Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa Giáo dục

Theo dõi VGT trên

Sáng 3/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng tham dự Tọa đàmSách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa giáo dục’.

Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa Giáo dục - Hình 1

Sách giáo khoa mới được học sinh đón nhận tích cực.

Chương trình tọa đàm do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Tại đây, Thứ trưởng khẳng định: Nghị quyết 88/2014/QH13 là chủ trương đúng, kịp thời, phù hợp xu thế thế giới và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, cũng như các nhà xuất bản, ngành giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.

Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa Giáo dục - Hình 2

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng tham dự buổi Tọa đàm.

Theo Thứ trưởng, đến thời điểm này, kết quả của chủ trương xã hội hóa đạt được trên 4 nội dung:

Thứ nhất, xóa bỏ độc quyền trong in ấn, biên soạn, phát hành sách giáo khoa từ nhiều năm nay. Đến thời điểm này, có 7 nhà xuất bản tham gia biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa.

Thứ hai, huy động khoảng 1.500 các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, tạo nên lực lượng trí thức không chỉ phục vụ nhiệm vụ trước mắt mà còn là lâu dài.

Thứ ba, giúp học sinh, giáo viên có cơ hội lựa chọn các bộ sách phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội, đặc điểm vùng miền, nhận thức;

Thứ tư, giảm bớt gánh nặng trong đầu tư công của Nhà nước về lĩnh vực này.

“Tôi nghĩ rằng, các nhà xuất bản nên yên tâm về chủ trương của Nhà nước” – Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nói. Trong lựa chọn về sách, vấn đề là làm sao tránh bất cập, những can thiệp không xuất phát từ cơ sở.

Video đang HOT

Tới đây, cũng có những kết luận để tránh tác động tiêu cực cũng như nghiên cứu để điều chỉnh Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT trên tinh thần phải tôn trọng từ cơ sở, giáo viên, học sinh, nhà trường chứ không phải từ cơ quan quản lý cấp trên.

Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa Giáo dục - Hình 3

Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam.

Theo Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam ( VEPIC), chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa tạo cơ hội và động lực phong phú, đặc biệt là huy động được đóng góp của toàn xã hội và huy động được trí tuệ của tập thể.

Hơn 1.500 giáo sư, tiến sĩ và các giáo viên có trình độ, rất nhiều kinh nghiệm làm sách và huy động được lực lượng đó không phải là dễ dàng, trước đây không thể huy động được, không có cách để huy động, chỉ có thể đặt hàng cho một số thầy cô giáo, một số giáo sư ở một trường nào đó được tin tưởng.

Do vậy, động lực phong phú của chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa đã tạo nên thi đua để không ngừng nâng cao chất lượng kết quả khi biên soạn sách giáo khoa.

Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa Giáo dục - Hình 4

TS Vũ Thu Hương.

Là chuyên gia Giáo dục độc lập, TS Vũ Thu Hương – nhìn nhận: Mỗi một đứa trẻ sẽ có năng lực, môi trường sống và biểu hiện sống hoàn toàn khác nhau. Chúng ta càng có nhiều bộ sách giáo khoa thì học sinh càng có nhiều cách tiếp cận kiến thức phù hợp, càng có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, nhiều bộ sách giáo khoa cho một chương trình là điều tuyệt vời cần thực hiện vì chính các em học sinh.

Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa Giáo dục - Hình 5

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội – nhấn mạnh, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội và Luật Giáo dục quy định xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Đây là chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá, chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế xã hội hóa. Qua đó, nhằm khai thác, phát huy, sử dụng nguồn lực xã hội có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của phát triển.

Định giá SGK được tiếng với dân nhưng chưa chắc giá sách đã giảm nhiều

Nếu SGK trở thành mặt hàng Nhà nước định giá vẫn cần phải có những điều kiện đi kèm để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia và xã hội hóa.

Định giá SGK được tiếng với dân nhưng chưa chắc giá sách đã giảm nhiều - Hình 1

Đổi mới Chương trình GDPT là bước chuyển mình tích cực, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn cần được điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho những bên tham gia.

Chọn sách tránh can thiệp không xuất phát từ cơ sở

Đại diện lãnh đạo ngành giáo dục, tại buổi tọa đàm "Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa giáo dục", Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đưa ra những căn cứ nào để Bộ đề nghị đưa giá sách vào danh mục mặt hàng được Nhà nước định giá

Theo quy định hiện hành, theo Luật Giá hiện nay mặt hàng sách giáo khoa (SGK) là mặt hàng kê khai giá. Doanh nghiệp, các nhà xuất bản kê khai giá, Bộ Tài chính thẩm định, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính để đưa ra quan điểm của mình.

Thứ trưởng cho biết: "Thời gian qua chúng ta tiếp tục làm tốt công tác này. Qua các lần kê khai giá của các nhà xuất bản so với các lần công bố đầu tiên, các bộ sách đều giảm từ 3- 9%. Tuy nhiên, chúng ta thống nhất rằng dù là kê khai giá thì đều là thực hiện hình thức quản lý nhà nước gián tiếp hay trực tiếp.

Hiện nay, chúng ta có khoảng 17,5 triệu học sinh là đối tượng sử dụng trực tiếp mặt hàng hết sức đặc biệt này. Qua nghiên cứu, Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Tài chính tham mưu đề xuất với Chỉnh phủ nghiên cứu đưa mặt hàng SGK do Nhà nước định giá".

Định giá SGK được tiếng với dân nhưng chưa chắc giá sách đã giảm nhiều - Hình 2

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đưa ra phân tích cần xã hội hóa SGK (Ảnh:ĐBND).

Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng ngành giáo dục sẽ phải tham mưu với Nhà nước có căn cứ quy định tiêu chuẩn định mức, định giá trần, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các nhà xuất bản mục tiêu cao nhất là hướng đến học sinh.

Các nhà xuất bản không lấy mục tiêu lợi nhuận nhưng chúng ta vẫn tạo điều kiện các nhà xuất bản tham gia, bảo đảm tính cạnh tranh để hạ giá thành sách và bảo đảm chất lượng.

Chia sẻ bên lề, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng: "Định giá quan trọng là những nguyên tắc, phương pháp định giá, mà quan trọng nhất là làm sao vẫn tạo động lực cho các nhà xuất bản, huy động tối đa nguồn lực của các nhà khoa học tham gia. Tôi nghĩ rằng các nhà xuất bản nên yên tâm về chủ trương của Nhà nước.

Trong lựa chọn về sách, vấn đề làm sao tránh bất cập, những can thiệp không xuất phát từ cơ sở. Tới đây cũng có những kết luận để tránh tác động tiêu cực; cũng như nghiên cứu để điều chỉnh Thông tư 25 trên tinh thần phải tôn trọng từ cơ sở, giáo viên, học sinh, nhà trường chứ không phải từ cơ quan quản lý cấp trên".

Định giá SGK được tiếng với dân nhưng chưa chắc giá sách đã giảm nhiều - Hình 3

Nhiều chuyên gia tham dự góp ý kiến tại tòa đàm (Ảnh:ĐBND).

Thị trường vẫn còn kẽ hở để quay lại độc quyền

Tuy nhiên, để các bộ SGK đóng góp cho xã hội hóa giáo dục tốt hơn, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra 3 cái cần có.

Đầu tiên cần kiên định chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK. Thứ hai, cần xem xét lại việc giao cho UBND cấp tỉnh quyết định việc chọn SGK trong Luật Giáo dục.

"Theo dõi việc chọn SGK ở một số địa phương thời gian qua, cho thấy, có một số địa phương đã xảy ra những kẽ hở dễ bị lợi dụng để thị trường SGK có nguy cơ quay trở lại độc quyền, một mình một chợ. Mà đó mới là điều đáng quan tâm", bà Thúy cho biết.

Vấn đề thứ ba cần nghiên cứu kỹ việc nhà nước định giá SGK để có giải pháp hài hòa, phù hợp, không ảnh hưởng đến việc xã hội hóa, chống độc quyền trong lĩnh vực này.

Đại biểu cho rằng: "Chúng ta nói Nhà nước định giá SGK, trước hết được tiếng với dân, nhưng chưa chắc giá sách đã giảm nhiều. Vì dẫu có định giá thì vẫn phải dựa trên các yếu tố hình thành giá.

Vấn đề thứ hai, tôi cho rằng, mỗi năm, mỗi gia đình học sinh có giảm được một khoản tiền nhỏ việc mua SGK, thì cũng không chắc giảm gánh nặng chi tiêu đầu năm".

Bởi theo bà Thúy ngoài SGK, còn phải đóng học phí, mua đồng phục, sách tham khảo và các đồ dùng học tập khác. Nhà nước thì không thể định giá tất cả các mặt hàng này. Do đó, khi tính toán việc đưa SGK vào mặt hàng định giá thì đang vướng vào một vài vấn đề mang tính nguyên tắc.

Định giá SGK được tiếng với dân nhưng chưa chắc giá sách đã giảm nhiều - Hình 4

ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (Ảnh:ĐBND).

Với tư cách doanh nghiệp tư nhân tham gia xã hội hóa sách giáo khoa (SGK), ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam đã đưa ra quan điểm khi sách giáo khoa trở thành mặt hàng do Nhà nước định giá.

"Là doanh nghiệp tham gia biên soạn SGK, chúng tôi sẵn sàng và chấp nhận pháp luật quy định. Tuy nhiên, đề nghị Bộ GD&ĐT, các cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ để luận giải đầy đủ, chi tiết đưa ra mức giá để người làm sách có thể chấp nhận được, làm được... nếu không hợp lý thì việc xã hội hóa sẽ không tiến hành được", ông Ái bày tỏ.

Đại diện nhà xuất bản cho rằng, hiện nay Nhà nước chưa có chính sách nào để hỗ trợ, giúp đỡ cho xã hội hóa, do đó, các đơn vị biên soạn SGK gặp muôn vàn khó khăn. Mặc dù nhân lực, tài lực, vật lực đều không đủ, tuy nhiên, các nhà xuất bản hiện nay đã thành công mở ra con đường mới là xã hội hóa biên soạn SGK trên vùng đất độc quyền đã tồn tại rất lâu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đàiSự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đài
17:31:41 17/01/2025
Nam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêuNam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêu
16:26:23 17/01/2025
Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"
19:08:37 17/01/2025
Cụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọCụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọ
16:06:02 17/01/2025
Éo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng VbizÉo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng Vbiz
17:43:11 17/01/2025
Lê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luậnLê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luận
18:11:31 17/01/2025
"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!
18:32:48 17/01/2025
Rộ ảnh thân mật của SOOBIN và Hoa hậu Thanh ThuỷRộ ảnh thân mật của SOOBIN và Hoa hậu Thanh Thuỷ
17:07:23 17/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nói lời "gan ruột" khi tự bào chữa

Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nói lời "gan ruột" khi tự bào chữa

Pháp luật

22:00:01 17/01/2025
Chiều 17/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội tiếp tục điều hành phiên tòa hình sự xét xử vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương l...
Dàn em vợ đeo huy chương võ thuật lên phát biểu khiến chú rể toát mồ hôi

Dàn em vợ đeo huy chương võ thuật lên phát biểu khiến chú rể toát mồ hôi

Netizen

21:57:20 17/01/2025
Nhìn loạt huy chương võ thuật của dàn em vợ, chú rể liên tục lau mồ hôi, còn quan khách hai bên thì bật cười vui vẻ.
Diễn viên Quang Anh: "Tôi không bất chấp để có được mọi thứ"

Diễn viên Quang Anh: "Tôi không bất chấp để có được mọi thứ"

Sao việt

21:42:43 17/01/2025
Tôi có tham, nhưng trong tiêu chuẩn và tham với sự tỉnh táo, không tham mù quáng, bất chấp bằng mọi giá để có được tất cả mọi thứ.
Ca sĩ Ngọc Khuê: "Âm nhạc là công cụ để tôi làm văn hóa và giải trí"

Ca sĩ Ngọc Khuê: "Âm nhạc là công cụ để tôi làm văn hóa và giải trí"

Nhạc việt

21:31:38 17/01/2025
Sau 20 năm, từ một ca sĩ tóc dài, luôn gắn liền với những bộ áo dài Việt Nam thướt tha, giờ đây Ngọc Khuê lột xác với hình ảnh tóc ngắn, hát nhạc dân gian - điện tử.
Phim cổ trang 19+ khiến nữ chính đòi cắt cảnh khỏa thân, khán giả tranh cãi

Phim cổ trang 19+ khiến nữ chính đòi cắt cảnh khỏa thân, khán giả tranh cãi

Phim châu á

21:29:15 17/01/2025
Bộ phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc The queen who crowns đang gây xôn xao làng giải trí châu Á bởi những cảnh phim táo bạo.
Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

Tin nổi bật

21:03:09 17/01/2025
Clip lan truyền trên mạng xã hội quay lại cảnh người đàn ông mặc áo xe ôm công nghệ GrabBike điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, được xác định ở TP Thủ Đức.
Lương Haaland chạm mốc lịch sử

Lương Haaland chạm mốc lịch sử

Sao thể thao

21:00:24 17/01/2025
Erling Haaland vừa ký bản hợp đồng kéo dài 10 năm với Manchester City, đưa mức thu nhập của anh đến đỉnh cao mới trong lịch sử bóng đá.
Giảm mỡ thừa với hai bài tập yoga đơn giản tại nhà

Giảm mỡ thừa với hai bài tập yoga đơn giản tại nhà

Làm đẹp

20:52:17 17/01/2025
Tập yoga sẽ không mang lại hiệu quả giảm cân nhanh, do đó không nên nản lòng nếu không thấy kết quả ngay lập tức. Kiên trì tập luyện là chìa khóa để đạt được mục tiêu giảm cân một cách an toàn và bền vững.
Running Man Vietnam trở lại gây sốc, hoa hậu Thùy Tiên cùng dàn sao góp mặt?

Running Man Vietnam trở lại gây sốc, hoa hậu Thùy Tiên cùng dàn sao góp mặt?

Tv show

20:51:41 17/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin Running Man Vietnam mùa 3 chuẩn bị lên sóng. Hàng loạt gương mặt được dự đoán sẽ tham gia chương trình
Nóng: Nam diễn viên nổi tiếng bị kẻ gian đột nhập vào nhà đâm 6 nhát dao

Nóng: Nam diễn viên nổi tiếng bị kẻ gian đột nhập vào nhà đâm 6 nhát dao

Sao châu á

20:41:03 17/01/2025
Công chúng bày tỏ sự lo lắng cho tình hình của nam diễn viên ở thời điểm hiện tại sau khi anh bị đâm liên tục nhiều nhát.
Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

20:23:49 17/01/2025
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nhằm vượt qua những khó khăn từ tình trạng khủng hoảng nợ kéo dài trên thị trường bất động sản và chi tiêu tiêu dùng chậm.