Không cho người nước ngoài làm tác giả SGK Tiếng Anh
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết chỉ công bố phê duyệt các sách giáo khoa tiếng Anh mà tác giả là người Việt.
Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị những bước cuối cùng để công bố sách giáo khoa tiếng Anh do các tác giả người Việt làm chủ biên.
Chiều 13/1, trao đổi với báo chí, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Theo thông tư 32, các sách giáo khoa tiếng Anh đã được ‘Việt hóa’ bằng tác giả là người Việt nhưng trong quá trình biên soạn đã phải tham khảo và kế thừa từ những nguồn học liệu của các nhà xuất bản nước ngoài.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng
“Tâm lý của các nhà xuất bản là muốn hội nhập nên đã đề nghị tác giả có thể là người nước ngoài. Trước kiến nghị đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải tham vấn rất nhiều và đến hiện tại, Bộ cương quyết sẽ chỉ công bố phê duyệt những cuốn sách giáo khoa Tiếng Anh mà tác giả người Việt và tham khảo các nguồn tài liệu có liên quan đến tính pháp lý, sở hữu bản quyền của các nhà xuất bản khác đúng theo thông lệ quốc tế. Còn người nước ngoài tham gia biên soạn sách Tiếng Anh, chiếu theo tinh thần của Thông tư 33 sẽ không được chấp thuận”, ông Tài khẳng định.
Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải thận trọng trong việc tránh những tranh chấp về mặt bản quyền mang yếu tố thông lệ quốc tế.
Video đang HOT
“Ví dụ với một cuốn sách giáo khoa có tham khảo từ nguồn có bản quyền thuộc về Nhà xuất bản Oxford. Theo đúng thông lệ quốc tế, tác giả sẽ trích dẫn cuốn này tham khảo ở đâu và được kiểm định quốc tế như thế nào. Còn tác giả nguyên bản, theo luật pháp Việt Nam không được quyền đứng tên”, ông Tài nói.
Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị những bước cuối cùng để công bố những sách giáo khoa tiếng Anh không có tác giả là người nước ngoài.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Giáo viên không thể chọn sách giáo khoa qua... tưởng tượng
Chuyên gia giáo dục cho rằng dự thảo hướng dẫn chọn SGK của Bộ GD-ĐT cần rõ ràng hơn, trong đó có việc cho phép giáo viên được chọn nhiều SGK và chọn sau khi đã dạy thử nghiệm chứ không chỉ đọc và... tưởng tượng.
Các giáo viên tìm hiểu về các bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 mới - Ảnh: T.Mai
Rậm rịch tổ chức hội nghị giới thiệu sách giáo khoa
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hôm nay (28.12) Sở tổ chức hội nghị trực tuyến tại 30 điểm cầu trên toàn TP giới thiệu các bộ/cuốn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới. Hội nghị sẽ mời lãnh đạo các nhà xuất bản (NXB), tổng chủ biên, chủ biên và các chuyên gia biên soạn bộ SGK lớp 1 đến giới thiệu, thuyết minh và giải đáp các thắc mắc về SGK do mình biên soạn. Ngoài các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên... thành phần bắt buộc tham dự còn là các giáo viên (GV) dự kiến sẽ dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Sở GD-ĐT Hà Giang cũng cho biết đang xây dựng kế hoạch chọn SGK. Trước mắt, Sở sẽ tổ chức hội thảo, mời tất cả các NXB có SGK được phê duyệt giới thiệu về các bộ SGK để các giáo viên có cơ hội tiếp xúc với các SGK đạt yêu cầu. Sở GD-ĐT Hà Giang cũng đã hướng dẫn các phòng GD-ĐT lập danh sách trường tiểu học, TH và THCS để cung cấp miễn phí SGK cho học sinh thuộc diện khó khăn cho thư viện các trường.
Ông Phan Xuân Quyết, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên, cho rằng Hưng Yên không quy định "cứng" việc chọn SGK sẽ theo bộ hay theo môn mà căn cứ vào tình hình thực tế, nguyên tắc chung là chọn SGK phù hợp nhất và bảo đảm các quy định hiện hành. Theo ông Quyết, việc nghiên cứu các cuốn SGK đã được phê duyệt là cần thiết. Tuy nhiên, việc dạy thử các bộ SGK mới nên do các trường quyết định, căn cứ điều kiện cụ thể và kết quả tìm hiểu. Theo ông Quyết, các tiêu chí lựa chọn SGK nên tham khảo từ các trường, tham gia xây dựng các tiêu chí nên có cán bộ, GV các trường.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập NXB Giáo dục VN, cho biết đã xây dựng kế hoạch cung ứng 40.000 bản SGK tạo điều kiện giúp cho GV và các cơ sở giáo dục trong toàn quốc tiếp cận được với các bộ SGK mới. Cũng theo ông Tùng, điều khó khăn hơn cả trong bối cảnh hiện nay về việc in ấn là làm sao trong một thời gian ngắn (tháng 3.2020 các cơ sở giáo dục trong cả nước mới hoàn thành việc chọn sách), NXB có thể tập hợp được đầy đủ số lượng đặt hàng trong toàn quốc để in ấn cho kịp thời? Làm sao không thiếu sách, sốt sách? Nhưng làm sao đừng để tồn kho? Đó là những câu hỏi không dễ gì giải quyết, trả lời cho chính những người đã làm công tác này hàng chục năm.
Cần quy định giáo viên được chọn nhiều sách giáo khoa
Theo ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông VN (VIGEF), nên tách riêng 2 thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK ở cấp tiểu học và THCS, THPT vì nếu để chung sẽ khó áp dụng cho các cơ sở giáo dục vì đặc điểm của các bậc học này có những đặc thù riêng.
Ở tiểu học, GV dạy theo lớp nên một GV sử dụng gần như cả bộ SGK của một lớp do GV được phân công dạy. Ngược lại, ở THCS và THPT, GV phân công dạy theo môn nên một GV chủ yếu sử dụng nhiều SGK của nhiều lớp.
Theo ông Ân, GV và các trường được quyền lựa chọn SGK cho chính mình giảng dạy là hoạt động thông thường của các nước có nền giáo dục phát triển. Tuy nhiên với thực trạng, nhất là năng lực chuyên môn của đội ngũ GV và với đặc thù xã hội của chúng ta quá khác biệt thì cần có những quy định hài hòa, phù hợp với thực tiễn giáo dục VN. Thông tư cũng cần quy định rõ việc lựa chọn SGK hằng năm hay ổn định trong nhiều năm mà không được lựa chọn lại. Sau khi các trường đã lựa chọn được các SGK, Bộ nên có văn bản hướng dẫn riêng cho các trường việc sử dụng nhiều bộ SGK khác nhau như thế nào để xây dựng kế hoạch dạy học có chất lượng tốt nhất. Đây là điểm mới mà giáo dục chúng ta chưa từng làm.
Ông Ân cũng cho rằng Bộ GD-ĐT nên quy định lựa chọn một SGK chủ đạo/chính nhưng các nhà trường và GV vẫn có quyền chọn các bộ SGK trong danh mục Bộ duyệt cho lưu hành. Điều này là cần thiết bởi các SGK đã được phê duyệt là bình đẳng và GV vẫn cần các SGK để hiểu biết đầy đủ, lựa chọn cách tiếp cận khác nhau của từng SGK, qua đó xây dựng kế hoạch lên lớp có chất lượng hơn. Mặt khác sẽ hạn chế GV chỉ có quan tâm tới SGK được chọn mà bỏ qua các SGK khác.
Cơ sở hội đồng xem xét chọn SGK, theo ông Ân, là các biên bản, đề xuất của các GV trực tiếp giảng dạy. Điều này đảm bảo cho GV được lựa chọn SGK phù hợp nhất cho chính người trực tiếp sử dụng. Đây cũng là mục tiêu mong muốn một môn học có nhiều hơn một SGK.
Ông Ân cũng đề xuất trong quy trình chọn SGK cần rất coi trọng quá trình trải nghiệm dạy học trên lớp mà không thể chỉ nghiên cứu rồi tưởng tượng, giả định dạy học theo SGK. Do đó, phải có bước quan trọng là mỗi cuốn SGK cần có phân công GV dạy một số bài.
Theo Thanh niên
Liệu Bộ GDĐT tiếp tục trễ hẹn trong công bố 6 bản SGK tiếng Anh lớp 1 mới? Sau hơn 1 tháng kể từ ngày Bộ GDĐT công bố 32/38 SGK "Đạt" thẩm định sẽ được sử dụng trong năm học đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, 6 bộ SGK tiếng Anh còn lại vẫn chưa được công khai. Dư luận hiện đang quan tâm đến những cuốn SGK lớp 1 sẽ được sử dụng trong chương...