Sách giáo khoa mới, vẫn nguyên nguy cơ “bia ít, lạc nhiều”!
Sách giáo khoa mới có giá hơn 300 ngàn đồng (cả sách Anh văn) nếu vẫn duy trì kiểu bán “bia kèm lạc” như thế thì bộ sách có thể lên đến hơn cả triệu đồng.
Lo sợ kiểu bán sách “ bia ít lạc nhiều”
Một bộ sách giáo khoa tiểu học hiện hành chỉ có giá khoảng 55.000đ nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải bỏ ra số tiền từ dăm trăm ngàn đến gần một triệu đồng mới mua đủ bộ sách học cho con.
Nhiều trường phụ huynh phản ánh bán bộ sách giáo khoa chỉ vài chục ngàn, nhưng bán kèm rất nhiều sách tham khảo, sách bổ trợ không cần thiết khiến bộ sách lên đến cả triệu đồng. Ảnh: NVCC.
Những cuốn sách đi kèm sách giáo khoa mà nhiều trường yêu cầu chính là sách tham khảo của một số môn học, vở bài tập, vở luyện viết…kiểu bán này nhiều người gọi quen là “bia kèm lạc” nhưng “bia” thì ít mà “lạc” lại quá nhiều.
Có trường luôn bán sách kiểu “bia kèm lạc”, giá cao ngất
Trong bài viết “Trường Hoàng Văn Thụ bán sách kiểu “bia kèm lạc”, giá cao ngất của tác giả Vũ Phương đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh:
Một phụ huynh có con năm tới lên Lớp 5, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thất vọng và bức xúc trước bộ sách Lớp 5 có giá lên đến 745.000 đồng.
Phụ huynh này cho biết: “Lúc chồng tôi và con mang bộ sách về tôi đã khá choáng váng và sốc bởi bộ sách có giá 745.000 đồng.
Một phụ huynh khác có con chuẩn bị lên lớp 2 Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ bức xúc cho biết:
“Bộ sách lớp 2 nhà trường bán 440.000 đồng bao gồm một bộ sách giáo khoa cơ bản có giá chỉ hơn 50.000 đồng và rất nhiều cuốn vở bài tập, bộ đồ dùng học toán…không cần thiết vẫn được bán cùng.1
Video đang HOT
Vì sao cứ nhất định phải bán sách kiểu “bia kèm lạc?
Khi thấy một số trường học bán sách tham khảo kèm sách giáo khoa không ít người đã có thắc mắc:
“Vì sao nhà trường lại bán như thế? Vì sao phụ huynh không có nhu cầu mà nhà trường vẫn bắt phải mua?”
Đương nhiên câu trả lời trước phụ huynh sẽ đại ý rằng, những cuốn sách ấy rất cần cho học sinh, nó sẽ giúp các em học tốt hơn…
Còn câu trả lời thật lại chẳng ai dám nói, dám thừa nhận là bán sách tham khảo thì hoa hồng luôn ở mức khủng.
Có nhà sách sẵn sàng chiết khấu cho người mua từ 20-30% hoa hồng. Nếu mua với số lượng sách lớn thì mức chiết khấu có khi đạt tới ngưỡng 40-50%.
Với mức hoa hồng khủng thế, bán cho 1 em bộ sách 700.000đ thì lợi nhuận thu về cũng được vài trăm.
Một trường học lớn với một nghìn học sinh thì số tiền hoa hồng từ bán sách sẽ vô cùng lớn.
Sách giáo khoa mới giá cao, nếu còn cảnh kiểu bán “bia kèm lạc?” thì bộ sách dễ lên đến triệu đồng
Bộ sách giáo khoa hiện hành chỉ có giá dăm chục ngàn nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải bỏ ra bảy tám trăm ngàn mới mua được.
Nay, sách giáo khoa mới lên đến hơn 300 ngàn đồng (tính luôn sách Anh văn) nếu vẫn duy trì cách bán thế này thì bộ sách có thể lên đến cả hơn triệu đồng.
Tránh tình trạng kiểu bán “bia kèm lạc” như thế chỉ còn một cách nhà trường chỉ nên làm đúng nhiệm vụ chức trách của mình là dạy và học.
Riêng việc bán sách hãy để cho các cửa hàng bán sách, bán văn phòng phẩm trong địa bàn đảm nhiệm.
Đừng vì những khoản hoa hồng hấp dẫn kia che mắt để đổ gánh nặng tiền bạc lên đầu bao phụ huynh nghèo khó.
Tài liệu tham khảo:
//giaoduc.net.vn/tieu-diem/truong-hoang-van-thu-ban-sach-kieu-bia-kem-lac-gia-cao-ngat-post198903.gd1
Phan Tuyết
Chỉ có 2 tháng để lựa chọn sách giáo khoa mới
Hạn cuối đến ngày 31-3-2020, các trường phải lựa chọn xong sách giáo khoa để các nhà xuất bản in, phát hành và tập huấn cho giáo viên.
Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK), các trường sẽ có hai tháng để đọc, đánh giá và lựa chọn các bản SGK để sử dụng cho trường mình trong năm học 2020-2021.
Tháng 2-2020, các trường mới có bản mẫu SGK
Cuối tháng 11 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố 32 cuốn SGK lớp 1 của tám môn học được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sau đó, vào đầu tháng 12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, lấy ý kiến trước khi ban hành để triển khai SGK cho chương trình mới từ năm học 2020-2021. Các góp ý gửi về bộ đến hết ngày 30-1-2020. Như vậy, phải đến đầu tháng 2-2020, Bộ GD&ĐT mới chính thức công bố thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK.
Theo nội dung dự thảo thông tư, các trường phải công khai danh mục SGK được lựa chọn để sử dụng và niêm yết tại cơ sở trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất từ năm tháng. Nhiều ý kiến lo ngại hiện tại các trường chưa được tiếp cận SGK thì làm sao có thể chọn lựa, thành lập hội đồng nghiên cứu lựa chọn sách.
PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, cho biết sau khi công bố thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK vào đầu tháng 2-2020, các trường sẽ nhận được các bản mẫu SGK đã được bộ phê duyệt và tiến hành lựa chọn.
Các trường sẽ có hai tháng để lựa chọn SGK. Đến ngày 31-3, các trường phải công bố các SGK đã lựa chọn. Sau đó, nhà xuất bản (NXB) có SGK lớp 1 được lựa chọn sẽ tiến hành in, phát hành và phối hợp tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
"Bộ đã tính toán rất kỹ rồi, các mốc thời gian và các đầu việc phải hoàn thành trước khi năm học mới diễn ra, đảm bảo có SGK cho thầy cô và các em học sinh. Các NXB có nhà in trên khắp cả nước chứ không phải in một chỗ rồi chuyển. Hệ thống phát hành tỉnh nào cũng có" - ông Thành nhấn mạnh.
NXB Giáo dục giới thiệu các bản mẫu SGK. Ảnh: AH
Mỗi tổ bộ môn chỉ đọc 4-5 cuốn sách giáo khoa
Trước một số ý kiến lo lắng về việc các trường chỉ có hai tháng để đọc 32 cuốn SGK rồi lựa chọn, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết: "32 cuốn SGK là của tất cả môn học, chia ra mỗi tổ bộ môn chỉ có 4-5 cuốn rồi chọn".
Cũng theo ông Thành, mỗi cuốn sách có cách thức tổ chức riêng nhưng đều đảm bảo cấu trúc cơ bản là mở đầu, đọc hiểu, luyện tập... Điều các thầy cô cần quan tâm là ngữ liệu sách để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh bao gồm kênh chữ và kênh hình.
"Các thầy cô không phải nghiên cứu tất cả bài trong sách mà thông qua vài bài học minh họa, tổ bộ môn có thể phân tích được sự phù hợp với phương pháp dạy học, tổ chức dạy và học của địa phương và của trường" - ông Thành cho biết.
Chậm công bố SGK môn tiếng Anh
Lý giải về sự chậm công bố SGK tiếng Anh lớp 1, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT), cho biết trong chương trình lớp 1 có hai môn tự chọn là môn tiếng dân tộc và môn tiếng Anh.
Bộ đã công bố SGK những môn học bắt buộc, sau đó mới công bố môn tự chọn và những bản thảo SGK được thẩm định lại.
AN HIỀN
Theo PLO
Năm học 2020 - 2021: Vì sao giá sách giáo khoa lớp 1 "phi mã" so với hiện hành? Các Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TPHCM vừa công bố giá thành sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sử dụng trong năm học 2020 - 2021. Đáng chú ý, các bộ sách đều có giá thành cao hơn nhiều lần so với bộ sách lớp 1 hiện hành. Bộ sách do...