Sách giáo khoa mới nâng cao chất lượng dạy học
Bước sang năm thứ 3 triển khai chương trình GDPT 2018, những bộ sách giáo khoa mới đã góp phần nâng cao chất lượng, thuận lợi trong dạy và học.
Kênh hình của sách giáo khoa mới giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ sâu kiến thức.
Học trò tiếp cận nhanh với kiến thức
Cô Hoàng Thị Thùy, giáo viên môn mỹ thuật Trường PTDTBT Tiểu học số 1 xã Sín Chéng (Si Ma Cai- Lào Cai) khẳng định: Hình ảnh sách giáo khoa (SGK) mới đẹp, nội dung trọng tâm, chất liệu tốt.. đã tạo thuận lợi cho việc dạy và học của thầy và trò.
Minh chứng cụ thể về điểm cộng của sách giáo khoa môn Mỹ thuật, cô Hoàng Thị Thùy chỉ ra: So với SGK cũ, sách mới giúp học sinh dễ tiếp cận với bài học bởi kênh chữ và kênh hình đẹp, dễ hiểu. Sách còn tạo điều kiện để học sinh được thực hành nhiều hơn, rèn cho người học biết cách trình bày, nêu cảm nghĩ về sản phẩm được học.
Cũng theo cô Thùy, với những ưu thế về kênh chữ, kênh hình, nội dung… mà SGK mới mang lại thì học sinh khi xem tranh có thể hiểu cách làm bài, tự khám phá kiến thức bài học, đặc biệt trong quá trình học tập đồng thời trải nghiệm luôn bài giảng. Mặt khác, kiến thức thưởng thức mỹ thuật được lồng ghép giữa các bài chứ không tách riêng như trong chương trình, sách giáo khoa cũ do đó học sinh dễ hiểu, không bị nhàm chán, việc dạy học thuận lợi hiệu quả.
Cô Thùy khẳng định, dù nhà trường triển khai dạy học với nhiều đầu sách từ các bộ SGK khác nhau của các nhà xuất bản, tuy nhiên chất lượng các đầu sách đều đã đáp ứng được yêu cầu dạy học đổi mới.
Cô Nguyễn Thị Giang, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Hà Huy Tập (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng đánh giá tích cực về sách giáo khoa mới. Đồng thời cho biết: “Hiện tại lớp tôi đang dạy sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 mới (bộ Kết nối tri thức và cuộc sống). Xét về nội dung kiến thức khá cơ bản, dễ hiểu, không gây quá khó với học sinh; Bên cạnh đó sách đã có sự liên hệ thực tế, mở rộng; Hình ảnh trình bày đẹp mắt…”.
Cô Giang đồng thời khẳng định, so với sách trước đây thì sách giáo khoa mới là sự “lột xác” hoàn chỉnh toàn từ chất liệu đến nội dung, hình thức. Hơn thế, trong SGK Ngữ văn lớp 7 đã có sự tích hợp môn Lịch sử và Địa lý (trong phần Lịch sử tích hợp Địa lý và ngược lại) do đó việc dạy học các nội dung tích hợp vô cùng thuận tiện cho giáo viên trong quá trình dạy học. Với những ưu điểm, SGK mới vừa thuận lợi trong dạy và học vừa giúp học sinh dễ tiếp nhận kiến thức…
Video đang HOT
Dạy học sách giáo khoa mới là yêu cầu tất yếu của Chương trình GDPT 2018.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Cô Phạm Thị Nhiễu, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hòa (Kim Sơn,Ninh Bình) bày tỏ: Cả kênh hình và kênh chữ của sách giáo khoa mới lớp 1, 2, 3 khá cân đối.
Nếu SGK cũ kênh chữ nhiều, kênh hình ít, in ấn chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn người học… thì SGK mới đã đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt mà chương trình mới đưa ra về tổng thể. Không những thế, kênh hình phát triển sẽ giúp giáo viên có thể ứng dụng CNTT vào dạy học, có thể tìm kiếm các tư liệu, ngữ liệu để bài giảng phong phú, phù hợp hơn.
Với một bộ phận giáo viên có tuổi, chưa vững vàng về CNTT việc ứng dụng CNTT vào dạy học SGK mới có vất vả hơn. Song hầu hết các nhà trường đều có giải pháp huy động giáo viên giỏi hỗ trợ giáo viên chưa giỏi. Tăng cường các hình ảnh trong kho bài giảng điện tử về sử dụng thay thế nên cũng không quá khó khăn, bất tiện. Giáo viên chỉ cần chịu khó tìm hiểu, nâng cao năng lực CNTT là có thể áp phát huy tối đa những ưu thế của SGK mới.
Cô Phạm Thị Nhiễu khẳng định, việc thay đổi từ SGK cũ sang SGK mới là hoàn toàn hợp lý. Một mặt để đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới, mặt khác học sinh khi chuyển sang học chương trình mới với yêu cầu mới thì không thể sử dụng mãi bộ SGK cũ. Nếu mãi dạy học theo chương trình cũ, sách giáo khoa cũ trong bối cảnh giáo dục trên thế giới đang biến đổi không ngừng thì giáo dục Việt Nam sẽ không thể phát triển.
Cô giáo Lê Thị Linh, giáo viên Sử, Trường THCS Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) đã bước sang năm thứ hai dạy học theo CT GDPT mới và SGK môn Lịch sử mới (lớp 6, 7) đã khẳng định về hình thức SGK mới phù hợp, thu hút học sinh.
Đáng nói, SGK mới đã thay đổi nhiều về kênh hình, số lượng hình ảnh nhiều và chính xác; nhiều số liệu thông tin được cập nhật mới; hình ảnh minh họa cho bài giảng bài học phù hợp, ngắn gọn với nội dung yêu cầu mà SGK cần truyền đạt.
Cũng theo cô Linh đánh giá, với phần trực quan tốt hơn sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức nhiều và nhanh hơn. Đây là ưu điểm và đòi hỏi của SGK mới.
Cô Linh đưa ra minh chứng, trên thực tế có những kiến thức nếu chỉ giảng dạy trên lý thuyết thì học sinh vẫn khó hình dung ra kiến thức. Nhưng với những bức tranh, ảnh thời trung đại, cổ đại quý hiếm (giáo viên không thể tìm thấy ngay cả trong bảo tàng) được đưa vào SGK sẽ giúp học sinh được tiếp cận nhanh và nhiều thông tin, kiến thức; dễ nhớ và nhớ sâu kiến thức bài học…
Cô Linh cho rằng với ưu điểm của SGK mới rất thuận tiện cho việc khai thác bài giảng điện tử. Đáp ứng được tiêu chí, yêu cầu của Chương trình GDPT mới…
Nếu mãi dạy học theo chương trình, sách giáo khoa cũ trong bối cảnh giáo dục thế giới biến đổi không ngừng, giáo dục Việt Nam đang triển khai CT GDPT mới… thì giáo dục khó nâng cao chất lượng. Và SGK mới được biên soạn, dạy học mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục… Cô Phạm Thị Nhiễu, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình)
Không có giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật, các trường chọn sách giáo khoa kiểu gì?
Việc tổ chức giảng dạy 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật trong Chương trình GDPT 2018 ở lớp 10, một số địa phương khó thực hiện vì chưa có giáo viên.
Theo ghi nhận của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam khi trao đổi với lãnh đạo của nhiều trường trung học phổ thông trên toàn quốc cho thấy, năm học tới đây khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10 sẽ gặp nhiều khó khăn trong bố trí giáo viên và chắc chắn xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ do có quá nhiều tổ hợp ở các môn tự chọn.
Các môn tự chọn thuộc 3 nhóm gồm: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Tuy nhiên đội ngũ giáo viên 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật vẫn là nỗi băn khoăn lớn nhất của lãnh đạo các trường trung học phổ thông.
Ảnh minh họa: nguồn Báo Tuyên Quang
Trao đổi với phóng viên, Hiệu trưởng một trường Trung học phổ thông (đề nghị không nêu tên) tại Mê Linh, Hà Nội cho biết, cả hệ thống giáo dục trung học phổ thông trên toàn quốc cùng đổ xô thuê giáo viên thì thực sự không có nguồn cung nào đáp ứng nổi, thậm chí dẫn tới việc giáo viên 2 môn Mỹ thuật, Âm nhạc trở thành hợp đồng đắt hàng.
Mặt khác, các trường đào tạo sinh viên Âm nhạc, Mỹ thuật như Học viện Âm nhạc Quốc gia, Trường Đại học Mỹ thuật nếu muốn dạy trung học phổ thông thì phải có chứng chỉ sư phạm. Tuy nhiên đến nay nhà trường mới chuẩn bị thuê trong khi theo quy định cứ dạy học là phải có nghiệp vụ sư phạm, do đó làm sao giáo viên kịp học nghiệp vụ nhất là khi quỹ thời gian chuẩn bị cho năm học mới không còn nhiều.
"Đơn cử như các môn Lịch sử, Địa lý, Công nghệ... đã có trường đào tạo nhân lực từ lâu, tuy nhiên đến nay tình trạng thiếu giáo viên vẫn xảy ra dẫn tới việc không thuê được, vậy đối với 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật sẽ thuê như thế nào.
Các trường chưa có giáo viên thì cũng không biết chọn sách Âm nhạc, Mỹ thuật như thế nào, các thầy cô khác thì không có chuyên môn để đảm nhận nhiệm vụ này làm sao biết được sách nào hay", vị Hiệu trưởng này cho biết.
Cùng vấn đề này cô Trần Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Minh Khai (Quốc Oai, Hà Nội) nêu quan điểm, việc tổ chức dạy 2 môn học Âm nhạc, Mỹ thuật phụ thuộc vào điều kiện các trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhu cầu của học sinh...
"Nếu thuê hợp đồng trước mỗi môn 2 giáo viên mà khi vào năm học rất ít học sinh lựa chọn môn học thì giáo viên không có lớp dạy. Nhưng nếu thuê mỗi môn 1 giáo viên trước lại sợ các em đăng ký môn này đông thì không đủ giáo viên, lúc đó không biết lấy nguồn giáo viên ở đâu. Chưa kể, thời điểm này nhà trường đang tìm giáo viên để làm hợp hợp đồng nhưng vẫn chưa tìm được", cô Thủy băn khoăn.
Theo cô Thủy không chỉ khó khăn trong khâu tìm kiếm giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật mà triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới có quá nhiều tổ hợp lựa chọn cho học sinh cũng là một thách thức lớn về đội ngũ giáo viên.
"Trước mắt nhà trường xây dựng kế hoạch đưa ra 5 tổ hợp để các em lựa chọn dựa trên tinh thần định hướng của nhà trường, còn làm đúng theo ý nghĩa của chương trình tính ra có hơn 100 tổ hợp thì rất khó", cô Thủy chia sẻ.
Cùng tâm tư này, thầy Nguyễn Minh Châu - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Quốc Oai (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, việc thuê được giáo viên hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức lương hợp đồng với giáo viên, nếu trả lương mức thấp quá người ta sẽ không dạy, trả lương cao thì nhà trường khó có khả năng đáp ứng.
Ghi nhận tại tỉnh Yên Bái, Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã chỉ đạo về các trường khảo sát học sinh lớp 12 các năm học trước trong việc lựa chọn tổ hợp thi xét tuyển đại học.
Kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh ở các trường lựa chọn tiếng Anh và tổ hợp Khoa học xã hội khoảng 70% còn 30% học sinh lựa chọn tổ hợp Khoa học tự nhiên, trong nhiều năm nay tỷ lệ này vẫn luôn giữ ổn định.
Do đó nhà trường chủ động cân đối được các môn học, tình trạng quá ít học sinh chọn môn hoặc quá nhiều học sinh chọn môn và thiếu thừa giáo viên sẽ không nghiêm trọng.
Về cơ bản là tương đối ổn định, tuy nhiên chưa có đội ngũ giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ Thuật do đó năm học tới toàn tỉnh chưa triển khai được 2 môn học này.
"Hiện nay, nhóm môn Công nghệ, Nghệ thuật chỉ triển khai được 2 môn Tin học, Công nghệ vì chưa có giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật.
Bên cạnh đó phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, các tiêu chí như có bằng đại học, có nghiệp vụ sư phạm khiến nguồn giáo viên 2 môn này rất hạn chế. Qua nhiều cuộc hội thảo giữa Sở và các trường trung học phổ thông cho thấy chưa có nguồn giáo viên cho thuê", vị Hiệu trưởng thông tin.
Trước mắt triển khai chương trình mới ở cấp trung học phổ thông năm học 2022 - 2023, nhiều trường thực hiện theo phương án định hướng học sinh lựa môn học nhằm đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất và tình hình nhân lực thực tế hiện có tại trường.
Lãnh đạo các trường trung học phổ thông kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm đưa ra giải pháp cụ thể để các trường kịp thời vận dụng, đảm bảo chất lượng dạy và học phù hợp với mục tiêu và định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặc biệt là 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật.
Gỡ khó khi triển khai Chương trình Sách giáo khoa mới Năm học 2021 - 2022, các trường tiểu học và THCS thực hiện Chương trình GDPT 2018 với khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Cô trò Trường Tiểu học Trần Phú, TP Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: NTCC Tuy còn nhiều thiếu thốn, bỡ ngỡ và khó khăn, song các nhà trường tại Hải Phòng, Quảng Ninh vừa thực hiện vừa...