Sách giáo khoa lớp 1: Nặng hơn chương trình cũ nhưng nội dung đảm bảo
Theo ý kiến của giáo viên, chương trình sách giáo khoa lớp 1 tuy có nặng hơn chương trình cũ, nhưng nhìn chung về chất lượng, nội dung đảm bảo.
Đó là chia sẻ của giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới.
Tập huấn đủ điều kiện để giáo viên tham gia giảng dạy
Chương trình SGK lớp 1 cấp Tiểu học mới đang được triển khai từ đầu năm học 2020 – 2021 đang gây chú ý của dư luận.
Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Thanh Hóa chọn bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống.
Chia sẻ về việc triển khai chương trình SGK lớp 1 mới từ năm học 2020 – 2021, bà Lê Thị Thu Hà, Phó trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa, cho biết: Bắt đầu từ tháng 11/2019 đến tháng 7/2020, các đơn vị như Phòng GD&ĐT thành phố cùng với các nhà trường tham gia 7 cuộc tập huấn do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức.
Các đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ quản lý, chuyên viên các Phòng GD&ĐT, cốt cán các môn học và giáo viên dạy trực tiếp lớp 1 ở tất cả các môn bằng hai hình thức tập huấn là trực tiếp và trực tuyến. Nội dung tập huấn về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018; kế hoạch giáo dục các môn học; giới thiệu SGK và thiết kế bài dạy.
“Với nội dung chương trình của các bộ sách được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức như thế thì đủ điều kiện để giáo viên tham gia giảng dạy. Về phía Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn. Sau các cuộc tập huấn về triển khai, yêu cầu hiệu trưởng, giáo viên cốt cán triển khai đồng loạt trong giáo viên.
Theo cô Trịnh Thị Nhàn, giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú, ngay từ trong hè, nhà trường đã triển khai đến giáo viên toàn trường, kỹ hơn là giáo viên lớp 1 về ưu điểm, nhược điểm của các bộ SGK.
Riêng Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa còn tổ chức tập huấn bằng 4 tiết dạy cho 2 bộ sách Cánh Diều và Kết nối tri thức với cuôc sống. Đối tượng tham gia là Phó hiệu trưởng và giáo viên lớp 1. Qua đó, hình thành cho giáo viên các phương pháp, cách thức để tổ chức một tiết dạy học môn Toán, môn Tiếng Việt. Sau đó, trao đổi, góp ý về những thắc mắc, khó khăn từ các nhà trường”, bà Hà cho biết.
Cũng theo bà Hà, Phòng GD&ĐT yêu cầu các nhà trường trong quá trình tổ chức, thực hiện giảng dạy các bộ sách, giáo viên ghi chép những thuận lợi và khó khăn, những đề xuất. Kết thúc học kỳ 1, năm học 2020 – 2021, Phòng GD&ĐT thành phố sẽ tổ chức sơ kết để đánh giá mặt thuận lợi, tồn tại, hạn chế, cũng như đề xuất giải pháp…
“Phòng cũng tổ chức nắm bắt tình hình chung từ các nhà trường, cơ bản đều thực hiên thuận lợi, chưa có gì khó khăn, vướng mắc. Ở góc độ nào khó khăn mà nhà trường giải quyết được thì trường chủ động giải quyết”, bà Hà khẳng định.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú, phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa cho biết: Trước khi triển khai chọn SGK, trong thời gian nghỉ hè, Phòng GD&ĐT đã phát cho nhà trường các bộ sách để đưa cho giáo viên đọc kỹ. Sau đó, từng tổ, nhóm họp lại thảo luận theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT và họp Hội đồng giáo dục nhà trường để lựa chọn.
Cũng theo cô Mai, tại Trường Tiểu học Trần Phú, sau khi họp, phân tích, đã tiến hành bỏ phiếu lựa chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Sau khi các nhà trường đã lựa chọn được bộ SGK, Sở GD&ĐT tiếp tục tổ cho các nhóm tác giả đứng ra tập huấn cho các nhà trường.
“Trong quá trình thực hiện, nhà trường có sinh hoạt chuyên môn. Theo ý kiến của nhiều giáo viên, tuy có nặng hơn chương trình cũ, nhưng nhìn chung về chất lượng, nội dung đảm bảo. Nhà trường cũng chưa nhận được phản hồi gì từ phía các bậc phụ huynh”.
Do Covid-19 nên ít có thời gian nghiên cứu sâu
Cô Trịnh Thanh Nhàn, giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú chia sẻ: Ngay từ trong hè, nhà trường đã triển khai đến giáo viên toàn trường, kỹ hơn là giáo viên lớp 1 về ưu điểm, nhược điểm của các bộ SGK.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sát năm học, các giáo viên mới được tiếp cận chương trình SGK mới, ít có thời gian nghiên cứu sâu hơn.
Theo cô Nhàn, ưu điểm của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống là chất lượng sách đẹp, hình ảnh nhiều, sống động, thực tế, vừa gần gũi với học sinh vừa mang tính hiện đại so với chương trình cũ.
Cũng theo cô Nhàn, chất lượng sách đẹp, hình ảnh nhiều, sống động, thực tế, vừa gần gũi với học sinh vừa mang tính hiện đại so với chương trình cũ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc nhiều hình ảnh lại làm cho học sinh rối, giảm sự chú ý đến kênh chữ hay nội dung bài học mà giáo viên cần truyền đạt đến học sinh. Bên cạnh đó, sách còn sử dụng một số từ địa phương…
“Môn Toán cần có hình ảnh để minh họa, đối với lớp 1, các con cũng trực quan nhiều nhưng cần có sự chọn lọc. Lượng kiến thức môn Toán cũng tương đồng với chương trình cũ, tuy nhiên việc sử dụng hình ảnh nhiều gây rối cho học sinh”, cô Nhàn chia sẻ.
Từ thực tế giảng dạy, cô Nhàn kiến nghị, hình ảnh trong SGK mới nên được chọn lọc, không nên lạm dụng làm cho học sinh mất tập trung.
Tuy nhiên, còn có hình ảnh trò chơi rối, khó hiểu đối với học sinh lớp 1.
Đối với môn Tiếng Việt, theo cô Nhàn, ở chương trình cũ, học sinh học 6 tuần mới hết phần chữ cái, nhưng ở chương trình mới học trong 4 tuần đã hết. Tức là tăng lượng kiến thức trong mỗi bài học và gần như quá sức với năng lực đại trà của học sinh. Trong chương trình cũ là 10 tiết/tuần, chương trình mới là 12 tiết/tuần, áp lực đối với học sinh tăng lên.
Hơn nữa, trong chương trình cũ mỗi bài chỉ có 2 vần, nhưng chương trình mới một bài lên đến 4 vần, lượng kiến thức gấp đôi. Theo cô Nhàn, nếu như lượng kiến thức tăng lên, thời gian giãn ra thì thuận lợi hơn cho cả giáo viên và học sinh.
Đoạn văn dài và sử dụng cả từ địa phương.
Chương trình mới một bài lên đến 4 vần.
“Sách cũ phần vần kết thúc ở tuần 21, nhưng sách mới kết thúc ở tuần 16, chênh nhau đến 5 tuần học. Nó cũng không phù hợp với năng lực đại trà của học sinh, gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Nếu như không có sự phối kết hợp với gia đình thì việc sau mỗi bài học các học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, mục tiêu của bài học là khó”, cô Nhàn chia sẻ.
Theo cô Nhàn, nếu như học sinh không được chuẩn bị tốt trong hè khi chuẩn bị ra lớp 1 thì rất khó. Có những em chưa thuộc bảng chữ cái, chưa tập viết, chưa chuẩn bị tâm thế thì cả cô và trò đều rất vất vả. Không những vậy, trên địa bàn thành phố, thường sĩ số học sinh/lớp rất đông, có lớp 45-48 học sinh/lớp, gây áp lực cho giáo viên đứng lớp.
Cô Nhàn cho rằng, việc tiếp nhận kiến thức với học sinh tùy thuộc vào đối tượng. Đối với những lớp có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa cô giáo và phụ huynh trong việc học trên lớp và ôn bài ở nhà thì phần đa các em nắm được bài. Nhưng có những học sinh chỉ học trên lớp, về nhà không ôn tập và không được phụ huynh hướng dẫn thêm thì học sinh dễ bị “trôi” bài nhanh hơn…
Chưa tập huấn xong, giáo viên đã phải dạy chương trình lớp 1 mới
Nhiều giáo viên vẫn giữ thói quen dạy bám theo sách giáo khoa, không nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục phổ thông mới. Những điểm khác biệt căn bản giữa chương trình cũ và mới chưa được hiểu đúng và thực hiện.
Giáo viên thảo luận trong đợt tập huấn về chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Lâm Đồng vào năm 2019 - Ảnh: VĨNH HÀ
Đây là một trong những điểm yếu khiến việc dạy học lớp 1 rơi vào tình trạng lúng túng, giáo viên và học sinh bị áp lực, quá tải.
Mới thực hiện 1 trong 4 modul
Khi nói về yêu cầu tập huấn giáo viên để triển khai chương trình giáo dục 2018 ở lớp 1 năm học 2020-2021, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên sẽ tập trung vào 4 modul, gồm hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT 2018 (modul 1); phương pháp dạy học và giáo dục (modul 2); kiểm tra đánh giá học sinh (modul 3); xây dựng kế hoạch dạy học giáo dục (modul 4).
Tính tới thời điểm này, Bộ GD-ĐT mới chỉ thực hiện được modul đầu tiên trong số 4 modul tập huấn được cho là cần thiết để triển khai chương trình mới. Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, các modul tập huấn tiếp theo sẽ phải thực hiện trong học kỳ 1 năm học 2020-2021. Nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa tổ chức tiếp được.
Theo đúng "kịch bản", việc tập huấn chương trình GDPT mới trước hết sẽ thực hiện đối với các cán bộ, giảng viên do các trường sư phạm điều động. Những người này sẽ là thành phần cốt cán tham gia tổ chức các đợt tập huấn tại các địa phương, bao gồm tập huấn cho cán bộ quản lý (hiệu trưởng, trưởng phòng giáo dục), tập huấn cho các tổ trưởng chuyên môn và tập huấn cho giáo viên, trong đó ưu tiên tập huấn cho 100% giáo viên sẽ phụ trách dạy học lớp 1 năm học này.
Thông tin trong hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học ở bậc tiểu học vào tháng 9-2020, các sở GD-ĐT cho biết đã triển khai tập huấn cho 100% giáo viên dạy lớp 1 về chương trình giáo dục 2018. Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ ngay tại Hà Nội, một số hiệu trưởng vẫn nhầm lẫn giữa chương trình và sách giáo khoa, lẫn lộn giữa tập huấn chương trình và tập huấn sách giáo khoa.
"Chúng tôi chỉ biết có đợt tập huấn sách giáo khoa do đại diện đơn vị có sách được chọn tổ chức và hiện nay giáo viên đang dạy học dựa vào sách giáo khoa, chứ không có chương trình trong tay" - một hiệu trưởng cho biết.
"Chương trình" là yếu tố quan trọng và khác biệt hẳn so với chương trình trước. Nhưng nhiều giáo viên tiểu học dạy lớp 1 năm nay lại không nắm được chương trình, không hiểu "dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học" là gì. Cái họ bám vào để dạy vẫn chỉ là sách giáo khoa.
Chúng tôi có ba buổi tập huấn nhưng tập trung ở hội trường rất đông, chủ yếu nghe tác giả trình bày về đặc điểm của sách mà trường đã chọn. Không có cơ hội để tương tác, cho giáo viên hỏi và nghe giải đáp thắc mắc.
Một giáo viên ở quận Thanh Xuân (Hà Nội)
Nguyên nhân khách quan
Trở ngại lớn mang tính khách quan khiến việc tập huấn bị chậm lại là dịch COVID-19. Sau khi các trường chọn sách giáo khoa lớp 1 xong thì dịch COVID-19 bùng phát mạnh suốt từ tháng 3 đến tháng 5-2020. Giáo viên các trường tiểu học mới chỉ tiếp cận sách do NXB gửi đến (bản cứng hoặc bản điện tử). Thời gian để các NXB tổ chức tập huấn cho các nhà trường có quá ít và vẫn trong tình huống phải phòng ngừa dịch bệnh.
Theo ông Thái Văn Tài - vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), tháng 10-2020 bộ mới triển khai tập huấn modul thứ 2 là phương pháp dạy học. Khi nhiều giáo viên, phụ huynh đồng loạt kêu khó, kêu khổ vì các trường phải thực hiện chương trình lớp 1 theo các sách giáo khoa biên soạn các bài dài, khó, tiến độ quá nhanh, Bộ GD-ĐT cho rằng các trường phải chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, tùy theo điều kiện thực tế, đối tượng học sinh để thực hiện linh hoạt chương trình.
Tại điều lệ trường tiểu học và trong nhiệm vụ năm học 2020-2021 ở bậc tiểu học đều đặt ra quy định các trường phải chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục. Nhưng modul tập huấn về "xây dựng kế hoạch giáo dục" (modul thứ 4) lại chưa được thực hiện.
Trách nhiệm chưa tròn của các nhà xuất bản
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thái Văn Tài - vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT - cho biết trách nhiệm bồi dưỡng cách sử dụng sách giáo khoa mà nhà trường và địa phương lựa chọn sử dụng là do các sở GD-ĐT phối hợp với các NXB có sách được lựa chọn lên kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên.
Đội ngũ tham gia bồi dưỡng sách giáo khoa là các nhà khoa học, các tác giả viết sách thực hiện, giúp giáo viên hiểu được ý tưởng của tác giả khi khai thác các ngữ liệu trong sách và các học liệu kèm theo để xây dựng kế hoạch dạy học của mình đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình đối với mỗi môn học.
Nhưng trên thực tế sự đồng hành cùng với các trường và giáo viên vẫn chỉ là lời hứa chưa được các NXB làm trọn vẹn. Trước những khó khăn, lúng túng của giáo viên dạy lớp 1 năm nay, một số phòng GD-ĐT phải chủ động xây dựng các chuyên đề tập huấn. Các cơ sở giáo dục phải đứng ra mời tác giả đến trao đổi, chứ không phải tác giả được bố trí tập huấn theo cam kết của các NXB.
Tập huấn bồi dưỡng GV dạy lớp 1: Giám sát chặt chẽ chất lượng Bên cạnh nỗ lực dạy học hoàn thành chương trình, giáo viên dạy lớp 1 còn dồn sức cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để bắt tay vào việc thực hiện Chương trình GDPT 2018. 100% GV đại trà sử dụng SGK lớp 1 sẽ hoàn thành bồi dưỡng trước 30/7. Ảnh: TG TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sự thật bức ảnh hoa hậu Thùy Tiên tiều tụy trong bệnh viện giữa ồn ào kẹo Kera
Sao việt
14:46:16 09/04/2025
Hòa Minzy tri ân học sinh Tiên Du sau chuỗi thành tích của "Bắc Bling"
Nhạc việt
14:33:22 09/04/2025
Phim chiến tranh "Địa đạo" có nên dán nhãn T13 thay vì T16?
Hậu trường phim
14:26:07 09/04/2025
Concert 2025 của BLACKPINK ế vé, bị chê ảo giá?
Nhạc quốc tế
14:23:19 09/04/2025
1 Hoa hậu tuyên bố ly hôn, chồng diễn viên mắc bê bối khiến vợ dằn mặt: "Cả đời không thể tha thứ!"
Sao châu á
14:19:09 09/04/2025
EU công bố danh sách các sản phẩm Mỹ bị đánh thuế đáp trả
Thế giới
14:13:17 09/04/2025
Từ đây đến hết 30/4 Âm lịch: 3 con giáp kiếm được bộn tiền, chuẩn bị phát tài phát lộc, thoải mái hưởng thụ cuộc sống xa hoa
Trắc nghiệm
13:25:47 09/04/2025
Chuông kêu inh ỏi, gác chắn đã hạ, ô tô vẫn bất chấp lao qua đường ray
Tin nổi bật
13:19:15 09/04/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ: Sau khi chuyển vào nhà mới được 6 tháng, tôi đã phát hiện ra 19 lỗi trang trí khiến căn hộ trông kém sang, thậm chí rẻ tiền
Sáng tạo
13:12:25 09/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 24: An bắt quả tang Việt bắt nạt em rể tương lai
Phim việt
13:02:40 09/04/2025