Sách giáo khoa: Sớm bình ổn giá để hỗ trợ người học
Vừa qua, tại phiên thảo luận ở Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội, các đại biểu (ĐB) cho rằng Bộ GDĐT chưa thực hiện đúng vai trò thanh tra, kiểm tra và chấn chỉnh những hiện tượng lệch lạc trong việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK).
Giá SGK vẫn là mối quan tâm của xã hội. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Cụ thể việc đổi mới chương trình SGK phổ thông sẽ được triển khai trên toàn quốc chỉ sau kỳ họp này 2 tháng. Vì vậy, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 của Quốc hội về đổi mới Chương trình GDPT và SGK phổ thông là một vấn đề trọng yếu cần được Quốc hội xem xét.
Theo phân tích của các ĐB: Sau gần 6 năm thực hiện Nghị quyết 88, gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 51 của Quốc hội, Bộ GDĐT đã ban hành được chương trình GDPT mới, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nghị quyết. Cùng với đó, thành công bước đầu trong việc thực hiện xã hội hoá việc biên soạn SGK là hiện nay đã có 5 bộ SGK lớp 1 các môn học và có 7 SGK các môn tự chọn và đã được phê duyệt theo quy định, quy trình, Thông tư của Bộ GDĐT và được Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục chủ động hơn trong việc lựa chọn SGK để thực hiện triển khai trong năm học 2020-2021.
Dẫu thế, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về vấn đề SGK còn nhiều hạn chế. Cụ thể, Nghị quyết 88 trao quyền cho các cơ sở GDPT lựa chọn SGK; Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 01 năm 2020 hướng dẫn thực hiện quy định này. Nhưng theo phản ánh của cử tri ngành giáo dục, trên thực chất ở nhiều địa phương quyền lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở GDPT không được tôn trọng. Dư luận cũng băn khoăn, phản ánh một số hiện tượng chạy chọt cửa sau. Như vậy, Bộ GDĐT chưa thực hiện đúng vai trò thanh tra, kiểm tra và chấn chỉnh những hiện tượng lệch lạc này.
Từ thực tiễn quản tại địa phương, các ĐB cũng đề nghị Bộ GDĐT cần phải tăng cường các biện pháp để bảo đảm chất lượng, thông qua Hội đồng thẩm định về nguồn lực, về nhân lực để thẩm định SGK có chất lượng một cách công khai, minh bạch.
Một số ĐB cho rằng Bộ GDĐT nên xây dựng và tính đến cơ chế về giá, vì hiện nay theo chương trình SGK mới thì giá sách giáo khoa sẽ do NXB định giá và báo cáo về Bộ Tài chính. Bộ GDĐT cũng như Chính phủ cần có biện pháp để quản lý tốt hơn, làm sao cho tất cả các em học sinh đều có thể có cơ hội được tiếp cận với bộ SGK tốt nhất.
Trước đó, ngày 11/6, Bộ GDĐT cho biết đã yêu cầu các NXB rà soát phương án giá SGK để tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, tiếp tục giảm giá sách để hỗ trợ người tiêu dùng, đồng thời đánh giá tác động đến chỉ số CPI báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ GDĐT trước ngày 20/6. Theo Luật giá 2012 và các văn bản hướng dẫn, SGK thuộc mặt hàng kê khai giá với Bộ Tài chính, đồng thời cũng thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Vì vậy, Bộ GDĐT đã kiến nghị đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa.
Để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo các NXB tặng SGK cho con gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ. Bộ sẽ phối hợp đầu tư xây dựng tủ sách dùng chung, mua SGK cũ tặng cho thư viện các trường học thuộc địa bàn khó khăn để học sinh có đầy đủ sách đến trường. Trong công văn hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cung ứng SGK lớp 1 năm học 2020-2021 mới đây, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐTphối hợp với nhà xuất bản và đơn vị liên quan cung ứng sách giáo khoa đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đến tay phụ huynh, học sinh trước 15/8.
Tại phiên thảo luận vừa qua, các ĐB đề nghị Bộ GDĐT cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước của mình để tránh các hiện tượng tiêu cực trong việc lựa chọn SGK; cần xem xét việc kê giá SGK hàng năm của các NXB để bảo đảm giá cả hợp lý. Tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước chính là điều kiện để việc xã hội hóa biên soạn, xuất bản SGK phát triển đúng hướng.
Video đang HOT
Chuẩn bị năm học mới giá sách giáo khoa lại "nhảy múa"
Chỉ còn hơn tháng nữa là năm học 2019-2020 sẽ kết thúc. Thời điểm này nhiều trường phổ thông bắt đầu xúc tiến công việc giới thiệu sách giáo khoa mới tới phụ huynh và học sinh phục vụ cho năm học tiếp theo.
Giá bán SGK lớp 1 theo chương trình mới tăng gấp hơn 3 lần
2020-2021 là năm học đầu tiên bắt đầu thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, cùng đó là các bộ SGK lớp 1 mới sẽ được học sinh lớp 1 sử dụng.
Tới thời điểm này có 5 bộ SGK với 46 SGK lớp 1 trong danh mục SGK được Bộ GDĐT phê duyệt đưa vào sử dụng.
Theo thông tin từ các nhà xuất bản, giá bán mỗi bộ SGK lớp 1 này không hề rẻ.
Ngày 25/3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố giá bán của 4 bộ sách giáo khoa lớp 1, trong đó, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (10 cuốn) giá 179.000 đồng; bộ sách Chân trời sáng tạo (9 cuốn) giá 186.000 đồng; bộ sách Cùng học để phát triển năng lực (10 cuốn) giá 194.000 đồng; bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (9 cuốn) giá 189.000 đồng.
Bảng giá bán lẻ 4 bộ SGK lớp 1 mới của NXB Giáo dục Việt Nam
Sau đó, NXB Đại học Sư phạm phối hợp với NXB Đại học Sư phạm TP.HCM, Công ty CP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam cũng công bố giá bộ sách Cánh Diều (9 cuốn) với giá 199.000 đồng.
Giá bán các bộ SGK lớp 1 mới này tăng đến gần 4 lần so với giá SGK lớp 1 theo chương trình hiện hành (6 cuốn) chỉ có 54.000 đồng.
Tuy nhiên, nhìn chung các SGK lớp 1 mới được thiết kế đẹp hơn, nội dung phong phú hơn với các hình minh họa, khổ sách to hơn và chất lượng giấy cũng tốt hơn so với SGK hiện hành.
Để chuẩn bị cung ứng SGK lớp 1 cho năm học mới, Bộ GDĐT cũng đã yêu cầu các NXB có SGK lớp 1 được lựa chọn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ SGK với số lượng dự phòng không dưới 2% và hoàn thành việc cung ứng SGK đến các đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng SGK tại địa phương trước ngày 30/7.
Các sở GDĐT phối hợp với các NXB và các đơn vị liên quan đảm bảo cung ứng SGK lớp 1 đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đến các cơ sở giáo dục phổ thông, các đơn vị liên quan, đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh trên địa bàn trước ngày 15/8/2020.
Giá bán SGK các lớp theo chương trình GDPT hiện hành vẫn "nhảy múa"
Vào thời điểm năm học cũ chuẩn bị kết thúc, các nhà trường cũng gửi thông báo mua SGK cho năm học tới đến các phụ huynh học sinh.
Thời điểm này, giá bán SGK là một chủ đề được nhiều phụ huynh trao đổi trên các diễn đàn, mạng xã hội bởi mỗi nơi một giá bán.
Cùng có con đang học lớp 2, chuẩn bị lên lớp 3 vào năm học 2020-2021, tài khoản facebook Bống Bí cho biết, bộ SGK gần 575.000đ, còn tài khoản Vũ Lê Thanh là 510.000đ, tài khoản Ha Tran là 522.000đ, trong khi tài khoản Trần Ly Ly nói giá sách chỉ có 310.000đ, tài khoản Nguyễn Ngọc Tâm là 359.600đ, tài khoản Thùy Dương là 316.400đ, tài khoản Bạch Hương là 350.000đ, tài khoản Huong Hoang là 216.000đ và tiếng Anh là 150.000đ.
Giá sách ở các khối lớp khác cũng trong tình trạng tương tự, đáng chú ý số tiền chênh lệch nhau trong thông báo của các trường lên tới hàng trăm nghìn đồng.
Phụ huynh cũng thắc mắc, tại sao chương trình phổ thông như nhau mà mỗi trường lại có số lượng sách khác nhau như vậy.
Nhìn vào danh sách sách được các trường thông báo tới phụ huynh học sinh thì, ngoài các SGK theo danh mục SGK sử dụng trong từng khối lớp còn kèm theo rất nhiều sách bổ trợ, sách hướng dẫn học và thiết bị dạy học.
Trao đổi về sự chênh lệch với một phụ huynh có con đang học lớp 2, chuẩn bị lên lớp 3 tại một trường Tiểu học khu vực quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, phụ huynh này cho biết, trường con chị giới thiệu tới phụ huynh học sinh cả bộ sách lớp 3 là hơn 300.000đ, trong đó ngoài các sách Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Tập viết là rất nhiều các sách bổ trợ khác.
Theo chị, sự chênh lệch giá sách giữa các trường là do các sách bổ trợ ngoài SGK theo quy định. Phụ huynh này cho biết, trường con chị học không có thông báo nào về các SGK bắt buộc các con phải sử dụng để học, các sách nào là sách bổ trợ, vì thế nếu đã mua là phải mua tất cả.
Trong số các sách mà nhà trường đưa vào danh sách sách phụ huynh cần mua có rất nhiều cuốn học sinh sẽ không sử dụng đến. "Vài trăm nghìn không phải là vấn đề, mà vấn đề chính là cách nhà trường cung cấp thông tin về sách giáo khoa cho các bố mẹ, cuốn nào bắt buộc các con phải mua, cuốn nào là bổ trợ, và để phụ huynh lựa chọn. Như vậy phụ huynh sẽ thấy thoải mái hơn khi mua sách từ trường bán", phụ huynh này phân trần.
Còn theo chị Thu Hiền (phụ huynh có con đang học tại trường Tiểu học Thành Công B, Hà Nội), từ lớp 1 đến lớp 2 chị đều mua trọn số sách trong bộ sách nhà trường bán, nhưng năm nào con chị cũng chỉ sử dụng khoảng một nửa số sách này, còn lại các cuốn như tập viết chữ đẹp, sách tham khảo... con chị không sử dụng đến, những sách này khi chị hỏi giáo viên trả lời là để cho con tự rèn luyện thêm ở nhà.
Tuy nhiên, thực tế việc con chị tự học ở nhà không nhiều, lại phụ thuộc vào người hướng dẫn (mà ở đây chính là bố mẹ học sinh) nên các cuốn sách này không phát huy hiệu quả và trở thành sách "xếp xó".
Liên quan đến giá bán SGK cho năm học tới đây, phía NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị cung cấp SGK chính cho các trường phổ thông, cũng vừa công bố bảng giá bán SGK cho năm học 2020-2021.
Giá bán SGK phục vụ năm học 2020-2021 của NXB Giáo dục Việt Nam
Theo bảng giá này, NXB GDVN cho biết đây là các SGK cơ bản bao gồm các đầu SGK sẽ sử dụng trong chương trình GDPT hiện hành. Trong bảng giá này, bộ SGK lớp 3 chỉ có 58.000đ cho 6 cuốn.
Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là năm học mới bắt đầu, trước thực tế này, có lẽ các cơ quan quản lý cần phải hành động mạnh hơn nữa, dành sự quan tâm hơn tới việc chào bán SGK cho năm học tới trong các trường học để làm sao nhà trường là một môi trường thuần giáo dục, tránh những điều tiếng không tốt, ảnh hưởng tới uy tín và sự trong sáng của các thầy cô.
Giáo viên bỡ ngỡ trong lần đầu tiên được chọn sách giáo khoa Nhiều giáo viên kể cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp khi lần đầu tiên trong đời được tham gia vào việc chọn sách giáo khoa. Từ năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai chương trình phổ thông mới trên cả nước đối với lớp 1. Các cơ sở giáo dục được quyền lựa chọn sách giáo khoa mới (trong 5 bộ...