Sách giáo khoa phổ thông và câu chuyện nhận trách nhiệm của Bộ
Việc nhận trách nhiệm này cũng cho thấy Bộ đã nhìn ra được một số hạn chế, bất cập trong chỉ đạo, lãnh đạo về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kể từ tháng 4/2016 cho đến nay, trên vai trò là người đứng đầu ngành Giáo dục thì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải đối mặt với một số sự cố của ngành. Trong đó, câu chuyện sách giáo khoa phổ thông được lặp đi, lặp lại nhiều năm trời.
Chính vì thế mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã từng phải lên tiếng “nhận trách nhiệm” về những bất cập, hạn chế về sách giáo khoa của chương trình năm 2000.
Bây giờ, khi mà Bộ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 1 thì ngay từ năm tiên cũng đã gặp không ít sóng gió.
Vì vậy, trong Báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020-2021 mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký mới đây cũng đã nhận trách nhiệm về những hạn chế…
Những năm gần đây thì sách giáo khoa luôn để xảy ra những bất cập – (Ảnh minh họa: Việt Dũng)
Sách giáo khoa phổ thông và câu chuyện nhận trách nhiệm được lặp lại
Những bất cập về sách giáo khoa phổ thông đã dai dẳng trong nhiều năm qua và khi bước vào năm học này thì sách giáo khoa lớp 1 lại trở thành một đề tài nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng suốt mấy tuần liền.
Nhìn lại những bộ sách giáo khoa trong những năm qua (Chương trình năm 2000, VNEN, Công nghệ giáo dục), sách bổ trợ, sách tham khảo thì chúng ta thấy dư luận lên tiếng khá nhiều.
Sự lên tiếng của dư luận phần nhiều là sự bất bình, là những tiếng thở dài khi mà hạn chế, bất cập trong sự việc này lặp đi, lặp lại qua từng năm học.
Những năm trước đây, dư luận đã từng lên tiếng về việc lãng phí sách vở vì nhiều sách chỉ dùng một lần rồi phải bỏ bởi các nhà xuất bản thiết kế cho học sinh viết trực tiếp trên sách.
Trả lời đại biểu Quốc hội vào tháng 11/ 2018 thì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thừa nhận có việc việc lãng phí sách giáo khoa.
Bộ trưởng đã nói: “Nguyên nhân có nhiều, song trước hết là việc do thiết kế sách giáo khoa hiện hành còn có nhiều các dạng bài tập khiến các học sinh viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa dẫn đến không sử dụng được nhiều lần, gây lãng phí”. [1]
Video đang HOT
Vì thế, Bộ trưởng đã nói đến trách nhiệm của mình, trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
“Với trách nhiệm của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các giải pháp nhằm hạn chế sự lãng phí trong một số sách giáo khoa đã có nội dung hướng dẫn cho các thầy giáo và học sinh không viết kết quả vào sách giáo khoa, Bộ đã tổ chức tập huấn giáo viên và hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để tiết kiệm được bền lâu.
Tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp này còn hạn chế”.[1]
Đồng thời, Bộ trưởng cũng đã nói đến những bộ sách trong Chương trình giáo dục phổ thông mới với một lời như cam kết:
“Tới đây, khi biên soạn sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà xuất bản thiết kế các dạng bài tập trong sách giáo khoa theo hướng hạn chế viết trực tiếp, vẽ vào sách giáo khoa”.[1]
Năm nay, sách giáo khoa lớp 1 không thiết kế viết trực tiếp trên sách giáo khoa nhưng mới đầu năm học thì dư luận lại phải lên tiếng về việc các nhà xuất bản phát hành quá nhiều sách bổ trợ, sách tham khảo và các đơn vị này đã khéo léo “lồng ghép” vào từng bộ sách bán cho học sinh ở các nhà trường.
Dư luận lên tiếng, Bộ ra văn bản yêu cầu các Hiệu trưởng không được ép phụ huynh mua sách tham khảo nhưng lại quên sách bổ trợ.
Đặc biệt, khi xảy ra sự cố sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều có nhiều “sạn” thì Bộ đã ra văn bản yêu cầu điều chỉnh, bổ sung một số nội dung không phù hợp.
Đồng thời, trong Báo cáo vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký gửi đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020-2021cũng đã nhận trách nhiệm.
Trong báo cáo có đoạn: “Mặc dù việc chỉnh sửa/hiệu đính sách giáo khoa vẫn thường xuyên được thực hiện đối với các sách giáo khoa trước đây.
Tuy nhiên, việc để xảy ra bức xúc trong dư luận xã hội về một số điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định và tác giả.
Trong đó, công tác truyền thông về việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới chưa tốt, việc phản hồi các phản ánh về những điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều còn chưa kịp thời”.[2]
Việc nhận trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo có phần muộn màng sau rất nhiều chỉ trích của dư luận và trong báo cáo cũng chưa thấy rõ được trách nhiệm cá nhân của những người liên quan.
Nhưng, dù sao thì việc nhận trách nhiệm này cũng cho thấy Bộ đã nhìn ra được một số hạn chế, bất cập trong chỉ, lãnh đạo về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ Giáo dục và cá nhân Bộ trưởng cần sâu sát và phản ứng nhanh hơn
Vẫn biết, có nhiều sự việc, nhiều dự án, nhiều chính sách vĩ mô của ngành Giáo dục đã có từ trước khi thầy Phùng Xuân Nhạ nhận nhiệm vụ Bộ trưởng.
Nhưng, những sự việc đó lại “rơi” đúng nhiệm kỳ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ như sách giáo khoa phổ thông, sách VNEN, sách Công nghệ giáo dục, đề án Ngoại ngữ. Thậm chí có những sự việc đến bất ngờ như: tiêu cực trong thi cử, bạo lực học đường…
Đây cũng là những khó khăn, thách thức đối với người đứng đầu ngành trong những năm qua.
Tuy nhiên, nhân dân mong chờ ở Bộ trưởng là sự “vượt qua” qua những vấn đề “nhiệm kỳ trước để lại”, nhưng nhìn vào cách giải quyết, cách trả lời của Bộ trưởng thì có những lúc chưa làm dư luận đồng tình, ủng hộ…
Mặc dù, những sự việc nổi cộm trong thời gian qua, ai cũng biết một mình cá nhân Bộ trưởng không thể làm được mà phải có sự tham mưu, giúp sức từ rất nhiều cơ quan, cá nhân của Bộ, của các Sở Giáo dục.
Song, điều mà dư luận mong chờ là sau mỗi lần “tiếp thu”, “nhận trách nhiệm” của Bộ trưởng là những hành động cụ thể, thiết thực và hiệu quả hơn từ Bộ Giáo dục và cá nhân Bộ trưởng.
Hy vọng trong thời gian tới đây, dư luận xã hội không còn phải nghe các cụm từ như: “nhận trách nhiệm” hay tiếng thở dài “tôi rất buồn” của Bộ trưởng và những cộng sự của mình.
Đặc biệt, trong việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới trong những năm tới đây không còn lặp lại câu chuyện buồn như sách giáo khoa lớp 1 của năm nay nữa!
Tài liệu tham khảo:
https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/bo-truong-phung-xuan-nha-nhan-trach-nhiem-lang-phi-sach-giao-khoa-1138416.html
https://www.vietnamplus.vn/bo-truong-phung-xuan-nha-giai-trinh-cac-van-de-lien-quan-den-sgk-lop-1/673258.vnp
Sẽ thay thế bài "Hai con ngựa", "Ve và gà" trong sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
Hội đồng thẩm định đề nghị tác giả sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn và các đoạn/bài "đa nghĩa".
Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (Sách do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 (Hội đồng thẩm định) rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020 (Công văn số 4090/BGDĐT-GDTH ngày 09/10/2020).
Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều.
Qua rà soát, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa sách giáo khoa cho phù hợp hơn, trong báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Ban tuyên giáo Trung ương đã nêu cụ thể nội dung chỉnh sửa, cụ thể:
Về vấn đề ngữ liệu của bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều
Về cơ bản ngữ liệu trong sách đã đáp ứng được các tiêu chí của ngữ liệu theo quy định trong Thông tư 33.
Phụ huynh cho rằng đây là bài học nhưng lại dạy học sinh cách nói dối, trốn việc. Ảnh: Tùng Dương
Sau quá trình rà soát nghiêm túc các ngữ liệu trong sách, để sách hoàn chỉnh và đảm bảo tính phù hợp hơn, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị các tác giả điều chỉnh, cung cấp một số ngữ liệu để gợi ý cho giáo viên và các nhà trường lựa chọn sử dụng trong quá trình tổ chức dạy học.
Về từ ngữ
- Một số từ ngữ như: "nhá", "nom", "quà...quà,..", Hội đồng thẩm định đã khuyến nghị ở Biên bản vòng 1, sau khi rà soát sách, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp và hay hơn.
- Một số từ ngữ được đề cập đến trên các phương tiện thông tin đại chúng như: "chén", "cuỗm", "tợp", "dưa đỏ", "lồ ô", "be be", "lỡ xô", "bê đồ" "ti vi", "bế", "khổ mỡ", Hội đồng thẩm định đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp.
Đoạn/bài
- Một số đoạn/bài như : "Hai con ngựa", "Cua, cò và đàn cá", "Lừa, thỏ và cọp", sau khi rà soát sách, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị tác giả thay thế văn bản.
- Một số đoạn/bài khác được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng như: "Ve và gà", "Ước mơ của tảng đá", "Quạ và chó", Hội đồng thẩm định đề nghị tác giả thay thế văn bản khác cho phù hợp.
Hội đồng thẩm định đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn và các đoạn/bài "đa nghĩa" (đã xuất hiện khá nhiều trong bộ sách). Các tác giả nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng văn học Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.
SGK nhiều "sạn", lỗi thuộc hội đồng thẩm định Liên quan đến trách nhiệm để xảy ra vụ "lùm xùm" về sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều vừa qua, PV Báo SGGP trao đổi với GS Nguyễn Lân Dũng, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực. Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lê Đức Thọ, quận Gò...