấn đề "trong một số Bộ SGK của Nhà xuất bản giáo dục có những bài học thiếu tính giáo dục, giải pháp khắc phục ra sao?".
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khi có ý kiến của phụ huynh về chất lượng của một số bài học trong các bộ sách, Hội đồng chuyên môn của Bộ đã kịp thời trao đổi với các tác giả, nhanh chóng điều chỉnh sửa chữa nội dung trước khi sách đến tay học sinh. Về lâu dài, Bộ cũng đang điều chỉnh quy trình điều kiện đối với việc xuất bản SGK nhằm đảm bảo chất lượng.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục phải có trách nhiệm khi sách giáo khoa có sạn Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng ) cho rằng, khi sách giáo khoa có sạn thì trách nhiệm có phần của lãnh đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đã kịp thời điều chỉnh, sửa chữa Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - GIA HÂN Chất vấn Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị...