Sách giáo khoa Giáo dục thể chất: Thừa hay thiếu?
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam sẽ có sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất, còn được gọi với tên môn Thể dục.
Trước đây, môn học này chỉ có sách dành cho giáo viên. Sự mới lạ này đã ngay lập tức gây nên những tranh cãi trái chiều.
Trả môn Giáo dục thể chất về đúng vị trí
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thẩm định sách giáo khoa Giáo dục thể chất cho lớp 1 để triển khai trong các nhà trường từ năm học 2020-2021.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12 và được chia làm hai giai đoạn. Ở giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), môn học này giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khỏe và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khỏe; hình thành kỹ năng vận động cơ bản, phát triển tố chất thể lực.
Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua câu lạc bộ thể dục thể thao.
Video đang HOT
Chia sẻ về việc sẽ có sách Giáo dục thể chất, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết việc này nhằm đảm bảo các môn học bình đẳng như nhau.
Cũng theo ông Thuyết, lâu nay, bộ môn Thể dục trong nhà trường chưa được chú trọng trong khi đây là môn học rất quan trọng, là một trong bốn lĩnh vực cốt yếu: đức, trí, thể, mỹ. Các nhà trường đều học các bài thể dục như nhau nên không phù hợp với thể trạng, sức khỏe của các học sinh khác nhau. Ở Chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh được học đa dạng. Thậm chí, các em được lựa chọn các môn học phù hợp với sức khoẻ. Do không đủ giờ để tăng thời lượng học của môn Giáo dục thể chất trên lớp nên môn học này cần được thực hành ngoài cuộc sống. Vì vậy, các em cần phải có sách để đọc.
“Đặc biệt, sách giáo khoa bộ môn Giáo dục thể chất của chương trình giáo dục phổ thông mới không chỉ dừng lại ở tập các động tác thể dục nhưng trước đây, học sinh được học cách chăm sóc sức khoẻ, nề nếp sinh hoạt, dinh dưỡng”, ông Thuyết cho hay.
Không chỉ là các hoạt động thể dục
Sự xuất hiện lần đầu tiên của sách giáo khoa Giáo dục thể chất đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Theo TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục tiểu học, Giáo dục thể chất là môn thực hành, trong khi sách giáo khoa lại thiên về lý thuyết. Vì vậy, bà Hương bày tỏ e ngại có sách giáo khoa cũng sẽ không phát huy được hiệu quả. TS Hương kiến nghị thay vì viết sách giáo khoa thì cần có sự hướng dẫn chi tiết cho giáo viên để việc dạy và đánh giá môn Giáo dục thể chất ở các nhà trường thiết thực hơn.
Đây cũng là quan điểm của Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam. “Môn học này thiên về vận động và khi vận động, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn. Vì vậy, theo tôi, không cần thiết phải có sách giáo khoa mà chỉ nên có sách cho giáo viên”, ông Dong nêu quan điểm.
Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, điều quan trọng với môn học này là tập trung kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, đảm bảo không gian hoạt động thể dục thể thao cho mỗi trường. “Nếu sân tập, bãi tập và dụng cụ tập không đảm bảo thì xây dựng sách giáo khoa cho học sinh cũng không giải quyết được vấn đề gì”, ông Dong chia sẻ.
Tuy nhiên, nhiều người lại ủng hộ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo thầy Nguyễn Văn Hải, một giáo viên Giáo dục thể chất tại Hà Nội, đây chỉ được coi là một môn phụ trong các nhà trường, thời lượng học rất ít nên khi thi nhiều học sinh bị trượt. Thầy Hải hy vọng việc có sách sẽ giúp phần nào “nâng tầm” của môn học này, đồng thời giúp học sinh có hướng dẫn cụ thể để rèn luyện thêm khi ở nhà, cải thiện thành tích và điểm số.
Là một phụ huynh, chị Nguyễn Thanh Mai (Hà Đông, Hà Nội) tỏ ra khá hào hứng với thông tin có sách giáo khoa Giáo dục thể chất. “Tôi cho rằng chương trình mới với việc đưa môn Giáo dục thể chất trở về đúng với bản chất của nó, nghĩa là một môn giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thì việc có sách giáo khoa là cần thiết. Khi đó, thể dục chỉ là một nôi dung của môn học. Giáo dục thể chất không chỉ là vài động tác chạy, nhảy… mày còn là giáo dục về chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng. Vì thế, sách giáo khoa là rất cần thiết”, chị Mai phân tích.
Đây cũng là chia sẻ của Th.S Nguyễn Quốc Vương, người có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản. Theo ông Vương, ở Nhật có sách giáo khoa môn học Giáo dục thể chất và sức khỏe vì môn học này không chỉ là thể dục mà còn là khoa học sức khỏe. Do đó, phải có phần lý thuyết, lý luận, hình vẽ, số liệu phân tích. Ông Vương bày tỏ hy vọng sách giáo khoa Giáo dục thể chất ở Việt Nam cũng thể hiện được tinh thần này thay vì chỉ là hướng dẫn các động tác thể dục đơn thuần.
Tuyết Mai
Theo ngaynay
Xôn xao SGK môn thể dục: Bộ GD&ĐT nói tất cả môn học đều phải có sách
Sáng 16/10, tại hội nghị tập huấn cán bộ cấp sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tại 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Tất cả các môn học đều phải có SGK.
Theo thông tư 32, tất cả các môn học bắt buộc phải có SGK. Ảnh: Hồng Vĩnh
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 9/2019, toàn quốc có 1.151.873 giáo viên mầm non, phổ thông. So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định số giáo viên này còn thiếu dù đã được giao thêm biến chế để tuyển dụng là 71.941 trường hợp.
Ở các cấp học vẫn tồn tại tình trạng thừa, thiếu cục bộ do không điều tiết được giáo viên trong cả nước cũng như giữa các môn học. Nếu mỗi trường THPT dự kiến bố trí 1 giáo viên môn âm nhạc và 1 giáo viên Mỹ thuật thì cần đào tạo khoảng 5.400 người. Toàn quốc cũng đang thiếu khoảng 5.600 giáo viên tiếng Anh, 5.600 giáo viên Tin học và công nghệ ở tiểu học.
Với thiết bị dạy học tối thiểu, Bộ GD&ĐT cho biết, mầm non đạt 47,9% nhu cầu, tiểu học 56,1%, THCS đạt 54,3%, THPT đạt 58,9% nhu cầu.
Bộ khẳng định, các điều kiện đảm bảo để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hoàn toàn có thể chủ động và đáp ứng được. Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức nói chung nhưng có tính đến đặc thù của công chức, viên chức ngành giáo dục cho phù hợp và hiệu quả.
Ngoài ra nghiên cứu chế độ lao động, định mức lao động kinh tế kỹ thuật của giáo viên mầm non, phổ thông và tiến hành rà soát, khảo sát về định mức giáo viên mầm non, phổ thông làm căn cứ để điều chỉnh định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tính toán định mức giáo viên để hướng tới tất cả các cấp học phổ thông thực hiện dạy 2 buổi/ngày.
Lựa chọn SGK phù hợp với địa phương
Ông Thái Văn Tài cho biết, SGK thẩm định theo 4 điều tại thông tư 33 nhưng đây chỉ là quy định khung, không phải là quy định nội dung chi tiết của SGK. Sự đa dạng nằm ở cách tiếp cận khác nhau của tác giả. Ví dụ chủ đề yêu thiên nhiên, có việc làm thiết thực với thiên nhiên, đối với âm nhạc, tiếng Việt cách tiếp cận của các tác giả có khác nhau.
Nhưng SGK thiết kế phải có từng bộ, từng bài, cấu trúc của bài học, có phần mở đầu, khởi động, lên lớp dạy và học, rèn luyện phẩm chất năng lực. Trước khi thẩm định theo thông tư 33, Hội đồng thẩm định sẽ kiểm đếm xem có thực hiện theo đúng thông tư 32 không. Ông Tài đưa ví dụ chương trình quy định 50 tiết/năm học nhưng tác giả viết tới 70 tiết thì chắc chắn không đạt.
Về SGK môn thể dục và môn hoạt động trải nghiệm đang nhận được sự phản ứng nhiều chiều của dư luận, ông Tài một lần nữa khẳng định, theo quy định của thông tư 32, các môn học bắt buộc đều phải có SGK. Chương trình mới hướng đến phát triển năng lực của học sinh nên phải có tài liệu cho các em tham khảo.
Nhưng việc lựa chọn bộ SGK nào sau khi được hội đồng thẩm định và Bộ GD&ĐT thông qua là trách nhiệm của địa phương. Ông Thái Văn Tài nhấn mạnh đến tính phù hợp của bộ sách với địa phương đó. Ông lấy ví dụ dạy cảnh đẹp thiên nhiên ở các trường Yên Bái thì nên lấy những cảnh minh họa ở khu vực phía Bắc vì nó gần với học sinh hơn.
Theo Tiền phong
Sách giáo khoa môn giáo dục thể chất: "Không cần thiết" GS.TS Pham Tât Dong cho răng: "Môn Giao duc thê chât chi nên co sach hương dân cho giao viên, con sach giao khoa cho hoc sinh thi không cân thiêt. Bơi vi, hoc sinh tham gia giơ thê duc đa co sư hương dân cua cac thây cô". Lý do có sách giáo khoa giáo dục thể chất Năm 2020, bộ GD&ĐT...