Sách giáo khoa lớp 1: Cần sớm có khảo sát, đánh giá
Sau hướng dẫn tăng cường thực hiện chương trình giáo dục mới ở lớp 1 được Bộ GDĐT ban hành cuối tuần trước, nhiều ý kiến mong muốn Bộ trực tiếp có những kiểm tra, khảo sát, đánh giá về việc dạy học lớp 1 ở các nhà trường hiện nay.
Không thể chờ đến hết một năm rồi mới đánh giá, điều chỉnh thì có thể đã muộn.
Nhiều bất cập được giáo viên và phụ huynh chỉ ra trong bộ sách lớp 1 mới.
“Chưa học bò đã lo học chạy”
Đây là nhận xét của nhiều người khi tìm hiểu sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Với lý giải của đại diện Bộ GDĐT là Tiếng Việt lớp 1 tăng từ 350 tiết của chương trình hiện hành lên 420 tiết ở chương trình mới nghĩa là học sinh (HS) có nhiều thời gian để học môn này hơn. Vậy tại sao phải vừa học vừa chạy như vậy?
Theo phân tích của một giáo viên dạy sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, mỗi ngày HS học 4 âm, vần, trong khi trước đây chỉ có 2 âm, vần. Đến tuần 18, hết học kỳ 1 HS sẽ kết thúc học vần trong khi chương trình hiện hành kết thúc học vần ở tuần 23.
Để giúp các em dễ hiểu, phải bổ trợ thêm hình ảnh là cách làm của nhiều giáo viên hiện nay nhưng nhìn chung việc tăng nội dung học trong một ngày thay vì dàn trải đều sang nhiều ngày nên chương trình của sách mới được đánh giá nặng hơn chương trình của SGK cũ.
Tương tự, các phụ huynh cũng than khi HS còn đang phải tập đánh vần, đọc còn chưa nhanh, chưa đúng nhưng SGK đã có những nội dung yêu cầu HS đọc hiểu để trả lời là quá nặng. Học được hơn 1 tháng nhưng cô giáo đã yêu cầu tập chép cả câu phức thì quá khó với khả năng của HS lớp 1.
Video đang HOT
Mặc dù được yêu cầu vừa dạy vừa điều chỉnh song chương trình mới, SGK mới với yêu cầu “phát triển năng lực HS” cũng mới, nhiều giáo viên thừa nhận khó để cân đối trong việc dạy. “Nếu không giao bài tập về nhà, với ngần ấy âm vần cần nhớ, chỉ thời lượng trên lớp không đủ để trẻ thuộc và nhớ.
Chưa kể, với yêu cầu tập viết, trẻ nào hoặc tiếp thu tốt, học trước rồi mới có thể hoàn thành trên lớp còn lại hầu hết phải mang về nhà viết tiếp nên chủ trương không giao bài tập về nhà khó thực hiện được”, một cô giáo ở quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ.
Ở bộ môn Toán, ngay từ những tuần đầu, trẻ phải làm quen với phép cộng ba con số cũng là một trong những lo lắng của các bậc phụ huynh đối với chương trình SGK mới. Bởi chỉ với phép cộng, trừ hai con số với nhau, không phải HS nào cũng đã thành thạo.
Tôn trọng năng lực mỗi học sinh
Năm 2013, Bộ GDĐT ban hành chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT, cấm việc dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ. Tuy nhiên, với chương trình SGK mới hiện nay, nhiều gia đình lại tiếc nuối, “biết vậy cho con đi học trước”. Bởi nếu không, thời gian ít ỏi buổi tối về nhà, con trẻ không thể hoàn thành kịp bài vở.
Về phía giáo viên, việc dạy học theo hướng tôn trọng năng lực mỗi học trò là điều đã được nhắc đến nhiều nhưng thực tế triển khai chưa được bao nhiêu. Giao cùng một bài tập trong cùng một thời gian như nhau là cách làm của nhiều giáo viên trong khi mỗi HS có xuất phát điểm khác nhau, nhận thức khác nhau.
Vì vậy, cần thay đổi cách dạy đồng phục với tất cả mọi HS và phải áp dụng các hình thức dạy học khác nhau sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng hiện nay sĩ số các lớp đông, với các trình độ khác nhau, giáo viên có thể chia nhóm để dạy, vừa đỡ áp lực cho trò, vừa đỡ căng thẳng cho thầy.
Thông tư 27 (Đánh giá HS Tiểu học) mới ban hành và có hiệu lực từ 20/10/2020 cũng nhấn mạnh đó là đánh giá sự tiến bộ của HS, vì sự tiến bộ của HS nên tùy từng đối tượng có phương pháp dạy học khác nhau, quan trọng là kích thích trí tò mò của trẻ, không làm cho trẻ sợ học.
Cần dạy cho học trò cách tư duy, phương pháp học. Không nên bắt ép con trẻ học theo kiểu nhồi nhét kiến thức là điều GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh trong việc dạy học hiện nay.
Bên cạnh sự nỗ lực thay đổi từ phía giáo viên cũng như sự đồng hành tích cực cùng gia đình, để chương trình, SGK mới thành công từ bước khởi đầu thì không thể thiếu sự chỉ đạo, định hướng từ Bộ GDĐT.
Trong đó, những trăn trở, ghi nhận từ thực tế triển khai việc dạy học lớp 1 đang có những bất cập cần Bộ GDĐT vào cuộc để lắng nghe và sớm có điều chỉnh.
Đổi mới giáo dục: Quá trình lâu dài nhưng kết quả bước đầu có nhiều nỗ lực
Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK...
Trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) Quốc hội, Ủy ban đã có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020. Thời gian qua, toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực để triển khai có hiệu quả đổi mới.
Lựa chọn sách giáo khoa đúng quy định
Dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cho thấy, việc tuyên truyền, quán triệt tinh thần Nghị quyết 88 đã được Bộ GD&ĐT và các địa phương chú trọng triển khai sớm với nhiều hình thức đa dạng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh, học sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ, đã từng bước thể chế hóa các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản GD&ĐT, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Quy chế, quy trình biên soạn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được ban hành theo Luật định, tương đối đầy đủ, khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành được chương trình giáo dục phổ thông hoàn chỉnh trước khi tổ chức biên soạn SGK.
Việc lựa chọn SGK cho năm học 2020-2021 được thực hiện theo đúng quy định của Nghị quyết 88, tạo tiền đề hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo quy định của Luật Giáo dục 2019 trong những năm tới. Việc xã hội hóa biên soạn SGK bước đầu thành công đối với lớp 1, hiện nay các NXB đang hoàn thiện bản thảo đối với sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt và sử dụng theo lộ trình.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về giáo được tăng cường và đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính của ngành; tăng cường phân cấp quản lý giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục được ưu tiên, cơ sở vật chất nhà trường từng bước được cải thiện, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa. Việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất được nhiều địa phương quan tâm đầu tư, theo các chuẩn quy định để bảo đảm điều kiện triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết: Hiện nay Bộ GD&ĐT đã chọn 5 bộ SGK mới để thay thế bộ SGK lớp 1 cũ. Tuy nhiên, qua khảo sát trực tiếp, nhiều giáo viên vẫn thích được dạy một bộ sách giáo khoa như trước. Điều này cho thấy, một bộ phận giáo viên vẫn "còn ngại đổi mới".
Còn đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho rằng, vấn đề mấu chốt là phải làm cho mỗi giáo viên, cán bộ quản lý hiểu và nhận thức đúng, từ đó trở thành một tuyên truyền viên về đổi mới chương trình, SGK. Giai đoạn này vẫn là giai đoạn chuyển tiếp, việc hiểu chưa nhất quán nên tuyên truyền càng cần thực hiện đồng bộ.
Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK... (Ảnh: T.F)
Quá trình đổi mới đã đi đúng hướng
Theo Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Phan Thanh Bình, công tác chỉ đạo của Chính phủ và triển khai của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết 88 cố gắng này đã đi đến kết quả tốt.
Đại biểu Chu Lê Chinh cho rằng, 3 kết quả nổi bật của ngành giáo dục trong năm học 2019-2020 phải kể đến: Trước tiên là việc toàn ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa hoàn thành kế hoạch năm học, thực hiện tốt chủ trương "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên, học sinh sinh viên. Tiếp theo là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức thành công, an toàn. Và cuối cùng là việc chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai chương trình, SGK mới, được phụ huynh, học sinh đón nhận với tâm thế chủ động.
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai đánh giá, trong nhiệm kỳ này, Bộ GD&ĐT đã làm được rất nhiều việc, một trong số đó là đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục.
Tạo động lực cho giáo viên bằng các cơ chế chính sách về tuyển dụng, sử dụng hợp lý, trong đó có thể tính đến việc xây dựng một đề án riêng về phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng cho quá trình đổi mới; tiếp tục bố trí, sử dụng hợp lý các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; không thực hiện sáp nhập trường lớp theo cách cơ học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục... cũng là những vấn đề được các đại biều Quốc hội đề cập và kiến nghị tới Chính phủ, Bộ GD&ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, toàn ngành đã rất nỗ lực để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội. Theo Bộ trưởng, đổi mới giáo dục là một quá trình lâu dài, đặc biệt với một chủ trương lớn như Nghị quyết 88 thì qua 6 năm chưa thể có nhiều kết quả ngay.
Tuy nhiên, với những kết quả đạt được có thể thấy, ngành giáo dục đã đi đúng hướng, đúng tinh thần của Nghị quyết. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu toàn bộ những nhận xét, đánh giá trong báo cáo và những góp ý của các đại biểu để có kế hoạch, chương trình hành động tiếp theo.
Gắn bồi dưỡng giáo viên với đổi mới chương trình, sách giáo khoa Đây là một trong những nội dung tại hướng dẫn mới đây của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa về công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý các trường THCS và các đơn vị trực thuộc sở năm học 2020-2021. Quang cảnh một lớp bồi dưỡng cho giáo viên tại TP. Nha Trang. Theo đó, nội...